Giữa tháng 3 –2012 khi nghe tin tiếng Hoa sẽ được Bộ Giáo dục VN đưa vào giảng dạy tại các trường cấp tiểu học và trung học trên toàn nước Việt nam rất nhiều người dân Việt đã tỏ ý phản đối mạnh mẻ,thậm chí căm phẩn.Đầu tiên do tin loan báo không rõ ràng nên dù sau đó có phần đính chính là chỉ để dạy cho dân tộc người Hoa ở Việt nam mọi người vẫn thấy đó là một bằng chứng của tình trạng lệ thuộc Trung quốc hay dấu hiệu bắt đầu thời kỳ làm nô lệ cho Tàu của Việt Nam. Tại sao ?
Trước hết đây chỉ là một giọt nước thêm vào ly nước đã đầy tràn mối oán hận của dân Việt nam không chỉ đối với dã tâm bành trướng của Trung quốc mà luôn với các lảnh đạo VN& Đảng CSVN qua việc đàn áp,bắt bỏ tù người dân Việt khi họ tỏ ý phản đối ý xâm chiếm của Trung quốc ở các vùng Bản giốc,Hoàng sa,Trường sa hay phản đối việc khai thác bừa bãi quặng bauxite, hàng ngàn hecta rừng.giết hại ngư dân ở các vùng biển.Từ lâu khắp nơi trên đất nước Việt các khu bãi biển,phố chợ,khách sạn,nhà hàng ,hảng xưởng đang mọc lên rất nhanh và ngày càng nhiều ở Việt nam mà chủ nhân là người Tàu( bãi tắm Đài loan,Đông đô phố…).Tệ hơn nữa những tấm bia ghi chiến thắng quân Tàu của vua Quang trung đã bị dẹp bỏ.Bia ghi di tích chống Trung quốc trong chiến tranh biên giới( 1979) tại miền Bắc cũng bị đập phá.Tin tiếng Hoa sẽ được phổ biến dạy khắpViệt nam được đưa ra cùng lúc với tin kỷ niệm ngày 64 chiến sĩ đã hy sinh ở GạcMa trong chiến tranh biên giới đã bị cấm.
Hỏi sao không có sự phản đối mạnh mẻ hay căm giận khi nghe tin chính bộ giáo dục,cơ quan đào tạo những trí thức Việt nam tương lai trong hoàn cảnh trên lại đi lo phổ biến chữ Tàu .
Khi nói đến ngôn ngữ,tiếng nói và mối quan hệ giữa các nhóm dân khác nhau cùng chung sống trong một vùng đất người ta thường nhắc đến hai khái niệm : Hội nhập và Đồng hóa.
Hội nhập ( Intergration) là tiếng được nhắc nhiều nhất ở Đức cho dân ngoại quốc đang sinh sống tại Đức.Hội nhập ở đây có ý nghĩa hòa hợp vào cuộc sống xã hội hiện tại mà phương tiện đầu tiên cần có là ngôn ngữ.Trong chương trình giúp dân ngoại quốc nhanh chóng hòa nhập vào nước Đức, các trường lớp dạy tiếng Đức được mở ra khắp nơi .Cùng với những lớp dạy tiếng, Đức đã có luật bắt buộc dân ngoại quốc chỉ được xét gia nhập quốc tịch Đức sau khi đạt kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Đức cơ bản.
Người Hoa ở Việt Nam khi muốn gia nhập quốc tịch Việt nam có lẽ không phải thi kiểm tra trình độ Việt ngữ.Nhưng thay gì giúp cộng đồng người Hoa hội nhập vào văn hóa Việt Nam Bộ giáo dục VN lại đi mở lớp dạy tiếng Hoa cho người Trung quốc.
Như thể chẳng khác nào khuyến khích dân Trung quốc cứ giử nền văn hóa cao quý của người Tàu trên đất Việt và không cần phải biết chi đến thứ tiếng của giống „ Nam Man “ ?
Tương lai có lẽ dần dần dân Việt sẽ được khuyến khích „hội nhập“ ngược lại vào nước Trung Quốc trên chính xứ sở,quê hương mình ,một khi tiếng Hoa từ từ trở thành „tiếng dân tộc“ được dùng chính thức trên toàn lảnh thổ Việt Nam ?
Và tiếng người Kinh sẽ bị bỏ rơi khi tất cả người dân Việt nhận thấy tiếng Hoa mới là tiếng nói của những người trí thức,những người nằm trong bộ máy cầm quyền và làm chủ tại Việt nam như thưở xưa trong suốt thời kỳ Việt Nam bị Tàu đô hộ ?
Trãi qua mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước và giử nước có biết bao nhiêu máu xương người Việt đã đổ để dẫn đến con đường nô lệ ngày nay, dù có trá hình thì vẫn là con đường nô lệ xưa cũ từ ngàn năm trước….Còn nỗi đau nào hơn ?
Các cô gái Việt có cần học tiếng Hoa để dễ dàng lấy chồng Trung quốc hơn không?Hay cần giử mối hy vọng là các cô vì ít biết tiếng Tàu nên các đứa con tương lai có cơ hội nói tiếng mẹ đẻ nhiều hơn ?
Những người Tàu qua xứ Việt hằng bao năm nay bị dân Việt gọi là „ Khách trú „ có cần nhà nước giúp đở mới giử được tiếng Hoa ?Có bao giờ người chủ lại phải bỏ công đi dạy tiếng nói của khách ở trong chính đất nước của mình ? Còn câu “ Nhập gia tùy tục “ đã bỏ đi đâu ? Qua đây cho thấy việc đi giúp người Hoa học tiếng Hoa trên đất Việt của bộ Giáo dục Việt Nam là thừa thãi và có một ý nghĩa khác , ý nghĩ này được dấu kín như những sự thật về những người đã bị bắt bỏ tù khi phản đối các vấn đề Hoàng sa,Bản giốc,đường lưỡi bò,bauxite..vv..
Lại có luận điệu „ lập lờ đánh lận con đen „ bảo cần phải học tiếng của kẻ thù thì mới có thể chiến thắng được kẻ thù ?
Có cần thiết để toàn dân phải học tiếng của kẻ thù để chiến thắng kẻ thù?
Quân dân miền bắc đã chiến thắng „ đế quốc Mỹ „ có phải là nhờ tất cả dân miền Bắc đã được học thông thạo tiếng Anh trong thời chiến tranh chống Mỹ ?
Trong chiến tranh giử vững chủ quyền,đánh đuổi quân nhà Thanh một người cầm quân nổi tiếng như vua Quang Trung lẽ nào không biết đến câu „ Biết người biết ta trăm trận trăm thắng“ . Nhưng một trong những việc đầu tiên mà Bắc bình vương Nguyễn Huệ sau khi dẹp tan quân xâm lược phương bắc là dẹp bỏ tiếng Hán và đưa tiếng Nôm,tiếng của dân tộc Việt lên hàng đầu .( xem tài liệu tham khảo )
Những ai biết chữ Hán và cả chữ Nôm sẽ thấy muốn bước qua chữ Nôm lại cần có chữ Hán,hậu quả của bao nhiêu năm bị tàu đô hộ và tìm cách đồng hóa.Tuy nhiên qua việc cương quyết duy trì thế thượng phong của ngôn ngữ dân tộc Việt đã cho thấy tinh thần gìn giử thế độc lập ,gìn giử văn hóa, phong tục Việt Nam,tránh hiểm họa nguy cơ bị Tàu đồng hóa của vị vua anh hùng xứ Tây sơn thật đáng khâm phục và nêu gương cho các nhà làm văn hóa hiện nay .
Dẫu qua biết bao năm với chế độ khoa bảng là chữ Hán ,với chính sách đồng hóa khắt khe trong thời kỳ Việt nam bị Tàu đô hộ như đốt sách vở chữ Việt ,bắt theo phong tục, trang phục Tàu thì đọc lại văn chương thưở xưa chúng ta thấy các áng văn chương hay,nổi tiếng của Việt Nam phần lớn được viết bằng chữ Nôm đậm đà tính dân tộc ,thuần bản sắc Việt ( xem Tài liệu tham khào).
Với ý hội nhập ra thế giới bên ngoài bằng một ngoại ngữ ta thấy ở Singapore mẫu xây dựng xã hội thành công đang được nhiều quốc gia mơ ước đã không để dân chúng hội nhập theo tiếng Trung quốc mà thứ tiếng được chọn cho nước Singapore phát triển là tiếng Anh.
Xã hội Singapore tiến lên thật nhanh không chỉ nhờ tài trí của một Lý Quang Diệu mà có lẽ nhờ thế hệ trẻ Singapore ngay từ nhỏ đã được học tiếng Anh ,được thi tốt nghiệp phổ thông bằng tiếng Anh và nhanh chóng tiếp thu nền văn minh, lối sống tiên tiến của phương Tây,không bị mất thời gian đi gò từ nét chữ đã gây nhiều khó khăn cho chính dân Trung quốc.Trung quốc rất muốn cải tổ tiếng Tàu theo hệ chữ Latin qua lối viết Pingyin nhưng không được,do tiếng đồng âm khác nghĩa quá nhiều thì lẽ nào Việt Nam đã có may mắn có chữ quốc ngữ theo hệ thống Latin lại phải mày mò đi tập viết các nét chữ Tàu ,một việc làm mất thời gian ,không chỉ kéo lùi bước tiến của cả dân tộc nhiều thế hệ mà còn biến dân Việt nhanh chóng nô lệ Tàu hoàn toàn vì nô lệ trong nếp văn hóa,tư tưởng thật đúng nghĩa là nô lệ cả linh hồn lẫn thể xác.
Hội nhập theo con đường tiếng Anh mối nguy cơ bị đồng hóa ít hơn do cách biệt màu da và ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ quá xa , dễ giử bản sắc dân tộc hơn.Điều này cho thấy ở thế hệ sau này của những người Mỹ gốc châu Á ,dù sống bao đời trên đất Mỹ thì nề nếp , phong tục tập quán của quê hương xứ sở vẫn được gìn giử và truyền lại cho thế hệ kế tiếp.
Việt Nam –Trung Hoa do biên giới sát nhau như câu „ sông liền sông,núi liền núi“, ngôn ngữ Việt đã quá gần ngôn ngữ Tàu nên chúng ta lại càng phải khắt khe giử khoảng cách xa hơn với tiếng Tàu để không bị đồng hóa nhanh chóng.
Muốn thế phải có nhiều biện pháp từ nhà cầm quyền Việt Nam như bắt buộc các văn thư,quảng cáo,thực đơn,hóa đơn ở các hảng xưởng,khách sạn,nhà hàng,tiệm buôn của người Hoa tại Việt nam đều phải dịch ra tiếng Việt .Các bảng hiệu tiệm ăn,nhà hàng ,khách sạn của người Hoa không được đề tên bằng chữ Tàu mà phải dịch ra tên Hán Việt cho người Việt có thể đọc được.
Những biện pháp này sẽ nêu cao tinh thần dân tộc,cho thấy những người làm chủ đất nước Việt Nam không phải là những ông chủ Trung quốc và hơn hết tránh được con đường đồng hóa rất dịu êm ,không cần súng đạn của Trung quốc đối với Việt Nam.
Để hình ảnh chiếc áo dài Việt nam đứng xếp hàng cùng với các sắc dân tộc thiểu số của Trung quốc không là hình ảnh thật sự của nước Việt Nam trong vài năm nữa.
Dương Hoàng Dung
20.03.2012
(Ngày Mùa Xuân bắt đầu tại Munich )
Tài liệu tham khảo
Hình ảnh lấy từ trang Blog của Vivi :
http://my.opera.com/Vivi99/blog/c-2?cid=85212022#comment85212022
http://www.truyenhinhnghean.vn/HD/Default.aspx?Item=4805&cate=134
Nguyễn Thiếp thực hiện chủ trương của Quang Trung: chấn hưng, đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nước Việt. Cùng với các đồng sự ở Viện Sùng Chính, La Sơn Phu Tử đã dịch nhiều bộ sách quan trọng từ Hán tự sang Nôm, như các bộ: Tiểu Học, Tứ Thư (gồm 32 tập) và các bộ Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch…
http://chuyenquangtrung.com.vn/forums/showthread.php?tid=1326
Hàng loạt chính sách cải cách giáo dục đã được đưa ra cho phù hợp với xã hội mới như đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm lên địa vị chính thức của dân tộc. Trong thi cử, Quang Trung bắt giám khảo ra đề bằng chữ Nôm, thí sinh làm bài bằng chữ Nôm. đây là lần đầu tiên nhà nước phong kiến đưa chữ Nôm vào thi cử. Đó là lòng tự tôn dân tộc trong văn hóa.
Quang Trung thuận theo ý Nguyễn Thiếp để cải cách giáo dục về phương pháp: „Nước Việt ta từ khi lập quốc đến bây giờ, chính học lâu ngày đã mất đi. Người ta chỉ tranh đua tập việc học từ chương cầu lợi… Chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong, những tệ kia ở đó mà ra“, cho nên việc học „phải tuần tự mà tiến, đọc cho kỹ mà ngẫm nghĩ cho tinh, học cho rộng rồi ước lượng cho gọn, theo điều học biết mà làm họa may nhân tài mới có thể thành tựu, nước nhà nhờ đó mà vững yên“.
http://www.congdongnguoiviet.fr/VanHoa/0805ChuNomVoThuTinhH.htm
Hiện nay nhiều người quên rằng đa số các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nước ta đã viết bằng chữ nôm. Nhờ có chữ nôm mà ta có được một kho tàng đầy những tuyệt tác văn chương đáng cho dân tộc chúng ta hảnh diện, tự hào : từ những truyện thơ như Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, những ngâm khúc như Chinh phụ ngâm của Đoàn thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Ôn như hầu, những bài ca trù của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, cho đến những bài thơ của Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, để chỉ kể những tác giả nổi tiếng nhất mà thôi. Nhưng vì ngày nay không mấy ai đọc được chữ nôm, nên phải phiên âm các tác phẩm ấy ra chữ quốc ngữ cho sinh viên học ở các trường, và phổ biến trong sách báo cho mọi người trong nước đọc. Chính nhờ chữ nôm mà tiếng Việt đã được trưởng thành, tinh vi, phong phú, và biến thành một công cụ , một trợ lực truyền thong đác lực cho các nhà văn , nhà thơ, cho các học giả chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX.
Áo dài là của Việt Nam
https://hoangsadao.wordpress.com/2011/09/20/ao-dai/
Thoát giặc Tàu
Đất nước lâm nguy xin đừng vô cảm !