4.000 năm văn hóa

Thưở vừa đến nước Đức,  khi kể về Việt nam với anh bạn đức tôi đã nhắc đến câu quen thuộc :
Nước chúng tôi có 4000 năm văn hóa.
Anh bạn đức đã mĩm cười trả lời :
Nước chúng tôi thì chỉ cần khoảng 1.000 năm thôi
Vừa nghe câu trả lời này tôi nóng bừng mặt. Và  „dzủa „ thầm  tính thẳng thừng kiểu đức này.
Nhưng tôi  lại không thấy ý mĩa mai trong đó, do mắt anh bạn ánh lên ý thương hại nhiều hơn.
Thưở ấy tôi mang  đầy trong đầu những câu nói đầy tự hào dân tộc kiểu  :
Dân tộc Việt nam  là một dân tộc thông minh,anh hùng ,cần cù ,siêng  năng..chăm chỉ…và đủ thứ khác..“
Sau này tập tính khách quan đôi lúc tự hỏi
Giá như có tên „ba tàu“, „tên miên, „tên chà và“ hay „tên thượng“ từ sóc thượng  nào đó vào  Sàigon, đến phòng khách một người  dân Sàigòn và bảo:
Dân tộc tao có 5.000 năm văn hóa „ thì phản ứng của người Sàigòn đó sẽ như thế nào?
Và khi đọc báo  bất kỳ một nước nào, cứ thấy trên đó những câu chính họ tự khen họ như kiểu :
Dân tộc ta thông minh,dân tộc ta anh hùng,dân tộc ta siêng năng..vv
thì nên hiểu dân tộc đó là như thế nào  ?
Lại nữa chưa biết ai có văn hóa bao nhiêu cứ theo cách gọi dân tộc khác là:ba tàu, bảy chà ,rệp, thổ..
cũng đủ thấy nỗi tự hào rất „văn hóa“ của dân Việt ?
Khi  muốn tìm hiểu văn hóa nước mình đang nằm ở đâu ý nghĩ  đầu tiên đến với tôi là hãy so sánh.
Muốn so sánh không khập khiểng trước hết có lẽ phải xem nước ta đang đứng ở vị trí nào:
một nước giàu mạnh tự lực, tự cường hay là nước nghèo nàn, lạc hậu.
Câu trả lời đã có qua các bảng xếp hạng theo chỉ số thu nhập bình quân đầu người:
Theo bảng xếp hạng thì còn xa lắc Việt nam mới đứng vào hạng trung bình ở thế giới.

Dân Việt nam thông minh,siêng năng, chăm chỉ và có đủ thứ đức tính khác nữa, nhưng tại sao chiến tranh chấm dứt đã lâu mà nước Việt vẫn còn nằm ở hàng các nước nghèo  nhất thế giới?
«  Trời xanh ganh ghét người tài hoa « chăng ?
Ý này từ Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du. Nhưng cũng cần hiểu cho cụ ND là cụ đang nói về số phận của nàng Kiều. Có thể nào ví cả nước Việt nam là  một nàng Kiều  ?(Tỷ số đàn bà con gái  Việt nam phải làm „ Kiều nữ bất đắc dĩ “ hiện nay là bao nhiêu ? )
Nhưng nếu nói  : Dù  còn nghèo ta vẫn có nếp sống văn hóa 4.000 năm để tự hào, thì  sự thật của 4000 năm văn hóa đó biểu  hiện như thế nào ?
Trong xã hội  trình độ văn hóa biểu hiện rõ nhất qua trình độ học vấn, qua số người dân có kiến thức cơ bản Ở Việt nam ngày nay bằng cấp „ giả“  hơi bị  nhiều !
Bằng cấp thì tràn ngập nhưng trình độ, kiến thức cơ bản của dân chúng lại hơi bị „thiếu „, để xãy ra rất nhiều tai nạn đau thương do kém trình độ hiểu biết, do mù chữ ..đi cùng  với những ứng xử kém văn hoá khác. Trình độ dân trí,văn hóa một nước  được đánh giá qua hoạt động của nghành giáo dục, ban văn hóa, các tổ chức giúp dân nâng cao  đời sống văn hóa. Nơi để nâng cao trình độ văn hóa  thường là các thư viện công cộng để dân chúng vào đọc sách báo hằng ngày. Mỗi vùng ở Đức (địa bàn  nhỏ như phường ,xã) đều như có một thư   viện.Thông thường dân chúng có thể đi bộ từ nhà mình đến thư viện đọc sách báo hằng ngày.
Không biết tỉ lệ số thư viện công cộng ở cấp phường ,xã trên khắp nước Việt nam hiện nay là bao nhiêu % ?
Văn hóa thường được gắn liền với đạo đức:   ăn cắp,giả mạo( bằng cấp), lường gạt, tàn nhẫn, ác ôn thì không thể gọi là có văn hóa . Đạp lên mặt người dù đó là tội phạm cũng  là hành vi không có văn hóa.

dn5
Đến nước lạ du lịch người ta thường đánh giá văn hóa nước đó đầu tiên qua những trang trí thẩm mỹ trên đường phố . Hình ảnh đập vào mắt  du khách  trước tiên là hình ảnh đường phố sạch  sẽ  hay dơ bẩn, thanh lịch hay xô bồ. Ngày nay nghe  câu đất nước có 4.000 năm văn hóa  tôi rùng mình khi nhớ đến lúc phải đi ngay dưới những dây điện lòng thòng như sắp sửa rớt xuống đầu cùng những giọt nước mưa nhỏ nhỏ lộp độp,cảnh khói đen tỏa mịt mù,kẹt xe hổn độn hàng giờ trên đường phố Sàigòn thân yêu ,đã từng là  “ hòn ngọc Viễn đông“.

Những năm sau này về Việt nam lắm khi giật mình khi nghe dân chúng sổ „tiếng đức“ rất mạnh tai khắp nơi .Những từ „ cứt ,đ.. „ tràn lan này gợi đến hình ảnh một chốn khó nói công khai ,dù hằng ngày ai cũng phải vào,    chốn mà dân Đức gọi văn hoa là  „ chốn nhỏ tĩnh lặng“(stilles Örtchen;Lokus ).
Ở  Đức nhiều chốn này có thể  ngồi nghiền ngẩm triết lý được.( phải chăng nhờ vậy mà dân  đức có nhiều triết gia nổi danh ??!!!)

Ở Việt nam  nhiều nơi  chốn này không thể ngồi đọc ..chưởng được, nhưng có  thể ..luyện „ Độc cô cửu kiếm“  theo kiểu Lệnh Hồ  xung ?!( phóng 9 nhát kiếm giết được 9 con ruồi..)
ap_20101222015335257
Những du khách đi khắp VN có lẽ nhiều lần phải vào những „chốn tĩnh lặng kinh hồn“sát cạnh những hàng quán,nhà bếp nấu ăn.
Khách quan phải nói Đức cũng có „chốn tĩnh lặng kinh hoàng“ khi nó ở xa tầm mắt kiểm soát của cơ quan có trách nhiệm  . Như vậy vấn đề ở đây là trách nhiệm của các ban vệ sinh,ban y tế sức khỏe và ban văn hóa đã kêu gọi ý thức người dân như thế nào và  kiểm tra những nơi công cộng về vệ sinh như thế nào ?
Xây dựng thì khó , phá hủy lại rất nhanh chóng. Những tác phẩm văn hóa của 4.000 năm văn hóa có thể bị  hủy phá trong vòng chỉ một ngày !! Thật  chóng mặt khi phải đọc rất nhiều  tin  về những Công trình phá hủy văn hóa tại Việt nam“..nhiều ..không kể xiết..!!Các tin đưa chỉ ở trong net còn bao nhiêu sự việc trong thực tế  chưa được đưa tin lên mạng ??
Càng đọc nhiều tin về văn hóa Việt Nam đi cùng với  câu 4.000 năm văn hóa càng nhớ đến  bài  thơ “ phản động “ đã có cách đây hàng chục năm:

“ 4.000 năm ta lại là ta
Từ trong hang đá chui ra..
Vươn vai một cái..
Rồi ta chui vào.. »
Trong một xã hội mà nghịch lý chiếm ngự  và  được » công lý » bênh vực chữ«  phản động «  ở  xã hội  đó cũng cần được hiểu theo nguyên tắc nghịch lý của xã hội đó (với ý nghĩa ngược lại.)
Mấy câu thơ «  phản động « thật khó nghe đối với những « đại diện nhân dân » . Những lời tâm huyết của một người làm văn hóa có danh ở Việt Nam (nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam)sẽ  dễ nghe hơn ?
Nguyễn Khoa Điềm: « Vấn đề nữa là hiện trong dân có một tâm lý rất phổ biến là người ta không thích guồng máy hành chính hiện tại. Người ta không thích và ngại tiếp xúc với chính quyền, trong khi cuộc sống của người dân lại có hàng trăm thứ phải gắn với chính quyền, bởi những “người đầy tớ của dân” luôn vòi vĩnh, lạnh nhạt… với dân. Đó là biểu hiện của một sự xuống cấp về văn hoá giao tiếp, văn hoá hành chính, ứng xử. Với một guồng máy như vậy thì làm sao đất nước phát triển khi thiếu sự tin cậy giữa chính quyền và người dân. Hiện dân chỉ đối phó với chính quyền.Tôi không rõ chúng ta điều chỉnh vấn đề này như thế nào? »

Có thể qua những ý của ông trong bài viết trên để kết luận cho tình trạng văn hóa nước Việt ngày nay . Những biểu hiện kém văn hóa  trong đời sống hằng ngày,những hình ảnh kém văn hóa,những công trình phá hủy văn hóa một phần là từ  việc các tổ chức hành chính và ban ngành văn hóa ngay từ đầu đã thiếu cách ứng xử  văn hóa.Do tệ nạn tham nhũng phần lớn các công trình văn hóa hoàn toàn không có mục đích cho văn hóa mà vì tiền ?
Từ chối « Giải thưởng có danh hiệu cao quý đính kèm» và tiếp tục viết những ý  kiến như trên chắc không lâu nhà thơ này( nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ) sẽ được sắp vào danh sách «  phản động « Nhưng  có lẽ ông ta cũng đã  mõi mệt khi bàn về văn hóa  Việt nam nên tuyên bố : « Giờ chỉ  còn chường mặt ra trong thơ « mà  thôi .
Mong sẽ được đọc nhiều bài thơ của ông viết về văn hóa Việt nam ngày nay,
để nay mai có thể kể vô tư về nền Văn hóa Việt Nam với anh bạn Đức rằng:<
«Nước chúng tôi không chỉ có 4.000 năm văn hóa mà là 4.065 năm văn hóa
vì phải tính cả kết quả  65 năm “ văn hóa“ , kể từ ngày 02.09.1945 »
Dương Hoàng Mai

Bài đọc thêm
Không biết chữ, cho 25 người
ăn nhầm thuốc diệt chuột
http://url9.de/GkD

‚Kiếp sống sợ hãi‘ giữa thủ đô

http://url9.de/GkG

Trùng tu hay hủy hoại di sản văn hóa?

http://url9.de/GkJ

Chương Mỹ – Hà Nội: Chính quyền “tiếp sức”,

hủy hoại di tích hàng trăm tuổi đã xếp hạng?

http://url9.de/GkK

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

“Giờ chỉ còn chường mặt ra trong thơ”

http://url9.de/GkL

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s