VIỆT NAM trong CHIẾN TRANH TƯ HỮU

NCQ

Quyển sách “ Nhìn lại cuộc chiến 30 năm VIỆT NAM trong CHIẾN TRANH TƯ HỮU “ của ông NGUYỄN CAO QUYỀN  một công trình biên khảo từ hơn 55 tác phẩm tư liệu lịch sử cùng bảng danh sách đính kèm với hơn 500 tên tuổi  dính líu đến sự kiện đã cho ta thấy đây là công trình  nghiêm túc và  tốn nhiều công sức cho một  đề tài có ý nghĩa lịch sử và có ảnh hưởng  rất  quan trọng trong phát triển xã hội của Việt Nam  : Quyền Tư hữu .
Trong phần mở đầu tác giả đã viết :
Khi đám mây mù ý thức hệ bị phá tan thì cuộc chiến chống Cộng Sản trong thế kỷ qua đã hiện nguyên hình
là một cuộc chiến tranh quyết liệt nhất trong lịch sử loài người để bảo vệ quyền tư hữu.”
Theo dõi diễn biến lịch sử Việt Nam từ khi đảng CSVN lên nắm quyền cùng với chính sách “ Cải cách ruộng đất”,” Cải tạo tư sản”     “Cải tạo công thương nghiệp” cho đến ngày nay thêm những danh từ mới như “ Giải phóng mặt bằng“ , “Cưỡng chế đất“  đã  gây bức xúc và đau thương từ Bắc chí Nam trong những năm vừa qua và ngày càng khốc liệt  hơn,
Qua đó chúng ta thấy ý nghĩa quan trọng của “ quyền Tư Hữu”  và  hai chữ “ Chiến tranh” đi kèm trong vấn đề này.
“Chiến tranh tư hữu”  ở Việt nam đã  là cuộc chiến từ  thưở “ Cải cách ruộng đất “ tiếp diễn cho đến hôm nay giữa hai lực lượng :
Nhà nước CS và dân chúng:
một bên có trang bị  vũ khí cùng quyền lực ,chính sách và
một bên chỉ là những người dân “thấp cổ bé miệng “
với hai bàn tay  bị trói buộc qua những lề luật .

cuong che
Cuộc chiến tranh Tư hữu  xuất phát từ đâu và sẽ đi về đâu ?
Nội dung  quyển sách “VIỆT NAM trong CHIẾN TRANH TƯ HỮU “của ông Nguyễn Cao Quyền thật cần thiết cho những ai 
muốn tìm hiểu về vấn đề này.

Phần Một
Tác giả  khái quát các Ý Niệm Tư Hữu qua các thời đại từ thời Hoàng kim cổ đại,Trung cổ cho đến thế kỷ 20 ,
cùng những lý thuyết và diễn biến lịch sử  liên quan đến quyền Tư Hữu ở Âu châu( Anh ) ,Nga ( giải phóng nông nô)

Phần Hai
Các cuộc chiến tranh Tư hữu trên toàn cầu, bắt đầu từ bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản (Đệ Nhất và Đệ Nhị Quốc Tế) cho đến sự sụp đổ của Liên Xô, Phong trào xã hội chủ nghĩa và Karl Marx; Chủ nghĩa Marx- Lênin và Cách Mạng Tháng 10;  thời đại Stalin cùng các cuộc thanh trừng và các cuộc lưu đày;   thời Krushchev và Breznhev;Cách Mạng Đông Âu 1989 – Sự sụp đổ của Liên Xô cùng nguyên nhân (1990)-
Mao Trạch Đông và đảng CS TQ cùng các chính sách cai trị bạo lực-Viễn cảnh dân chủ  của Trung quốc vào những năm gần đây.

Phần Ba
Việt nam trong cuộc chiến tranh Tư hữu.
Bắt đầu từ thời thực dân Pháp cho đến khi Đảng CS  cướp chính quyền ( 1945 )
Quốc Tế Cộng Sản cùng  với những huyền thoại về Hồ Chí Minh  -chuyến công tác thứ nhất của HCM sang Trung Quốc – Hồ Chí Minh và chuyến công tác thứ hai sang Trung Quốc Cuộc chiến chín năm và Cải cách ruộng đất –
Giai đoạn kết thúc cuộc chiến 30 năm ( qua các mốc diễn biến : 1960 thành lập Mặt trận gỉai phóng Miền Nam (MTGPMN) –
Tết Mậu Thân 1968 -1969 HCM mất – Hiệp định Paris 1973 30-04-1975 –  Bài học của Bắc Kinh 1979-
Chiến tranh Campuchia (1979-1989)
Sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam.
 Chương Kết là Nhận định về những Trãi Nghiệm cần rút tỉa.

cuong che (2)

Nhìn lại cuộc chiến 30 năm
VIỆT NAM trong CHIẾN TRANH TƯ HỮU
NGUYỄN CAO QUYỀN
„ Khi đám mây mù ý thức hệ bị phá tan thì cuộc chiến chống Cộng Sản trong thế kỷ qua đã hiện nguyên hình là một cuộc chiến tranh quyết liệt nhất trong lịch sử loài người để bảo vệ quyền tư hữu.
“Tư hữu” là những tài vật, tài sản cần thiết cho sự sinh tồn và cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội, chẳng hạn như nhà cửa để ở, đất đai để canh tác, dụng cụ để sản xuất, tiền bạc để làm ăn sinh sống, đồ trang sức của phụ nữ v..v.  “Quyền tư hữu” là quyền tuyệt đối trên một tài vật được luật pháp công nhận và bảo vệ.
Ngày nay “tư hữu” còn bao gồm cả mạng sống và sự tự do mà người nào cũng có từ lúc bẩm sinh.  Cho nên biên giới giữa “tư hữu” và “nhân quyền” có sự trùng lập và “đấu tranh nhân quyền” nhất thiết phải tiến hành đồng bộ với “chiến tranh tư hữu”.  Quan niệm này đã trở thành một chân lý cần bảo vệ.
Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại “quyền tư hữu” bao giờ cũng được ghi nhận như một đối lực quan yếu để ngăn chặn sự lộng quyền của “nhà nước”.  Đối lực này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia Tây Phương  trở thành những nước dân chủ đầu tiên của thế giới.
***
Chiến tranh tư hữu khởi sự từ ngày Bản Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản ra đời vào năm 1848.  Khi viết bản tuyên ngôn này, K.Marx và F.Engels chủ trương rằng:
“ Muốn giải phóng công nhân cùng khổ phải dùng cách mạng bạo lực để tiêu diệt tư hữu, tước đoạt giai cấp tư sản, gỡ bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”.
Bản tuyên ngôn dược coi như lời tuyên chiến của phong trào Cộng Sản thế giới.
Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh tư hữu là “giai đoạn đấu tranh tư tưởng” kéo dài từ 1848 đến 1914, nghiã là từ thời gian bản tuyên ngôn nói trên được công bố cho đến ngày Quốc Tế II tan vỡ.  Trong giai đoạn này có  hai sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý.
Sự kiện thứ nhất là sự ra đời của Công Ty Cổ Phần và các Ngân Hàng Đầu Tư Quy Mô Lớn, sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chấm dứt vào năm 1866.  Đây là một sự điều chỉnh quan trọng của thế giới tư bản.
Sự kiện thứ hai là việc K.Marx đã sửa lại kết luận của cuốn I Tư Bản Luận, khi viết cuốn III.  Marx đã làm sự sửa đổi này vì thấy với sự xuất hiện của Công Ty Cổ Phần, vốn đầu tư không phải dựa vào tiền bạc của nhà tư bản nữa mà có thể dựa vào tiền tiết kiệm của toàn dân. 
Với sự sáng tạo này Marx đã tìm lại được lợi ích của “tư hữu”, đã không thấy cần phải đập bỏ “nhà nước” tư bản nữa, và quan trọng hơn cả là đã thấy cái “giai đoạn qúa độ bạo lực” cũng không còn cần thiết. 
Vài tháng trước khi từ giã cõi đời, Engels cũng để lại một di ngôn tương tự, trong Lời Nói Đầu viết cho tác phẩm
“Đấu Tranh Giai Cấp Tại Pháp” của Marx.
Mười năm sau khi Công Ty Cổ Phần xuất hiện, Marx đã thấy là có thể tiến hành đấu tranh xã hội chủ nghĩa bằng “cải cách” trong khung cảnh của chế độ tư bản.  Ông và Engels đã dùng quãng đời còn lại để lãnh đạo thành công đảng Dân Chủ Xã Hội Đức và đoạn tuyệt với những tư tưởng “cách mạng bạo lực” do chính các ông chủ xướng.Như vậy là trong lý thuyết của Marx và Engels có hai con đường xã hội chủ nghĩa. 
Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản (1848) và Cuốn I Tư Bản Luận là căn cứ lý luận của Chủ Ngĩa Xã Hội Bạo Lực. 
Cuốn III Tư Bản Luận và Lời Nói Đầu của Engels viết cho tác phẩm “Đấu Tranh Giai Cấp Tại Pháp” là cơ sở của Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội.
Quốc Tế II được thành lập năm 1889.  Đa số các đảng tham dự đều mang nhãn hiệu Mác Xít nhưng người ta đã thấy nổi bật vai trò của đảng Dân Chủ Xã Hội Đức do E. Bernstein lãnh đạo.
Quốc Tế II tan rã năm 1914 vì không ngăn cản được Thế Chiến I bùng nổ.
Cách mạng tháng 10 Nga thành công năm 1917 không phải vì chế độ tư bản ở Nga thời đó đã đi đến giai đoạn phải sụp đổ như luận thuyết của Marx tiên đoán mà chủ yếu  vì Lenin đã dùng bạo lực và khủng bố. 
Năm 1918 Lenin thành lập Quốc Tế Cộng Sản tức Đệ Tam Quốc Tế để làm phương tiện bành trướng và bắt đầu từ thời gian này Chiến Tranh Tư Hữu đi vào “giai đoạn nóng”. 
Chiến tranh bằng súng đạn và giết chóc xảy ra không chỉ giữa các quốc gia tư bản và cộng sản mà còn cả trong nội bộ của các nước bị chủ nghĩa Marx-Lenin xâm nhập.  Con số người chết lên tới 100 triệu, nghiã là nhiều hơn cả con số thiệt mạng do hai cuộc thế chiến gây nên.
Lenin dùng Cuốn I Tư Bản Luận của Marx và bản Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản Năm 1848 làm lợi khí tuyên truyền và dùng
“kỹ thuật khởi loạn” của Louis Auguste Blanqui và Serge Nechayev làm lợi khí đấu tranh.
Blanqui là người Pháp, lãnh tụ của Công Xã Paris. 
Ông tuyệt đối tin rằng bạo lực có thể sáng tạo ra thế giới mới. 
Nechayev là người Nga, tác giả cuốn Kinh Bổn Bạo Lực mà Lenin dùng làm sách gối đầu giường.
Quốc Tế Cộng sản (QTCS) mặc dầu là phương tiện bành trướng của Đế Quốc Liên Xô, đã không được nói đến nhiều trong lịch sử Việt Nam.
Việc Hồ Chí Minh là một trong những người Á Châu đầu tiên được tuyển dụng làm việc cho tổ chức này cũng ít người trong nước biết tới. 
Đảng CSVN cũng như đảng CSTQ là những chi bộ của QTCS cũng là một thực tế ít được phổ biến.
Trong thời gian làm việc ăn lương của tổ chức QTCS, Hồ Chí Minh đã thực hiện ba vụ sang đoạt quan trọng mà lịch sử do những người cộng sản biến tạo đã cố tình không ghi chép.
Vụ sang đoạt thứ nhất xảy ra vào thời điểm 1924, trong chuyến công tác đầu tiên họ Hồ thực hiện cho Kremlin.  Lần này Hồ sang đoạt Tâm Tâm Xã của cụ Phan Bội Châu rồi âm mưu với Lâm Đức Thụ bán cụ cho mật thám Pháp. 
Tất cả những thành viên của TTX bị Hồ tuyên truyền để trở thành hạt nhân cộng sản trong tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội sau này.
Vụ sang đoạt thứ hai xảy ra vào thời điểm 1938  khi QTCS  sai Hồ sang Hoa Nam công tác lần thứ hai.  Lần này Hồ sang đoạt tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của cụ Hồ Học Lãm và một Trung Tâm Huấn Luyện quân sự của cụ Trương Bội Công. 
Cả hai cụ Hồ Học Lãm và Trương Bội Công đều là những nhà cách mạng quốc gia sang Tàu hoạt động cùng thời với cụ Phan Bội Châu.
Vụ sang đoạt thứ ba xảy ra vào thời điểm 1954 khi trận đánh Điện Biên Phủ mang thắng lợi cho phía cộng sản. 
Hiện nay đang nổ ra những vụ tranh cãi giữa Trung Quốc và Việt Nam về công lao trong trận đánh này.
Phiá Trung Quốc lấy điểm cho tướng Tàu Vi Quốc Thanh và đại sứ Lã Qúy Ba, còn phía Việt Nam thì giành công cho Võ Nguyên Giáp. 
Thật ra thắng lợi tại Điện Biên Phủ phải được xác định là công lao của lòng yêu nước và sự hy sinh của những người Việt Nam đã quên mình đấu tranh cho quyền lợi của tổ quốc. 
Tiếc thay, lòng yêu nước này đã bị Hồ Chí Minh nhẫn tâm sang đoạt để phục vụ tham vọng bá quyền của Đế Quốc Cộng Sản Liên Xô.
Hồ Chí Minh chết không yên vào năm 1969 vì thời gian đó đất nước đang còn bị chia đôi. 
Đến năm 1975, tuy lãnh thổ được thống nhất nhưng lòng dân vẫn ly tán và quyền tự do của 85 triệu đồng bào lại bị sang đoạt lần thứ tư bởi những người kế nghiệp họ Hồ.
Nhìn chung, lịch sử của Việt Nam trong suốt thời gian bị cộng sản cai trị chỉ là một chuỗi dài sang đoạt và lừa lọc.


Cho nên lịch sử Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu cần được viết lại.  Viết lại để mọi người biết rõ về những quyền tự do mình được hưởng, biết rõ về những tác hại do họa cộng sản gây ra, biết rõ về bổn phận của mỗi con dân đối với tổ quốc.
Viết lại để trang bị cho nhau một “tư tưởng mới”,
tư tưởng của thời hiện đại và dọn đường cho dân tộc nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng dân chủ của thế giới văn minh./.
NCQ (2)
NXB Tiếng Quê Hương, 2010 – 472 Seiten
Tác phẩm “Việt Nam Trong Chiến Tranh Tư Hữu” của tác giả Nguyễn Cao Quyền ra mắt độc giả vào ngày 16/10/2010 tại Virginia  USA. 
Có thể đặt mua tại
Tủ Sách Tiếng Quê Hương :
Trần Phong Vũ, 14924 Dillow Street Westminster CA  92683,
hoặc Uyen Thao,  PO Box 4653,  Falls Church  Va 22044.

Bài đọc thêm

Tưởng Năng Tiến

http://url9.de/Pca

Đoàn Thanh Liêm

http://url9.de/Pcb