CHUYỂN HÓA CHÍNH TRỊ ÔN HÒA

 

Tin  sẽ sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam 1992  được đưa lên  cùng  bảng dự thảo Hiến Pháp và lời kêu gọi người dân góp ý đã khiến nhiều người mạnh dạn  đưa ý kiến lên báo chí ,Blogs.Tình hình thực tế của đất nước cho thấy tương lai ,vận mệnh dân tộc không phải do một tập đoàn hay một đảng phái nào quyết định mà phải được toàn dân đứng lên nắm vận mệnh đất nước.
Để  chúng ta cùng nhận định  và  tìm ra con đường cho dân tộc  xin mời đọc bài viết  của ông Nguyễn Cao Quyền đã  phân tích những sai sót bản Hiến Pháp 1946  và đưa ra  những mẫu hình pháp trị để so sánh :

KHOẢNG CÁCH GIỮA HIẾN PHÁP 1946

CỦA CSVN VÀ MẪU HÌNH NHÀ NƯỚC PHÁP TRỊ

http://snurl.com/267mw1c

Theo bài viết thì :

“Tư tưởng hiến trị là nguyên tắc coi hiến pháp như một bản văn luật pháp tối thượng để xác định phạm vi của nhân quyền và hạn chế thẩm quyền cưỡng bách của nhà nước. Hiến trị là căn bản của định chế pháp trị và đồng thời gắn liền với chế độ dân chủ. Nói khác, nếu không có dân chủ thì không thể có pháp trị.
Nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tế thì nhà nước CSVN không phải là nhà nước pháp trị mà cũng không phải là nhà nước pháp quyền. Lý do dễ hiểu nhất là vì nhà nước đó chưa bao giờ là một nhà nước dân chủ. Từ lâu nó đã tự nhận là một nhà nước chuyên chính của giai đoạn quá độ cộng sản, và trên thực tế nó chưa từ bỏ cái mẫu hình chuyên chính đó.
Cho nên chỉ có thể được coi nó như một nhà nước công an trị giống như ở Trung Quốc hiện nay. Nếu muốn đưa đất nước ra khỏi ngõ bí này thì không có giải pháp nào khác hơn là một sự thay đổi hoàn toàn.

Từ những nhận xét trên ông Nguyễn Cao Quyền đã chỉ ra một con đường đổi mới cho đường lối  chính trị hiện nay tại Việt Nam ,ngõ hầu đất nước mau chóng có sự đổi mới thật sự, thoát khỏi ách nô lệ Trung quốc :

VIỆT NAM : TIẾP CẬN CHO MỘT SỰ

CHUYỂN HÓA CHÍNH TRỊ ÔN HÒA

NGUYỄN CAO QUYỀN

Tháng 1 năm 2013

Giống như mọi chế độ cộng sản khác, chế độ CSVN đã trắng trợn vi phạm nhân quyền từ ngày cuộc đảo chính cướp chính quyền của Việt Minh thành công vào năm 1945. Họ phải làm như vậy vì ý thức rằng Đảng chỉ có thể tồn tại trong vị thế lãnh đạo khi còn chuyên chính. Bằng mọi giá, họ phải cố sống chết với nền chuyên chính kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đảng CSVN cũng như đảng CSTQ đã may mắn sống sót vào năm 1991vì không gắn liền với khối Liên Xô và Đông Âu. Nhưng dù có chậm hiểu hoặc chủ quan tới mực nào đi nữa những người cộng sàn Việt Nam cũng phải cảm nhận được rằng việc họ sống sót chỉ còn là giai đoạn.

Và giai đoạn đó chỉ còn có thể tính từng năm.

Trong nước, nạn tham nhũng và thối nát bắt đầu từ hàng ngũ lãnh đạo Đảng đã trắng trợn lan tràn xuống hàng ngũ cán bộ các cấp khiến toàn dân kinh tởm và chán ghét.

Thêm vào đó lối sống vô luật pháp cũng làm cho tư bản thế giới nản chí và rút vốn đầu tư đi nơi khác.

Viễn cảnh dân thành thị lâm vào tình trạng túng quẫn sẽ không còn xa nữa.

Do đó, khả năng một cuộc nổi dậy chống ̣Đảng không còn là một điều hoang tưởng.

Người dân sẽ đứng lên đòi hỏi:

kinh tế thị trường và tự do phải được bảo đảm bằng Dân Chủ Pháp Trị.

Dân Chủ Pháp Trị là con đường độc đạo mà Đảng CSVN, nếu muốn sống còn, phải đi theo để tránh đổ máu cho toàn dân. Ngược lại nếu cứ cắm đầu tiến lên xã hội chủ nghĩa hoang dã bằng bạo lực thì chắc chắn là không có diễn biến hòa bình mà chỉ có diễn biến chiến tranh.

Ở vị thế chính trị của Đảng CSVN hiện nay, nhiều người trong Đảng nghĩ rằng thời gian cũng chưa gấp gáp gì lắm vì dù sao vẫn còn có thể núp bóng Trung Quốc bằng cách khai thác triệt để khẩu hiệu: bốn tốt và 16 chữ vàng. Đợi chừng nào Trung Quốc trở thành một chế đô pháp trị chân chính thì lúc đó Việt Nam trở tay vẫn chưa muộn.

Luận điểm nguy hiểm đó quên rằng đầu óc của bất cứ người Tàu nào cũng chất chứa đầy ắp tư tưởng đế quốc.

Riêng đối với Việt Nam thì hành động đế quốc này đã bắt đầu xuất hiện qua việc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực. Tiếp theo là việc lấn đất bằng cách vẽ lại đường biên giới phía Bắc, việc bauxite Tây Nguyên, việc thuê dài hạn các vùng đất đầu nguồn và hiện nay là việc vẽ đường lưỡi bò để không cho Hà Nội khai thác dầu khí dưới lòng biển và cấm dân chài lưới Việt Nam đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của tổ quốc.

Thực tế cho thấy, hơn bất cứ quộc gia nào khác trong vùng, Việt Nam đang phải đương đầu với không ít tham vọng đế quốc của Bắc Kinh. Cứ đà này, nếu để thời gian trôi đi thì không lâu tổ quốc sẽ âm thầm biến thành một quận lỵ của Thiên Triều phương Bắc.

Viễn cảnh này không còn là một đe dọa mà đang thể hiện rất sống động hàng ngày trước mắt mọi người.

Nhu cầu dân chủ pháp trị là mệnh lệnh và ưu tiên cao nhất

Chiến tranh đã kết thúc từ gần 40 năm nhưng dân tộc VN vẫn tiếp tục bị tập đoàn Ba Đình vùi dập, hành hạ và bóc lột để kéo dài vị thế cầm quyền.

Chính bởi những mưu đồ bất chính này mà Đảng CSVN đã bưng tai bịt mắt trước những thay đổi trên thế giới từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Nước Nga và các nước Đông Âu đã bỏ lại đằng sau chế độ xã hội chủ nghĩa bạo lực và thể chế độc tài toàn trị dã man để mạnh dạn bước về hướng Dân Chủ Pháp Trị.

Đây là một thực tế khách quan không thể phủ nhận và thực tế này hiện đang tác động tại tất cà các nước cộng sản còn sót lại.

Thế giới mong đợi cộng đảng Trung Hoa chấp nhận những đòi hỏi nhân quyền của nhân loại, tuân theo quy luật của thị trường tự do, giảm bớt tính cách toàn trị, xây dựng các quyền công dân để từ đó Trung Quốc tiến lên dân chủ, thay thế cho chế độ gia trưởng hiện nay.

Đối với Việt Nam thế giới cũng mong đợi như vậy nhưng giữa Việt Nam và Trung Quốc có một sự khác biệt cần ghi nhận.Trung Quốc là một nước vừa lớn vừa đông dân.

Ý niệm trung ương tập quyền đã trở thành truyền thống vì mỗi khi, trong nước, trung ương mất uy lực thì lập tức xảy ra loạn lạc khắp mọi nơi. Do vậy, dù có chế độ dân chủ thực sự thì chính quyền trung ương của Trung Quốc vẫn cần phải mạnh.

Lý do khiến Bắc Kinh không muốn thay đổi và tiếp tục kéo dài “toàn trị” là thế.

Ngược lại, tại Việt Nam, với truyền thống trung ương tản quyền “phép vua thua lệ làng”, tinh thần dân chủ dễ phổ cập hơn. Chỉ khi nào nước có loạn thì toàn dân mới dồn quyền lực lãnh đạo về cho trung ương. Điều này đã được lịch sử chứng minh, mà phàm đã là người Việt Nam thì ai cũng cảm nhận được dễ dàng không cần minh chứng.

Cho nên không cần chờ đợi Tàu dân chủ rồi ta mới bắt chước dân chủ theo, nếu chúng ta không muốn bị Tàu đồng hóa.

Dân chủ pháp trị là mô thức đoàn kết dân tộc không thể thiếu trong cơn nguy biến hiện nay.

Cảm nhận được sự khác biệt nói trên là một điều vô cùng cần thiết vào lúc này khi bước quy phục Thành Đô của Cộng Sản Việt Nam năm 1990 đã là một động thái chính trị lầm lẫn vô cùng nguy hiểm cho đất nước.Với một sự toan tính ngu đần, CSVN đã đưa dân tộc vào miệng hùm, chỉ để tránh cho đảng của mình một sự tiêu diệt tức thời.

Cộng đảng Trung Quốc làm sao quên được mối thù năm 1997 mới xày ra cách đây không lâu.Sự trả thù thâm hiểm che đậy dới chiêu bài “bốn tốt,16 chữ vàng” đã được trung Quốc triển khai ngay từ khi CSVN đút đầu vào rọ.

Dân tộc Việt Nam không đơn độc trong cách mạng nhân quyền

Đứng trước họa diệt vong của tổ quốc, dân tộc Việt Nam cũng như Cộng Đảng chỉ còn một lối thoát: nhanh chóng gỡ bỏ thể chế toàn trị để chấp nhận dân chủ pháp trị.

Đây là phương thức duy nhất, hữu hiệu nhất và hiện đại nhất để vận dụng toàn lực dân tộc chống ngoại xâm, vận dụng sự tiếp tế và hỗ trợ của thế giới văn minh và chấm dứt vĩnh viễn sự dòm ngó của Bắc Kinh.

Nếu Cộng Đảng không trông thấy lối thoát này thì toàn dân tộc sẽ phải đứng lên để giành quyền sống và cứu nguy tổ quốc. Thực tế chính trị của đất nước hiện nay là chế độ toàn trị đang nắm trong tay cả quân đội lẫn công an cảnh sát để đàn áp. Không một tổ chức hay đảng phái riêng lẻ nào có thể đủ nhân vật lực để đối đầu với một bộ máy đàn áp như thế. Chỉ có lực lượng toàn dân, mà mỗi người dân là một dũng sĩ đấu tranh hoạt động trong tất cả các lãnh vực và cấp độ khác nhau mới có thể thành công.

Khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nhưng trong thời gian gần đây những sự chyển hóa dân chủ vẩn đều đặn xảy ra. Trường hợp điển hình nhất là sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Trước đó ít lâu là trường hợp của Roumanie. Gần đây hơn nữa là trường hợp của một số quốc gia trong Mùa Xuân Ả Rập (Tunisia, Ai Cập, Lybia) vả hiện nay là Syria.

Từ những trường hợp này ta rút ra một bài học đầu tiên là cho dù quân đội và công an có mạnh mẽ đến đâu, chúng cũng không thể nào thắng nổi trong một trận chiến mà toàn dân tham dự.

Bài học thứ hai là vào thời điểm hiện nay, những cuộc cách mạng nhân quyền nhằm thiết lập dân chủ pháp trị, không phải là những phong trào đơn độc mặc dầu đó là chỉ những vụ nổi dậy tự phát.

Làn sóng dân chủ thứ tư đã bắt đầu, và tất cả những chế độ độc tài không chủ nghĩa còn sót lại sẽ bị cuốn đi.

Bài học thứ ba phải nhìn thấy là Nghị Quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An LHQ ngày 17/3/2011 đã được coi như một quyết định lịch sử. Uy tín của Nghị Quyết mỗi ngày một gia tăng vì nó không chỉ nhằm giúp Lybia nổi dậy chống độc tài mà còn tiếp tục nâng đỡ hữu hiệu dân tộc Syria vượt qua những khó khăn hiện tại để đạt thắng lợi cuối cùng.

Từ nay, sự can thiệp để trợ giúp các cuộc đấu tranh giành những giá trị phổ quát như nhân quyền và dân chủ pháp trị đã trở thành một nghĩa vụ quốc tế.

Hoa kỳ đã trở lại Á Châu-Thái Bình Dương trong thế mạnh

Sách lược quay lại Á Châu-Thái Bình Dương trong thế mạnh của Hoa Kỳ có chiều hướng hợp lý nên đã được số đông quốc gia trong khu vực, kể cả Việt Nam, nhiệt liệt hoan nghênh. Á Châu cần sự hợp tác của Hoa Thịnh Đốn vì nhiều lý do nên bước tiến cụ thể của Thỏa Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được xem như một hành động chiến lược thức thời nhằm tái lập quân bình lực lượng trong vùng.

Với Thỏa Ước TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) ký kết ngày 11/12/2011, Hoa thịnh Đốn đã đưa ra một đường lối lãnh đạo khác chứ không theo cách Mỹ đã từng làm trong lịch sử. Điểm trọng yếu nhất là Hoa Kỳ sẽ quan tâm nhiều hơn đến Á Châu vì coi đó là một vùng đất của cơ hội đang bị đe dọa.

Hoa Kỳ đã nhìn thẳng vào cơ hội đó để đề ra cung cách lãnh đạo hợp thời. Trong vụ Lybia nước Mỹ vẫn hoàn toàn đứng ở tuyến đầu. Nếu không thì làm gì có Nghi Quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An LHQ. Với thắng lợi ở Lybia nước Mỹ đã đạt tới một mục tiêu chính trị quan trọng là làm cho nhân dân nhiều nước khác lựa chọn con đường đồng hành với Hoa Kỳ.

Ngày nay Hoa Thịnh Đốn không còn khả năng dùng ngân sách để làm những chương trình theo kiểu kế hoạch Marshall trước đây nữa mà phải nhằm vào điều gì quan trọng nhất đối với nhân dân các nước cần giúp đỡ. Yếu tố nhân dân ở đây cần được nhấn mạnh vì nó là mục tiêu giúp đỡ của Hoa Kỳ chứ không phải là các chính quyền như trong quá khứ.

Nhân dân Syria đang ở trong trường hợp này và nhờ đó mà đang đấu tranh thắng lợi chống lại quân đội và chiến xa của nhà độc tài Assad. Trường hợp của Việt Nam trên căn bản cũng có những nét tương đồng với Syria, nên vấn đề cần được đặt ra để toàn dân suy nghĩ trước những hành động bán nước trắng trợn của Đảng CSVN.

* *

Chiến lược Cách Mạng Nhân Quyền của nhân dân Việt Nam trong cơ hội hiện tại là phải kiên trì biểu tình chống Trung Quốc.

Chỉ có bằng cách tranh đấu ôn hòa này chúng ta mới lôi cuốn được sự quan tâm cần thiết của thế giới và Hoa Kỳ. Chỉ có bằng cách này chúng ta mới kêu gọi được sự hợp tác của các NGO nhân quyền quốc tế. NGO là những tổ chức phi chính phủ (non governmental organisation). Họ là những đối tác vô cùng cần thiết, nếu ta nhớ lại công lao của họ trong tiến trình Helsinki lật đổ hệ thống đế quốc cộng sản do Moscow lãnh đạo, làm cho Liên Xô tan rã.

Phải kiên trì và liên tục biểu tình chống Trung Quốc vì đó là một hành động yêu nước mà CSVN với mặc cảm tội lỗi không dám mạnh tay đàn áp.

Phải liên tục biểu tình để thức tỉnh trách nhiệm của quân đội, để đoàn ngũ hóa khối dân oan và để nâng cao tinh thần dân tộc của tuổi trẻ.

Phải liên tục biểu tình để biến lòng yêu nước của toàn dân thành một “cơn sốt nhân quyền và dân chủ” để cứu quốc như chúng ta đã từng làm trong lịch sử mỗi khi tổ quốc lâm nguy vì hiểm họa ngoại xâm.

Chúng ta sẽ biết cách triển khai cuộc cách mạng nhân quyền này từ những kinh nghiệm đã đem lại thành công cho Mùa Xuân Ả Rập . Chúng ta sẽ không chiến đấu đơn độc. Bên cạnh chúng ta còn có Nghị Quyết 1973. Sau lưng chúng ta còn có con mắt quan phòng của Liên Hiệp Quốc và của NATO.

Và cũng đừng bao giờ quên là chúng ta đang đồng hành với thế giới văn minh, giữa trào lưu của “làn sóng dân chủ thứ tư” và trong tầm yểm trợ chiến lược của Thỏa Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương.

Cơ hội và thời vận đang vô cùng thuận lợi để cho phép chúng ta dứt khoát một lần và mãi mãi với bạo quyền và bạo lực./.

NGUYỄN CAO QUYỀN

Tháng 1 năm 2013

 

Thực tế xã hội Việt nam nền  Dân Chủ pháp trị  đã từ lâu bị  thế  bằng nền   “Dân chủ công an trị “ biểu hiện công khai  qua những phát biểu của những người “ bạn dân “ trong các  phiên toà ,nơi công cộng:

Luật là chính tao đây !”.

Người dân hầu như chỉ còn dám trông chờ vào “tình thương” của “các quan” với những thư ngõ,thư kiến nghị ,đơn kiện  không  bao giờ được trả lời hay giải đáp thoả đáng .

Họ không còn biết qua các chữ  “ đầy tớ nhân dân “ thì các cán bộ ,công nhân viên chức tại các cơ quan nhà nước phải có  bổn phận ,trách nhiệm như thế nào đối với dân?

Những bài viết của những người hiểu biết luật lệ cho chúng ta thấy  :

Nếu xét cơ cấu hình thành luật,điều kiện để vận dụng  và bảo vệ luật thì những “sửa đổi” trong Hiến Pháp  của Việt Nam sắp tới sẽ không  có gì gọi là sửa đổi cả một khi nguyên tắc “ Tam quyền phân lập”,nguyên tắc cơ bản để bảo vệ  Dân Chủ không có và sự lạm quyền đã có ngay từ chế độ  đảng trị .

Như vậy đòi hỏi khẩn thiết hiện nay của toàn dân Việt Nam phải là :

Xoá bỏ điều 4 Hiến Pháp Việt Nam và người dân có quyền tự do chính kiến ,được lập đảng phái.Để có sự cạnh tranh lành mạnh trong quá trình phát triển nền dân chủ đa nguyên ,xoá bỏ chế độ độc tài đang đưa xã hội Việt nam đến tình trạng đau thương, bi đát ,thậm chí  có thể bị xoá bỏ tên trên bản đồ quốc tế.

Dương Hoàng Dung

Munich

25.01.2013.

Bài đọc thêm:

ĐCSVN muốn gì qua việc sửa đổi Hiến pháp 1992?

http://snurl.com/2681u0y