Năm Rồng cưỡi rồng ..

(Vì rồng là con vật mang theo nhiều tưởng tượng, huyền thoại nên bài viết này có phần tưởng tượng để mua vui ba ngày Tết..)


Đầu tiên câu nói bảo trong 12 con giáp chỉ có rồng là con vật tưởng tượng không đúng lắm khi tra cứu cho thấy vài con vật có thật trên thế giới gọi là rồng với  hình ảnh hẳn hoi thường xấu xí hơn rồng trong trí tưởng tượng

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2009/05/3ba0f65b/
Nếu Rồng phương Tây biểu hiện cho sức mạnh của kẻ gian ác ,hung dử cần tiêu diệt thì rồng châu Á là biểu hiện cho chân mạng đế vương,kẻ nắm quyền uy oai vũ,đấng trị vì thiên hạ như cở  ..Ngọc hoàng thượng đế.
Trứng rồng lại nở ra rồng.
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Qua câu trên cho thấy ý xưng vương và giử độc quyền truyền ngôi cho con cháu mình là điều dĩ nhiên khi  kẻ nắm quyền nghĩ mình có mạng rồng  và chắc chắn sẽ đẻ ra ..rồng con ..là kẻ xứng đáng được kế ngôi hơn ai cả!
Theo truyền thuyết  “Con rồng cháu tiên”  tất cả dân Việt đều là những đứa con của rồng
 http://www.modersmal.net/vietnamesiska/index.php/tai-lieu-giang-day/historia/124-con-rong-chau-tien
Chẳng trách một người Pháp đã có lần nhận xét : phần đông người Việt nam đều có tính làm “sếp” thiên hạ,ít kẻ chịu làm “ lính “.Từ các ý trên cho thấy mối tranh chấp quyền lực ở  VN luôn xãy ra ở mọi nơi,mọi chốn thay thế cho tinh thần đoàn kết tạo sức mạnh chung.Đây có lẽ là điểm lớn khiến dân Việt  dễ chấp nhận sự lảnh đạo độc tài khi thấy cần tạo mối đoàn kết  trước  những mối hiểm họa nguy biến.Từ đó tinh thần dân tộc chống ngoại xâm sẽ được đưa lên rất cao trong chế độ độc tài để lôi kéo dân chúng ủng hộ mình.Khi người dân một lúc nào đó nhìn ra được  những điểm tốt đẹp của cách thức sinh hoạt trong xã hội dân chủ thì chính họ cũng bác bỏ,nhắm mắt,bịt tai lại..Vì sao ?Vì chính họ đã trở nên những kẻ độc tài,sẳn sàng chấp nhận chế độ độc tài ,chịu dưới quyền của kẻ độc tài  số 1  và sẳn sàng độc tài với những người yếu kém hơn mình,họ trở nên thành phần độc tài hạng 2, hạng  3  hay hạng bét trong xã hội độc tài .
Khi  xã hội vận hành theo phương thức đó   nền dân chủ sẽ bị giết chết và dân chủ trở thành  tư tưởng thù địch,đối lập.
Năm Nhâm thìn đang bước đến ,một câu hỏi lớn được đưa ra rằng thời vận nước Việt  trong năm con Rồng sẽ ra sao ?
Tự nghĩ , thời vận nước Việt Nam năm nay sẽ khá hơn vì năm rồng sẽ có nhiều cơ hội để cưỡi rồng! Vấn đề  có người dám cưỡi rồng không sợ gian nan nguy hiểm, thật tài giỏi để khuất phục rồng và cưỡi lên nó  .

Rồng chia nhiều giống tạm chia qua màu sắc :
Hắc long là con rồng mun,rồng đen tượng trưng cho phe đảng hắc ám kiểu Mafia. Bạch long con rồng trắng,chân mạng của dân lành xứ Việt .Thanh long con rồng xanh,rồng mang màu hy vọng cho quê hương xứ sở.Xích long con rồng đỏ, luôn lo giử độc quyền ,độc đảng  …và Kim long chính thực con rồng vàng thường nằm chầu ngoài Huế nơi có địa danh chuyên sản xuất ra rồng vàng chánh hiệu theo câu :
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.

Ở Việt Nam Kim long từ lâu đã bị con Xích long dành chổ thay thế.Như vậy dân lành VN ngày nay có hai con rồng cần được chế ngự ,để cưỡi là Hắc Long và Xích Long.Muốn bắt cọp phải vào hang còn muốn diệt rồng hay cưỡi rồng thì phải vào đâu.?
Cứ theo câu Long đàm, hổ huyệt (“Đầm rồng, hang cọp” )muốn diệt rồng hay cưỡi rồng thì phải đi vào đầm !
Chữ Đầm  nhắc nhớ đến sự tích ở Đầm Dạ trạch nơi có người cưỡi rồng bay về trời và cũng  là nơi đầu tiên xãy ra chiến tranh du kích ở Việt Nam ?..
Chữ đồng tử “Triệu Quang Phục chống nhau với quân nhà Lương, lấy đầm này làm chỗ ẩn nấp để đánh nhau trong mấy năm trời. Đêm đêm quân của Quang Phục cỡi thuyền độc mộc tiến ra đánh úp làm cho quân giặc mỗi ngày một hao tổn. Một hôm Quang Phục lập đàn cầu thần phù hộ, bỗng thấy Chử Đồng Tử cỡi rồng giáng xuống hứa giúp diệt giặc, rồi trao cho Quang Phục một chiếc móng rồng bảo gắn vào mũ để làm bùa thiêng.Trận đó quả nhiên đại thắng, Quang Phục giết được tướng nhà Lương, quân giặc tan vỡ. Họ Triệu tự lập làm vua, tức là Triệu Việt Vương.”

http://url9.de/Si5

Nhắc đến chiến tranh du kích lại nhớ đến những võ khí thô sơ tự chế của du kích quân VN từng được thế giới ca ngợi: hầm chông,dao phay ,mã tấu…và các thế võ gia truyền.
Năm rồng đang tới  bàn chuyện long tranh hổ đấu  hẳn không thể bỏ qua 18 thế võ của Giáng Long thập bát chưởng.
( Phần trích này lấy từ Web do không biết danh tánh vị cao thủ võ lâm nào đã đưa lên nên chỉ gửi ở đây hai chữ  Đa tạ !)
Giáng Long Thập Bát Chưởng là 1 trong 2 tuyệt kỹ của Cái Bang :Đả Cẩu Bổng Pháp và Giáng Long Thập Bát Chưởng. Đả Cẩu Bổng Pháp là bộ quyền pháp chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau,Giáng Long Thập Bát Chưởng thì chỉ có những lão cái bang từ hàng 9 túi trở lên mới được truyền dạy, xong họ ko thể học hết được.
Giáng Long Thập Bát Chưởng được vang danh thiên hạ từ lâu,song đến đời Hồng Thất Công – bang chủ thứ 18 của Cái Bang mới đạt uy trấn giang hồ.

Sau đó là đến đời của Quách Tĩnh (đồ đệ của Hồng Lão Bang Chủ).
Vị thứ 3 có thể nói làm cho Giáng Long Thập Bát Chưởng đi vào huyền thoại đó là Tiêu Phong, ko chỉ với lòng hào hiệp ,chính nghĩa,không chịu khuất phục cường địch,Tiêu Phong với Giáng Long Thập Bát Chưởng là nỗi khiếp sợ của Tà môn ngoại đạo.
Chiêu thức của bộ quyền pháp này bao gồm:
1. Phi long tại thiên : hào Cửu ngũ của quẻ Kiền, có nghĩa: „rồng bay lên trời“. Khí dương đã phát huy rực rỡ, hoặc con người đã khai mở được bản tâm để phát huy diệu dụng.

2. Kiến long tại điền: lời hào Cửu nhị,quẻ Kiền có nghĩa “ Con rồng đã hiện ra trên mặt ruộng” Lúc này khí dương bắt đầu được khai mở
3. Hồng Tiệm vu lục : lời hào Cửu tam quẻ Tiệm, có nghĩa „con chim hồng dần bay đến đậu trên gò đất“. Quẻ Tiện còn có tên là Phong sơn tiệm, do được tạo thành bởi quẻ Cấn (là núi) ở dưới và quẻ Tốn (là gió) ở trên. Ý nghĩa tượng trưng của Hồng tiệm vu lục là hào Cửu tam có vị trí trên cùng của quẻ Cấn, là hào dương xử ở ngôi dương, cương kiện năng tiến, do đó mới có tượng „con chim hồng dần bay lên đậu trên gò đất“.
4. Tiềm long vật dụng : lời hào Sơ cửu của quẻ Kiền, có nghĩa là: „như con rồng còn đang ẩn náu; không nên dùng“. Khi khí dương còn đang tiềm tàng hoặc bản thể của tâm chưa được phát lộ thì không nên hành động.

5. Kháng long hữu hối : lời hào Thượng cửu của quẻ Kiền, có nghĩa: „con rồng lên cao quá sẽ có sự hối hận“. Hào dương ở ngôi cao nhất của quẻ thuần dương, như để tâm chìm đắm vào chỗ lưu đãng, hư huyền xa rời mất cõi nhân sinh, ắt sẽ hối hận.
6. Lợi thiệp đại xuyên : có nghĩa: „có lợi trong việc lội qua sông lớn“, đây là lời thường dùng trong các quái từ, hào từ của Kinh Dịch. „Đại xuyên“ là sông lớn, thường được dùng để ví với sự gian nan hiểm trở.
7. Đột như kỳ lai : lời hào Cửu tứ quẻ Ly, có nghĩa: „thình lình ập tới“. Trong hào Cửu tam thì sự đe dọa đã bắt đầu hiện ra dưới hình thức ngọn cầu vồng lấn át ánh nắng chiều, và đến hào Cửu tứ thì đột ngột chuyển thành hiện thực.
8. Chấn kinh bách lý : lời quái từ và lời thoán truyện của quẻ Chấn, có nghĩa: „tiếng sấm động vang xa hàng trăm dặm“.
9. Hoặc dược ư uyên : hào Cửu tứ của quẻ Kiền, có nghĩa: „hoặc nhảy vào vực thẳm„. Đây là bước rẽ quyết định, con người từ bỏ thế giới rạch ròi của lý trí để đi vào thế giới huyền vi của tâm thức.
10. Song long thủ thủy : chưa tra cứu được xuất xứ, có lẽ tác giả chỉ thuận tay dùng các thành ngữ quen thuộc trong kho tàng văn học Trung Quốc mà đặt tên, theo kiểu các chiêu „Giao long hỷ thủy“, „Lưỡng long tranh châu“… thường gặp các tiểu thuyết võ hiệp chứ không phải là câu được chọn ra từ Kinh Dịch.
11. Ngư dược ư uyên
12. Thời thừa lục long
13. Mật vân bất vũ
14. Tổn tắc hữu phu
15. Long chiến Vu dã : lời hào Thượng lục của quẻ Khôn có nghĩa: „rồng đánh nhau nơi đồng nội“.
Âm đã đến lúc cực thịnh nên tranh nhau với Dương.
16. Lý sương băng chí : tên đầy đủ là „lý sương, kiên băng chí“, lời hào Sơ lục quẻ Khôn, có nghĩa: „dẫm trên sương, thì biết băng dày sắp đang tới„. Đây là tượng của khí âm mới sinh.
17. Đê dương xúc phiên
18. Thần long bãi vĩ : Nguyên trong Kinh Dịch không có câu này, mà chỉ có câu „Lý hổ vĩ, điệt nhân, hung“ của hào Lục tam quẻ Lý, có nghĩa „đi sau cọp, đạp đuôi cọp, bị nó quay lại cắn, nguy hiểm“. Kim Dung giải thích tên chiêu này được lấy từ câu trên, để tả khí thế mạnh mẽ và hung dữ của chiêu thức. Người đời sau thấy chữ „hổ“ không hợp trong môn chưởng pháp „hàng long“ nên đổi thành „Thần long bãi vĩ“ )
Theo các chiêu thức trong Giáng long thập bát chưởng không cần gieo quẻ bói dịch ,xem hào âm dương ,cứ chiếu theo tình hình thực tế VN tạm bàn loạn diễn biến thế trận“ cưỡi rồng” vào năm Rồng như sau:
( ..để mua dzui thôi nha ..!)
Bắt đầu từ chiêu Kiến long tại điền ( tranh dành đất đai) với tính giác ngộ cách mạng sẳn có dân Việt sẽ chuyển qua chiêu Hoặc dược ư uyên ,khắp nơi trên đất Việt các màn giao đấu theo chiêu Long chiến Vu dã sẽ dẫn đến Lợi thiệp đại xuyên , tin tức đưa lên dồn dập như Chấn kinh bách lý Với lối đánh du kích có sẳn trong máu chiêu Đột như kỳ lai sẽ được dân chúng sử dụng nhuần nhuyễn .Năm nay cần gấp ,cần thật khẩn thiết một kẻ gan dạ kiểu Harry Potter hay kiểu Quách tĩnh với nội công thâm hậu để có thể ra chiêu Thần long bái vĩ mà không bị rồng đập nát thây thì mới mong có hy vọng bước qua chiêu thức Phi long tại thiên ..cưỡi được rồng !Lúc đó đừng quên ý nghĩa của Kháng long hữu hối để tránh xãy ra tình trạng rối loạn lung tung như ở các nước đã cưỡi được rồng và đang hưởng hương thơm bông hoa nhài..

Việt Nam khắp nơi đều có những địa danh chỉ nơi chốn rồng đang ẩn náo,bắt đầu ở Hà nội nơi rồng bay lên, rồng đáp xuống ( Thăng Long Hạ Long,Hàm Long),qua  xứ đế đô với Kim long,xuống đến miền Nam với Cửu Long ,nơi có chín con rồng theo câu hát :
Chín con long thật lớn, quyết đem tin tới nàng.
Núi ngăn không được xuống,chúng kêu la dưới ngàn.”
(Hồn vong phu – nhạc sĩ Lê Thương)
Nên chi vào năm Nhâm Thìn xin có lời chúc:
“Năm rồng cưỡi rồng” cho tất cả mọi người dân nước Việt Nam !
Riêng với những bạn còn độc thân lời chúc “cưỡi rồng” có ý nghĩa thật hoan hỷ,hạnh phúc.
Trong mấy ngày Tết  nếu bạn không mơ đến chuyện “ cưỡi rồng “ đánh chưởng xin mời bạn đọc câu chuyện của Sơn Nam để thư giản.

http://url9.de/Si7

Dương Hòang Dung
18.01.2011
Munich
Sắp bước qua năm Rồng,chuẩn bị đón Giao thừa.


Múa Rồng có vẽ mệt sức hơn múa lân

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s