Tắm mát ngọn sông đào

hoang-h-thuy-1

Sông Thương nước chảy đôi dòng,
Dòng trong, dòng đục, anh trông dòng nào?
Muốn tắm mát thì lên ngọn con sông đào,
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh…

Câu ca dao trên gợi nhớ đến nhà văn Hoàng Hải Thủy ,

Đứa con trai bà Cả Đọi „ hay „Công tử Hà Đông“ , không chỉ vì Tuyển tập Tắm Mát Ngọn Sông Đào do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành ở Paris năm 1982 , với những bài viết „ chui „ của „Công tử thành Hồ „ từ những năm tháng mịt mờ 1975-1990 .

Cuộc đời nhà văn Hoàng Hải Thủy  qua  bài Xẩm Xoan ông làm tạo mối cảm khái ,hào sảng nhưng buồn man mác  theo câu ca dao :

Muốn tắm mát thì lên ngọn cái con sông đào
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh

Đôi tay anh vín đôi cành
Quả chín anh hái quả xanh anh vồ
Năm sáu năm nay anh ăn ở Thành Hồ
Cơm nhà quà vợ nửa rồ anh lại nửa điên
Sống quẩn quanh ngày tháng nó nặng chiền chiền
Ngày rơi ngày muộn, đêm phiền theo đêm
Nhưng mà em ơi…
Anh ngẫm cái thân anh đến giờ này
anh còn nệm ấm, giường êm.
Vợ thương, con thảo, anh còn rên cái nỗi gì

Bạn bè anh như lá đài bi
Đứa thì dãi nắng, đứa thì dầm sương
Thằng sông Vô Định phơi xương
Thằng thì con vợ nó phú lỉnh một đường sang sông
Thơ xanh anh chép giấy hồng
Lúc hèn thì đến Quận Công cũng hèn.
Nói gì rằng đỏ, rằng đen…

Bài trên  là một kiểu Phóng Dzao hay phóng tác Ca Dao của Công tử Hà Đông .

Khoảng „Nón cối, dép râu, A-ka, cờ đỏ ngơ ngáo vào Sài Gòn. Cuộc biển dâu khủng khiếp bắt đầu“ .(Trong bài viết này các câu chữ in nghiêng ,nếu không có ghi chú thì đều là những câu chữ của nhà văn Hoàng Hải Thủy)..cũng là giai đoạn trầm luân của những người văn nghệ sĩ Miền Nam VNCH .Khởi đầu là những buổi bị „ lùa „ vào Hội trường đểHọc tập và Cải tạo tư tưởng“ (nói theo tiếng Đức là Gehirnwäsche : „ tẩy não“).

Những cây bút nổi danh dưới chế độ VNCH phút chốc bị biến thành „ phần tử phản động“ hay bị khoát lên tấm áo có tội danh nặng nề hơn :„Biệt Kích Văn Nghệ „.

Họ bị bắt ở tù không thời hạn và từ từ đưa vào các trại cải tạo mịt mù xa thẳm ,một số đã vĩnh viễn không còn quay về với gia đình.

Năm 1986, trước ngày Đại Hội Đảng Kỳ 6, Công An Thành Hồ đã dàn dựng đưa bọn „Những Tên Biệt Kích Cầm Bút“ ra tòa với cái tội „gián điệp“. Năm ấy họ muốn dựng một vụ Xử Án Điển Hình kiểu „Sát Nhất, Nhị, Tam, Tứ Nhân, vạn vạn nhân cụ, “ một vụ án làm cho tất cả những anh Con Trai, Con Rể, Con Nuôi, Con Hoang, Con Rơi, Con Rớt Nhà Bà Cả trên cõi đời này sợ teo luôn. Nói rõ hơn năm 1986 họ muốn xử chúng tôi với mức án đại khái như vầy:
1. Doãn Quốc Sĩ: Tử hình hay chung thân.
2. Hoàng Hải Thủy: Chung thân – 20 niên.
3. Dương Hùng Cường: 18 niên.
4. Lý Thụy Ý: 15 niên.
5. Nguyễn Thị Nhạn: 12 niên.
6. Hiếu Chân Nguyễn Hoạt: 10 niên.
7. Khuất Duy Trác: 8 niên.
8. Trần Ngọc Tự: 8 niên.

( Hoàng Hải thủy – Những Tên Biệt Kích Cầm Bút (I)

hoanghaithuy (4)

Sau hai lần bị bắt tù giam trong khoảng thời gian từ 04.1984 đến tháng 2.1990, đến năm 1994 khi thoát được qua Mỹ ,nhà văn Hoàng Hải Thủy đã bước qua lứa tuổi „ sáu bó „.Dù vậy cho đến nay ,hơn 20 năm ờ hải ngoại , dù tuổi đời đã cao ông vẫn tiếp tục viết không ngừng nghỉ.Ông đã thực sự là một chiến sĩ lấy ngòi bút làm vũ khí ,như lời một độc giả nhận xét:

“Trong số những văn nghệ sĩ tù nhân chính trị được bên ngoài can thiệp và thả ra, rời Việt Nam sống lưu vong ở Hải Ngoai, Hoàng Hải Thuỷ và Nguyễn Chí Thiện có lẽ là hai tên tuổi lẫy lừng không ngại cầm bó đuốc làm công việc phản kháng chính trị đáng được ca ngợi.Dù ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào, họ vẫn tiếp tục nói lên tiếng nói Chân Thật và Tự Do của những người cầm bút hào sảng không khuất phục và không xuội lơ.”

Đấy là hào khí luôn chực trỗi dậy của người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh bi đát nhất :

Vẫn nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu Nước Xưa.

( Thanh Nam-Thơ Xuân đất khách )

Suốt cuộc đời cầm bút nhà văn Hoàng Hải Thủy đã có vô số  tác phẩm sáng tác trước 1975,sau 1975 , sáng tác trong thời gian tù đày và sáng tác ở hải ngoại.Nổi bật trong sự nghiệp văn chương của ông là những tác phẩm dịch thuật ,như một độc giả đã ghi trên mạng Web:

“Ông được xem như là Vua Phóng Tác của nền Văn Học Miền Nam 1954-1975. Những phóng tác của ông như Kiều Giang — Phóng tác Jane Eyre của Charlotte Bronte, Ðỉnh Gió Hú. Phóng tác Wuthering Heights của Emily Bronte, Tìm Em nơi Thiên Ðường. Phóng tác My Cousin Rachel của Daphne du Maurier, Như Chuyện Thần Tiên — phóng tác Scorpion Reef của Charles William, phóng tác một số tiểu thuyết điệp viên James Bond 007 của Ian Fleming, được nhiều người tìm đọc chỉ sau truyện Chưởng của Kim Dung vào thời kỳ sung mãn của nền Văn Học Miền Nam 1954-1975.”

kieugiang

Giống như hai câu thơ của Bùi Giáng

Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi
Đi lên đi xuống đã đời du côn
.“

Ngòi bút của nhà văn lớn miền Nam trước 1975 -Hoàng Hải Thủy có cá tính điển hình của vùng đất Sàigòn ,mở đầu với „ Bốn món ăn chơi, lôi cuốn độc giả theo những bước nhảy của „ Vũ nữ Saigon“ ,với giọng văn „ Nổ như tạc đạn „ hay những tình tiết lâm ly kiểu

„ Yêu lắm cắn đau „.

Qua giọng văn dưới hình thức phóng sự pha lẫn tự thuật,tản mạn ,tạp ghi có người đã nghĩ ,những gì nhà văn Hoàng Hải Thủy viết không phải là „ một thứ văn chương“ đúng theo họ nghĩ về „ văn chương“. ? Có lẽ những người này chỉ biết duy nhất một „ thứ văn chương“ nào đó ,mà không hề biết thưởng thức dòng  văn chương mang phong cách của một  „ Sàigòn tả pí lù“.

Khi bàn về hai chữ „ Nhà văn „ với nhà văn  Hoàng Hải Thủy , nhà văn Duyên Anh đã ghi :

Tôi không đợi đi vào văn học mai sau, vì mai sau tôi chết rồi. Vậy thì xin cho phép chúng tôi làm thợ viết như thợ đóng giầy, thợ hồ, thợ mộc, thợ dệt, thợ may… Hãy là người thợ chăm chỉ làm việc, nỗ lực sáng tạo, có lương tâm nghề nghiệp, có chính kiến rõ rệt hơn là nhà văn lười biếng, gặm sứ mạng như chuột nhắt gặm sắt, rúc đầu xuống cát như đà điểu hèn mọn. Người ta không muốn bạn tôi là nhà văn thì bạn tôi là thợ viết.

Thợ viết Hoàng Hải Thủy là tấm gương lớn cho những người tự học. Tiếng Pháp tự học. Tiếng Anh tự học. Tiếng Tầu tự học. Rồi dịch và phóng tác truyện Pháp, truyện Anh, truyện Tầu. Thủy đọc nhiều, nhớ kỹ. Thông minh và sâu sắc. Chỉ mắc một tội, lụy vợ. (Các bà sẽ hài lòng lắm). Vợ mà giận bỏ đi, Thủy buông xuôi mọi việc. Vợ mà trở về, Thủy viết lách hăng say”

Th viết“ đấy là hai chữ khiêm nhượng của nhà văn Duyên Anh.

Riêng tôi nghĩ, khi viết về Duyên Anh hay Hoàng Hải Thủy hai chữ „ NHÀ VĂN „ xứng đáng đặt trước tên của hai ông .

Và phải được viết hoa cả dấu huyền lẫn dấu á ( theo lối ghi của nhà văn Hoàng Hải Thủy).

yeutien

Mức độ viết hay và nổi tiếng của nhà văn sẽ được công nhận qua số độc giả ái mộ. Nhà văn Hoàng Hải Thủy có giọng văn cá biệt , nổi bật qua cách dùng từ ngữ phong phú, duyên dáng độc đáo , khắc sâu vào tâm khảm người đọc, quyến rũ độc giả.

Dù không cần để tên Hoàng Hải Thủy khi đọc người ta cũng biết đó là văn của ông.Đấy là điểm thành công trong sự nghiệp văn chương của ông,một giọng văn cá biệt làm nên tên tuổi Hoàng Hải Thủy.

“Mỗi lần nhắc đến HHT là em nhớ ngay đến Kiều Giang, một tác phẩm dịch thuật độc đáo chỉ có HHT mới chuyển ngữ hay được như vậy. Tình Mộng cũng thế! Anh quả là một văn tài lớn của VN.” ( một độc giả )

Khi đến với tủ sách Tiếng Quê Hương hai tác phẩm tôi muốn đọc đầu tiên là hai quyển sách của nhà văn Hoàng Hải Thủy :

“ Sống và Chết ở Sài Gòn ““ Viết ở Rừng Phong “

Những ai yêu Sàigòn trước 1975, muốn nhớ về Sài gòn trong thời gian sau 1975 ,muốn biết về số phận những người con của Sài gòn sau 75 với tâm trạng :

Một năm người có Mười Hai tháng

Ta trọn năm dài Một Tháng Tư “

( Thanh Nam-Thơ Xuân đất khách)

Muốn biết cuộc sống người dân bị đày ải ,truân chuyên như thế nào qua những chính sách nhà nước CS đã áp đặt lên miền Nam sau 75. Muốn biết về những cửa ngục tù và trại cải tạo dành cho giới Văn nghệ sĩ  Miền nam sau 75 như thế nào nên đọc qua :

Sống và Chết ở Sài Gòn “ của Hoàng Hải Thủy .

books1

Ông không chỉ viết cho những gương mặt văn nghệ sĩ  ở Sàigòn sau 75 mà đến nay  vẫn còn viết cho cả những người bạn còn đang sống hay đã mất ở Sài Gòn, hải ngoại:Nguyễn Mạnh Côn, Dương Hùng Cường Dê Húc Càn, Nguyễn Hoạt Hiếu Chân, Hoàng Vĩnh Lộc, Minh Ðăng Khánh, Trọng Nguyên, Tam Lang, Trần Việt Sơn, Vũ Bằng, Cát Hữu, Trịnh Viết Thành, Huy Cường, Minh Vồ, Hoàng Ly…Nguyễn Thụy Long , Nguyễn Ðình Toàn ,Thụy Vũ , Vũ Bình Thư-Lã Phi Khanh,Nguyễn Thị Hoàng, Thanh Thương Hoàng ,Thái Thủy ,Vương Ðức Lệ ,Doãn Quốc Sĩ , Dương Nghiễm Mậu, Tú Kếu , Chóe , Văn Quang , Hồ Nam , Uyên Thao ..

Năm 2009 sau khi “ Hồi Ký Một Thằng Hèn “ của nhạc sĩ Tô Hải xuất hiện, có dịp đọc những bài viết của nhà văn Hoàng Hải Thủy về nhạc sĩ Tô Hải, tôi đã tự nghĩ thầm

“ Xem chừng như “ Công tử Hà Đông “ đang lội ngược dòng ?”.

Ngẫm nghĩ lại, một người đã nhất quyết chọn “ con Sông Đào”,chọn “dòng nước sạch “để tắm mát, thì chẳng có dòng nào khác để bị gọi là “ ngược dòng”.

Khi đọc đến câu trích đoạn trong “ Hồi ký một thằng hèn” :

Sáu câu vọng cổ với lời ca rẻ tiền, văn chương ba xu, mỗi khi nghe mấy ổng nghêu ngao sáu câu bên chiếu rượu là tôi phải tìm chỗ đi “rửa tai” ngay.”( Hồi Ký Thằng Hèn.) Công tử Hà Đông cũng muốn đi “rửa tai” ngay, không phải vì ông có cảm tình với cải lương mà có lẽ từ thâm tâm ông không hề ưa những “ Thằng hèn “ , đặc biệt những “ Thằng hèn“ trong giới cầm bút ,ca sĩ  và nhạc sĩ.

Ông đã ghi liền cho bọn văn nghệ sĩ vì quyền lợi  đã cam tâm bắt tay quỵ lụy  nhà cầm quyền  CS  hai câu : 

“ Một bầy thú phục khẩn cầu,

Uốn lưng, ngửi đít, dập đầu liếm phân”.

Liếm phân Câu Tiễn ,ăn phân... với kiểu chửi thẳng thừng như thế , có lẽ ông bị mất nhiều ủng hộ ,đồng tình . Vì tất cả những “tên tuổi “ ông đã chưởi thông thường đều có “ dây mơ rễ má “ trong cùng giới sinh hoạt văn nghệ với nhau.

CongTuHaDongRP

Những bài viết tiếp ở quyển “ Viết ở Rừng Phong “ phần lớn là những phản kháng rất dũng cảm , bất chấp dư luận áp đảo.

Hãy đọc “ Viết ở Rừng Phong “ để nghe ông nói về “ Người Mỹ Trầm lặng”,về“Nếu đi hết biển –Trần văn Thủy“ về giới văn sĩ Bắc hà “ vang bóng một thời “, “ Trung tâm ăn phân” ( Trung tâm William Joiner),.

Hay những kỷ niệm ,những mẫu chuyện đau  thương,tình bạn thâm sâu khó phai mờ trong trí óc..với  những bạn hữu văn, thơ :

Đinh Hùng,Nguyễn Chí Thiện ,Văn Quang..“Chú Tư Cầu“ v  v…Hay về “ Đệ nhất phu nhân“.

Những bình luận của ông về các nhân vật trong “ Kiều “ qua những trang “ Tại ngục vịnh Kiều“.Đặc biệt chương  chót dành cho nhà thơ “ Nguyễn Chí Thiện“.

Trong thời buổi “ vàng thau lẫn lộn” , khi các dòng nước đục trong bị đảo lộn tùng phèo chung vào nhau , nghĩ về ông , cám cảnh những mối buồn thương của ông , khiến ngậm ngùi nhớ  câu ca dao :

Muốn tắm mát thì lên ngọn sông Đào
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh
Đôi tay vít lấy đôi cành
Quả chín thì trẩy quả xanh thì đừng
Vào rừng chả biết lối ra
Thấy cây núc nác ngỡ là vàng tâm
Thế gian lắm kẻ phải nhầm…”

Tháng 3 ,tháng Sinh nhật của nhà văn Hoàng Hải Thủy , xin gửi đến ông „online „ bài viết này cùng bài ca trong Phim“ Kiều Giang

– Never Alone „

Một nhà văn như Hoàng Hải Thủy không bao giờ cô đơn vì bao giờ cũng có độc giả,bạn bè nhớ đến ông , nhớ tấm lòng nhân hậu ,nhớ quãng đời gian nan của  “ Đứa con Trai bà Cả đọi “ . Nhớ những mẫu chuyện ông kể về những ngày „ lên xe bông“  tại thành Hồ cho đến khi „bước chân lãng tữ “ trên “bánh xe khấp khểnh“ đến xứ người, những buổi đầu tiên nơi Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích những ngày tháng ngồi đếm lá rụng giữa Rừng Phong:

Thời gian vỗ cánh bay như quạ

Những ngày như lá, tháng như mây..

Dòng thời gian dài một ánh bay…

Thấm thoát chàng công tử phong lưu ngày nào nay đã hơn „ tám bó“Những chữ ngậm ngùi thương cảm trở nên vô nghĩa khi người ta đạt đến khoảng tuổi ấy mà vẫn còn cầm bút . Người ta không  ngậm ngùi thương cảm cho một chiến sĩ luôn nắm vững vàng vũ khí của mình đến giờ phút cuối, chỉ có  cảm phục và kính trọng .

„ Gửi bốn lạy: lạy bút ,lạy nghiên ,lạy đèn lạy sách.

Quá thương ai đàn phách hết đêm nay „

( Tản Đà)

Mèn ơi…cảm khái gì đâu ..khi nhớ đến ông..

…nhà văn Hoàng Hải Thủy.

jane-eyre

Cuối cuộc đời ngồi đong đếm lại quãng thời gian đã trôi qua , có lẽ ông đã thấy mình có cuộc đời hạnh phúc vì mãi đến hôm nay ông vẫn còn cầm bút  như ông đã bảo
Tôi sẽ viết mãi. Viết là hạnh phúc và là lẽ sống của tôi.“

Cầu chúc ông sống khỏe mãi như ngòi bút của mình.

Dương Hoàng Mai

Munich

18.03.2013

Tài liệu tham khảo

1) Mùa Hoa Anh Đào

http://hoanghaithuy.wordpress.com/2011/04/20/mua-hoa-anh-dao/

2) Mời đọc thêm Tiểu sử nhà văn Hoàng Hải Thủy và các bài viết của ông ở trang:

http://url9.de/z8G

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s