Lững thững giữa đời

LE_THIEP

Mở đầu tác phẩm „Lững thững giữa Đời „ nhà văn Lê Thiệp nhẹ nhàng dẫn độc giả „lững thững“ bước cùng ông trở lại những năm tháng một đời người với „Bút ký Hoa Đào“. Dưới bóng cây hoa Đào tại một làng quê Bắc Việt ông đã chào đời ,để từ đó hình ảnh hoa Đào theo gót chân ông đến quãng trời lưu lạc xứ người . Từ Mỹ Cây Đào lại quay về quê hương tại Đà Lạt, những cây đào tác giả đã bỏ công gửi về với niềm hy vọng vào một ngày nào đó Đào sẽ nở hoa.
( rất tiếc khí hậu Đà Lạt khác Mỹ..nên không biết giờ Những cây đào ông gửi về trồng  tại Đà lạt đã nở hoa chưa ?)

Câu chuyện kể kế tiếp cũng nhẹ nhàng dẫn độc giả trở về ký ức tuổi thơ với những con cá xiêm lia thia nuôi trong các chai lọ bé xíu cùng câu Ca dao gợi nỗi buồn man mác:Chim quyên ăn trái nhãn lồng <Thia lia quen chỗ,vợ chồng quen hơi”

Phải ,“Thia lia quen chỗ” chứ không thể “quen chậu”.Vì có ai nuôi cá lia thia trong chậu bao giờ?

Câu chuyện “Thia Lia quen chỗ”không dừng lại ở điểm sai biệt từ ngữ .Theo những con cá lia thia người kể như đang bơi về dòng nước cũ ,“không quên chỗ cũ”,như nỗi niềm người viễn xứ thương nhớ quê xưa”..như con cá lia thia quen với cái vũng nho nhỏ đâu đó bên bờ ruộng Rạch Miễu”(Lững thững giữa đời-trang26).

Câu chuyện thứ ba để độc giả có thể „ lững thững“ bước theo tác giả là câu chuyện vềHoa báo xuân“, hoa Forsythia hay dân Hải ngoại thường gọi là hoa Mai tây do nó nở vàng rực báo hiệu mùa Xuân đang quay về sau những ngày đông lạnh lẽo. Quyết định mua căn nhà có bụi hoa Báo Xuân được kể như hành động vô thức tô đậm lòng thương nhớ quê hương nơi tận cùng tâm thức .

Qua 3 câu chuyện mở đầu trên nhà văn Lê Thiệp đã cho thấy nét điển hình của những cây bút Hải ngoại : nói lên nỗi thao thức ,trăn trở nhớ thương quê nhà của người xa xứ.

Lê Thiệp


Những câu chuyện kế tiếp gồm 23 câu chuyện của „Lững thững giữa Đời“đã cho thấy tốc độ sống bận rộn đến tất tả của một phóng viên Làng Báo Miền Nam, trong những năm trước 1975 ,thật sự không hề „lững thững „ chút nào.Cùng với những tên tuổi trẻ của Làng Báo Miền Nam trước 1975 như Trần Trọng Thức, Trương Lộc, Lê Phú Nhuận, Vũ Ánh, Dương Phục, Bình Minh, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đại, Bảo Hòang, Phan Thanh Tâm, Nguyễn Thiên Ân, Tiến Sơn v.v…Lê Thiệp , chàng phóng viên trẻ tuổi của nhật báo Chính Luận đã lăn lộn ngay từ buổi đầu vào nghề, qua những câu chuyện kể với các tựa đề sôi nổi như  “Làng báo Sài Gòn thiếu chân chạy”, “Chuyện cổ tích typo”, “Phi kiếm hiệp bất thành báo”, “Nhà báo nông dân”,“Con chữ“..
Qua loạt chuyện kể về nghề Làm Báo , tác giả đã biến “Lững thững giữa đời“phút chốc thành thiên ký sự nhiều tập dồn dập về Làng Báo Miền Nam thưở xưa . Khi ở chổ đứng của người phóng viên „chân chạy“ ngoài vĩa hè , cho đến những giờ phút sát sao cận kề nhịp thở cùng những người đang in ấn, luôn lem luốc mực Typo , Lê Thiệp đã cho người đọc lướt qua hàng loạt những từ ngữ điển hình của Làng Báo Miền Nam : „Xe cán chó „ „Từ thành tới tỉnh“ của bản tin Văn Đô đến bản tin Viễn Ấn .Từ bản tin Tòa án,tin Đài ,Việt Tấn xã đến Việt nam ký sự .

Bên cạnh các bản tin là „Ao thả vịt“ của Chu Tử ,tiểu thuyết phóng sự Hoàng Hải Thủy , phóng sự chiến trường „Mùa Hè Đỏ Lửa“của Phan Nhật Nam..vvVới “Phi kiếm hiệp bất thành báo” tác giả nhắc lại chuyện „câu độc giả „đặc biệt duyên dáng của những tờ báo Miền Nam thưở xưa bằng các truyện Kiếm hiệp Võ hiệp ,đến truyện Chưởng được tải đăng từng kỳ của Kim Dung. Luôn cả truyện Kiếm hiệp „made in Việt Nam“ „Kỳ nữ Gò Ôn Khâu của Hoài Điệp Thứ Lang-Đinh Hùng .Cho thấy không khí say mê đọc truyện Chưởng của dân miền Nam thưở đó .

„Lững thững giữa Đời“ kể nhiều về những kỷ niệm đậm sâu cùng các đồng nghiệp, trong đó có những gương mặt đặc biệt khó quên của Làng Báo Miền Nam trước75 như:Nhà báo của các nhà báo“ ông Như Phong Lê văn Tiến, ông „Nhà báo nông dân”: Thái Lân,chủ tòa soạn báo Chính Luận. Nhiều câu chuyện kể khó quên như chuyện tòa soạn báo Chính Luận bị đặc công Việt Cộng đặt mìn cho nổ sập vào năm 1969 , vì đã dám đăng tin Hồ chủ tịch qua đời , trong khi miền Bắc muốn giấu tin này với quốc tế. Truyện kể về Nguyễn Ngọc Linh, giám đốc Đài Truyền Thanh, có cuộc đời hoạt động sôi nổi không chỉ trong giới Truyền Thanh Báo chí mà gắn liền đến hoạt động của các chính khách cùng các sự kiện lịch sử thưở đó.  Một chi tiết buồn cười đến kỳ quặc kể về việc ông bị công an Việt Minh bắt bỏ tù , buộc tội phản động với câu hỏi về cái tên quán phở Hải Hồ của ông 

( Tại sao ông dám đặt tên Nguyễn Hải Thần lên trên tên Bác Hồ ?)

Không hổ danh là một Phóng viên của Làng báo Miền Nam trước75, chỉ qua vài mẫu ký sự Lê Thiệp đã khắc họa cho người đọc hình ảnh thật rõ ràng đến từng chi tiết của Làng báo MiềnNam , cùng những gian truân vất vã của cuộc đời Phóng viên để  vô số tin tức , bình luận sôi nổi ra đời.Tiếp theo những kỷ niệm bạn bè thưở xưa tại quê nhà là chuyện kể về những người bạn thật đặc biệt nơi Hải ngoại,  như câu chuyện với „Ông sư Biệt động quân „trong „Tâm Kinh“ .

Đặc biệt hình ảnh có một không hai của „Sư ôngTrí Hiền“, vị sư đã cùng tác giả xuống đường tại Nhật để phản đối Việt Cộng . Một Sư ông dám từ bỏ tài sản,địa vị để khoát mảnh áo nâu sòng của giới Tăng già Bắc Việt, dâng hiến trọn cuộc đời cho dân tộc Việt. Câu chuyện về Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, nhân vật lịch sử đã gây ấn tượng mạnh cho tác giả qua bài thơ „ Bán Than“ như vận hợp vào chính cuộc đời tác giả với thật nhiều tâm sự u ẩn nhưng luôn vang tiếng cười hào sảng.

Xen kẻ những mẫu ký sự là các câu chuyện ngắn có tính cách phóng sự , ghi lại từ những lần đi làm phóng sự chiến trường.Với các truyện ký ngắn „Ngã Tư Xoài đôi“; “Tù binh“;“Trăng Đại nội“;“Mưa ở Mộc Hóa“ dù chỉ chấm phá vài nét , tác giả đã ghi khắc rõ không khí căng thẳng khi hành quân ở các thị trấn tỉnh nhỏ thời chiến và tính sắt máu của Việt Cộng khi thi hành các bản án lên đầu người dân vô tội  đã bị họ ghép cho hai chữ “phản động“, “phản bội“…
Truyện“ Độc hành tìm xác bạn“ là câu chuyện cảm động kể về người phóng viên chiến trường Mỹ Voi cương quyết quay lại chiến địa , lật giở từng xác người , để tìm cho ra xác người bạn đồng nghiệp Nguyễn Ngọc Bình.

LeThiep

Với kinh nghiệm từng trãi trong nghề bán Phở tại hải ngoại , nhà văn Lê Thiệp đã khiến độc giả mĩm cười thú vị qua cách kể chuyện hóm hĩnh, tinh tế tả cảm giác ăn lại bát phở Hà nội sau bao năm xa cách quê hương. Một bát phở với hương vị của trái quất thế chanh, chưa ăn hết nữa bát đã bị đóng váng mỡ vì mãi nhìn cảnh nhân viên hàng phở đang đổ nồi nước lèo dư xuống miệng cống trên vĩa hè , trước mặt người ăn. Tô phở Bát Đàn nổi tiếng đã được vắt vào 3 miếng quất kỷ lưỡng với niềm hy vọng sẽ không bị đau bụng sau khi ăn , trong khung cảnh đầy rác rưỡi trên nền đất nơi mọi người xì xụp tranh nhau ăn Phở.

„Kim tiền thoát xác“ có không gian trái hẳn với khung cảnh ăn phở tại Hà nội Đây là câu chuyện kể về một món ăn đặc biệt nơi xứ Mỹ qua khẩu vị người Việt sành ăn. Một chút huyền thoại về đời sống con ve sầu trong khung cảnh bảng lãng thi vị của miền rừng xanh rợp lá phong . Cách nấu ăn điềm đạm trầm tư như đang thiền đã tạo hương vị khó tả cho món ve sầu ngâm nước mắm chiên bơ ,một hòa hợp giữa hai nền ẩm thực Âu Á. 

Phần phụ lục là các bài viết của những Gương mặt Ký giả nỗi danh từ thưở trước 75 cho đến ngày nay,tại Hải ngoại :  Hoàng hải Thủy viết về „ Tiểu thuyết phơi ơ tông“,Tiến Sơn kể lại „ Một thời trực tiếp truyền hình“ ,

 Lê Phú Nhuận ghi lại „Một thời làm báo nhà nước“   và Nguyễn văn Khanh ,giám đốc đài Á Châu tự do „Nói chuyện làm báo hải ngoại“.

Với phần kết thúc như trên „Lững thững giữa Đời“ xứng đáng là quyển sách đại diện giới thiệu Làng Báo của MiềnNam trước 1975 cũng như cho Làng Báo tại Hải ngoại.

Nhà thơ Du Tử Lê đã nói về khía cạnh văn chương trong các tác phẩm của Lê Thiệp „.như những nhát dao dứt khoát, sấn sổ trên một khối gỗ xù xì để hình thành chân dung một nhân vật, một sự kiện.”
Với giọng văn nhẹ nhàng ,bình dị nhưng chứa chất nhiều cảm xúc sâu lắng „Lững thững giữa Đời „ đã giúp người đọc cùng tác giả nhẹ nhàng lướt qua nhiều đoạn đường khúc khuỷa gay go trong lịch sử với  những câu chuyện kể khó quên .

Cho thấy cách nhìn cuộc sống „nhẹ nhàng,lững thững“ nhưng đậm sâu tình nghĩa của một tấm chân tình dâng hiến cả cuộc đời cho người thân,bạn hữu,đồng nghiệp,đồng bào.

Dương Hoàng Mai
Munich
27.08.2013

Bài đọc thêm
Đọc ‘Lững thững giữa Đời’ của Lê Thiệp:
Trùng Dương
http://url9.de/G8B
Trịnh Bình An
http://url9.de/G8C

Nguyễn Đình Toàn

http://t-van.net/?p=10137

Lững Thững Giữa Đời
Lê Thiệp – Tiếng Quê Hương xuất bản Virginia, 2011

340 trang- 20 đôla.

2 Antworten zu “Lững thững giữa đời

  1. Thưa các Ông: Tôi muốn mua toàn bộ sách của Lê Thiệp hiện có trong tủ sách của quí Ông.

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s