CUNG TRẦM TƯỞNG
LỜI MÀO ĐẦU
Bài dưới này được viết cách đây gần 16 năm và 6 năm trước khi có Nghị quyết 36 quy định đường lối và chính sách kiều vận của Cộng Sản.
Kể từ đó đến nay Cộng Sản vẫn không ngừng đẩy mạnh sự xâm nhập có kế hoạch của chúng vào sâu bên trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại trên các lãnh vực chính trị, tôn giáo, truyền thông, văn hoá, nghệ thuật nhằm lũng đoạn, ly gián và phân hoá cộng đồng ấy.
Về quy mô, với sự bổ sung ngày càng gia tăng của các lực lượng du học sinh, lao động xuất khẩu, khách du lịch, doanh nhân ở hải ngoại, và với sự dẫn đường chỉ lối của lũ thổ công “khúc ruột ngoài nghìn dặm” ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, địa bàn nằm vùng của CS toả lan như chân rết từ cái trục chính làm bằng những đại sứ quán, lãnh sự quán của chúng đảm nhiệm vai trò tình báo chiến lược.
Phạm vi bài viết này hạn chế trong hai lĩnh vực văn hoá và nghệ thuật.
Kể từ sau khi ban hành NQ36, CS đã bỏ nhiều vốn đầu tư vào nghành biểu diễn ca-vũ-nhạc vì có một sức thu hút đông đảo quần chúng thưởng ngoạn nên có thể vừa là một công cụ tuyên truyền quy mô, hữu hiệu, vừa là một thị trường kinh doanh màu mỡ, béo bở ở đó, dưới chiêu bài trao đổi văn hoá giữa người Việt trong và ngoài nước, CS có cơ hội rửa đồng tiền dơ dáy của chúng một cách an toàn.
Mà có tiền thì chán vạn người hầu và mua tiên cũng được. Với những món lợi nhuận kếch xù thu hoạch từ việc kinh doanh nghệ thuật quần chúng trên, CS bỏ tiền cho tay sai – những tên bầu sô chuyên nghiệp – đứng ra tổ chức trên các sân khấu quy mô ở Las Vegas, Hollywood, Baltimore những cuộc thi hoa hậu lộng lẫy có sự tham gia của các thí sinh đến từ Việt Nam mà đa phần là gái bắc, và những show ca-vũ-nhạc đắt tiền điểm xuyết bằng những mục phô diễn thời trang của các nàng người mẫu cẳng dài, lênh khênh, kênh kiệu, tất cả như những con bướm phấp phới bồng bềnh trong một biển ánh sáng đèn màu psychedelic rực rỡ ma ảo.
Tác hưởng tổng hợp đưa đẩy những khán giả dễ dãi, nhẹ dạ, chây lười thả buông vào những mộng mị xanh xao, bất nhẫn tách lìa khỏi một thực trạng đời sống hẩm hiu, khốn đốn, xác xơ, kiệt quệ, tối tăm, bế tắc, không có ngày mai mà CS đã nhẫn tâm gây nên cho hàng chục triệu đồng bào bất hạnh nơi quê hương thống khổ của họ.
Tên bầu sô đã tỏ ra linh hoạt, biết thích nghi với hoàn cảnh. Đích ngắm của hắn bây giờ là người thưởng ngoạn trung bình có một thị hiếu dưới mức trung bình nếu so với tiêu chuẩn quốc tế. Qua việc hắn cho các ca nhân biểu diễn những ca khúc ngợi ca những tình tự dân gian mộc mạc, cái mộc mạc của chiếc áo bà ba – môt thứ kitsch rẻ tiền – chủ nghĩa dân tuý thuở xưa được bôi son trát phấn vực dậy.
Hiện tượng trên phản ánh quy luật kinh tế nào, văn hoá ấy. Cuộc khủng hoảng hiện nay của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam ngoài đánh tụt mức thu nhập tính theo đầu người xuống hạng áp chót của thế giới, còn đẩy lùi trình độ thẩm mỹ của người thưởng ngoạn trung bình một nửa thế kỷ.
Bây giờ thì CS chấp nhận một cuộc trao đổi văn hoá hai chiều giữa trong và ngoài nước thay vì là một con đường một chiều từ trong ra ngoài nước như trước kia, nhưng chúng muốn nó phải tuân theo luật chơi của chúng.
Trên những sân khấu hải ngoại ta chứng kiến được những hoạt cảnh giao lưu văn hoá với các nam ca công trong nước song diễn với các nữ ca nhân hải ngoại một số không ít sáng tác của các nhạc sĩ đảng viên cộng sản. Ngay cả trong dàn nhạc đệm một người quan sát tinh ý cũng thấy được bóng dáng nằm vùng của CS qua sự có mặt của một số nhạc công xác-xô, clarinet, đàn tranh, đàn bầu nhập khẩu từ Việt Nam và thường được giao phó phần vụ dẫn xướng và đặt vào những vị trí nổi bật của dàn nhạc.
Đồng thời, cũng vẫn dưới chiêu bài giao lưu văn hoá – một giả hình của con quỷ chính trị – CS dụ các ca nhân tên tuổi ở hải ngoại, mà đa phần xuất thân từ tị nạn chính trị, về biểu diễn ở Việt Nam bằng đưa ra cái mồi nhử khó mà khước từ là những món thù lao hậu hĩ, với điều kiện là phải nạp trình trước những tiết mục biểu diễn của mình để chúng duyệt xét và phê chuẩn và không được phép hát những bài ca chống cộng sau khi trở lại hải ngoại. Sự bắt chẹt và hạ nhục người nghệ sĩ đến vậy mà cũng không làm cho một số không ít các ca nhân hải ngoại bỏ ý định về biểu diễn ở Việt Nam.
Chiến tranh bằng súng đạn đã chấm dứt từ lâu. Nhưng trận chiến văn hoá và chính trị vẫn còn đang tiếp diễn ngày càng gay gắt. Nền hoà bình hiện nay là một nền hoà bình lạnh – sự kéo dài của chiến tranh bằng những vũ khí mềm không gây máu lửa.
Bài mà các bạn sắp đọc duới đây được viết vào đầu năm 1998, nhưng chủ quan tác giả thấy nó vẫn có tính thời sự. Đó là một cố gắng phân tích chuyên sâu, tỉ mỉ tháo gỡ cái cấu trúc nội tại rối rắm của hiện tượng nhằm phát hiện bản chất của nó ở trường hợp được đề cập ở đây là tính phi dân tộc, nguỵ truyền thống và chống con người – antihumaniste – của nền văn hoá cộng sản; và đồng thời qua đó làm sáng tỏ chính nghĩa của nền văn hoá đối tuyến, nền văn hoá chống cộng của người quốc gia.
CUNG TRẦM TƯỞNG
Minnesota, ngày 15-10-2013
TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI CHỐNG MÚA RỐI NƯỚC THĂNG LONG VÀ NHỮNG CON RỐI KHÁC CỦA CỘNG SẢN
Đối với những ai hằng quan tâm tới thời cuộc thì năm 1997 là một năm đáng ghi nhớ với một số sự kiện chính trị và văn hoá nổi bật xảy ra ở hải ngoại như sau.
Về chính trị, đó là:
– vụ Hà Nội khai trương hai cơ quan đại diện ngoại giao của nó ở Mỹ;
– vụ Hạ Nghị Viện Mỹ thông qua nghị quyết ủng hộ các cuộc nổi dậy tại Thái Bình và những nơi khác ở Việt Nam;
– vụ Quốc Hội Âu Châu ra nghị quyết lên án Hà Nội đàn áp nhân quyền;
– vụ Liên Hiệp Quốc yêu cầu Hà Nội phúc đáp bản chất vấn của họ về các vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam;
– vụ Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền cạnh Liên Hiệp Quốc kết hợp với Uỷ Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam phổ biến Lời Kêu Gọi cho Nhân Quyền VN có chữ ký hậu thuẫn của 500 danh nhân thế giới (trong số này có 3 nguyên khôi giải Nobel về Văn Học và Khoa Học);
– vụ những cuộc biểu tình liên hoàn của người Việt tại Mỹ, Pháp, Đức, Luxembourg và nhiều nước khác để ủng hộ các cuộc nổi dậy đòi công bằng xã hội tại Việt Nam; và
– vụ Dương Văn Minh tuyên bố về nước để hoà hợp hoà giải với CS.
Về văn hoá có:
– vụ khủng hoảng Văn Bút VN Hải Ngoại với Khuyến Nghị Phục Hoạt Trung Tâm này của một số nhân sĩ trong và ngoài văn giới;
– vụ Văn Bút Quốc Tế tố cáo Hà Nội đàn áp văn nghệ sĩ tại VN;
– vụ báo chí nước ngoài đưa tin Hà Nội sắp trả tự do cho hai người tù lương tâm Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế;
– vụ ra mắt ồn ào tập hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên miêu tả Hồ Chí Minh là một con người bình thường với những yếu đuối muôn thuở của nó;
– vụ scandal Mẹ B40 của Video Thuý Nga bôi nhọ Quân Lực VNCH; và
– vụ lưu diễn tại Mỹ của đoàn Múa Rối Nước Thăng Long điển hình cho chính sách xâm nhập hải ngoại bằng văn hoá của CS.
Ý Nghĩa Của Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc
Đối với người VN, các sự kiện trên ngoài liên quan trực tiếp đến nhân quyền và đấu tranh trong nước, còn ít nhiều liên quan đến hai vấn đề khác: hoà hợp hoà giải dân tộc và giao lưu văn hoá giữa trong và ngoài nước. Hai vấn đề này được đề cập ở đây vì chúng có tầm vóc lịch sử và là một ám ảnh khôn nguôi của lương tâm VN. Hơn nữa, vì chúng là hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng của CS, nội dung chính trị của chúng cần phải được nhận chân trong bối cảnh của một thực trạng VN là chính trị vẫn còn là một nan đề đang chi phối toàn bộ những sinh hoạt xã hội trong nước và đang được dùng để phân hoá cộng đồng VN hải ngọai.
CS chơi lá bài hoà hợp hoà giải vì thấy nó gảy đúng cái tình tự nhớ nước thương nòi hồn nhiên của người Việt lưu vong, đặc biệt con người đã hai lần lưu vong: trước, xa quê đi làm một kẻ chợ ngô nghê; sau, lìa nước đi làm một chú khách hải ngoại ngô ngọng. Trong tiếng Pháp chữ hải ngoại là outre-mer, đồng âm với outre-mère – ở ngoài mẹ: một thứ lưu vong đứt lìa, khêu lên cái cảm giác đau đớn của phế phủ. Hơn nữa, nỗi nhớ nước mà cường độ ngày càng gia tăng với tuổi đời lưu vong trước là tiếng kêu quốc quốc đau lòng của con cuốc Bà Huyện Thanh Quan – mà CS muốn bóp chết – sau hoá mối day dứt siêu hình khôn nguôi, sự ám ảnh của nguồn sinh và cõi tử.
Ai chưa mất gốc mà chẳng muốn trở về để giúp đồng bào ruột thịt dựng lại nóc nhà cha, trùng tu ngôi mộ mẹ, ngồi gốc đa xưa nơi tôi đã tỏ mối tình đầu của tôi, và được chết ở chỗ đã cắt rốn chôn nhau, ôi cái quê hương tâm lý và vật lý tuyệt vời của tôi! Niềm khát vọng này chính đáng, đẹp, dễ thương, không thể không hoan nghênh. Một nửa thực chất của hoà hợp hoà giải dân tộc đại khái là như thế, nó liên quan đến tâm lý con người; nửa còn lại – phần cụ thể và quan trọng hơn – gắn liền với một thực tiễn lịch sử: cái khát vọng trên đã và đang bị khai thác bởi những ý đồ chính trị và kinh tế đen tối nhằm kinh doanh làm giầu bất chính và khoác cho một chế độ bất lương hai cái áo chính nghĩa và chính thống nó đang cần để kéo dài sự thống trị trong nước của nó và để chia rẽ cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Do có những âm mưu muốn ném đêm vào giữa ban ngày, vấn đề đã trở nên rối rắm, khó nhận dạng. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác, đắn đo suy nghĩ trước khi tin theo, đừng để thiện chí của mình bị kẻ thù dùng làm viên đá lót đường dẫn đến địa ngục.
Chẳng hạn đừng nhẹ dạ cả tin những luận điệu, chiêu bài như “còn CS đâu mà chống nó”, “hãy quay lưng lại với quá khứ và nhìn về tương lai” hay “hãy để tuổi trẻ trong và ngoài nước bắt tay nhau xây một nhịp cầu hoà hợp không hận thù”… Những luận điệu này thoạt nghe thấy khoáng đạt và có lý. Nhưng đối chiếu chúng với hiện thực thì thấy chúng viển vông và nguy hại. Bởi vì có thể ý thức hệ CS không còn thiêng như xưa nữa, nhưng chính quyền hiện thời ở VN thực chất vẫn là một chính quyền CS độc tài, toàn trị với một guồng máy công an vô sản sắt máu có quyền sinh sát đối với ai chống nó. Trong khi CS, kể cả CS ly khai, vẫn còn ngoan cố tự hào về cái quá khứ chồng chất tội ác của chúng, việc yêu cầu người quốc gia (QG) hãy bỏ lại quá khứ ở phía sau không những thiên lệch, bất công, sai trái về đạo đức mà còn làm mất đi một cơ sở xây dựng niềm quyết tâm chống cộng cao của họ. Ngoài ra, những kinh nghiệm máu xương của nửa thế kỷ qua cho thấy còn CS thì làm sao có được cơ hội để những bạn trẻ trong và ngoài nước bắt tay nhau xây dựng lại quê hương.
Bản Chất Nhân Đạo Của Người Chiến Sĩ QG
Tưởng cũng cần phải có đôi lời phân tích về luận điệu của một số bình luận viên báo chí xuyên tạc người QG là cực đoan và mù quáng. Có hơn một bài đã dùng lối phiếm luận dễ dãi để chê bai QG mạnh hơn đả kích CS, nhưng lại không đưa ra một đề nghị xây dựng cụ thể nào. Hậu quả là làm cho một số không ít người Việt hải ngoại không những đã chỉ tẩy chay một thiểu số QG quá khích mà còn xa lánh luôn cả những phong trào QG đấu tranh chân chính. Chức năng thông tin vô tư của báo chí như vậy đã bị xâm phạm, nên chúng tôi thấy có bổn phận phải làm sáng tỏ vấn đề.
Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là bản chất người QG dị ứng với sự cực đoan bởi vì họ thấm nhuần truyền thống khoan hoà và trung dung của dân tộc. Hơn thế nữa, qua vô số những trải nghiệm khủng khiếp của nửa thế kỷ qua, người QG còn hiểu rằng cực đoan, nhất là cực đoan kiểu Staliniste, Maoiste hay toàn thủ fundamentaliste, sẽ chỉ dẫn đến mù quáng, mà mù quáng không chỉ làm đổ máu vô ích hàng triệu lương dân mà còn làm hỏng cả cái chính nghĩa mình đang đấu tranh cho.
Cuộc đấu tranh của người QG không nhằm mục đích nào khác ngoài bắt CS phải từ bỏ chính quyền xấu xa của chúng, và nếu làm như vậy chúng sẽ được hưởng lượng khoan hồng của truyền thống dân tộc. Khác với người CS, người QG không mang hận thù khi đi vào cuộc chiến bởi vì hận thù không có trong bản chất họ, vậy làm sao họ có thể dĩ huyết tẩy huyết khi quân thù đã buông súng đầu hàng. Việc họ bị CS cầm tù, hành hạ, tra tấn không làm họ có ý muốn trả thù chúng như chúng đã trả thù họ vì họ hiểu rằng làm như vậy là hèn hạ, đốn mạt. Vậy, đúng lý ra thì lời kêu gọi xoá bỏ hận thù phải hướng về phía CS thay vì về phía QG.
Tính Chiêu Bài và Tính Nguỵ Truyền Thống của Nền Văn Hoá CSVN
Trên mặt trận văn hoá, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là hoàn chỉnh một cơ sở lý luận vững vàng để hướng dẫn hành động.
Ở một thời đại mà ngôn ngữ bị thoái hoá thành ngôn ngữ chiêu bài, sự vạch trần những ý đồ chính trị đen tối núp sau những chiêu bài thời danh là cần thiết. Chẳng hạn như cụm từ “giao lưu văn hoá” như đang được hiểu là một sự trao đổi văn hoá giữa quốc nội và hải ngoại là một ý niệm phi lý. Bởi vì đã cùng chung một một huyết tộc và cùng chia sẻ một cái nôi văn hoá thì làm gì có trao đổi văn hoá với nhau. Trừ phi anh tự nhận anh chứ không phải tôi mới là người Việt Nam, và nếu vậy mà vẫn cứ gọi tôi là “khúc ruột ngoài nghìn dặm” của anh và mời tôi “hoà hợp hoà giải dân tộc” – lại một chiêu bài nữa – với anh thì anh quả là một tên điếm đàng, gan đen, ruột thối muốn làm tiền và hại tôi.
Từ nhận định trên rút ra một hệ luận: vì cả hai bên đều là người VN cả và cứ tạm cho là có một nhu cầu giao lưu văn hoá thực sự với nhau, ắt phải có một bên là văn hoá dân tộc và bên kia là văn hoá lai căng hay phi dân tộc. Từ cách ăn mặc, nói năng, kiến trúc cung đường, lăng tẩm, tượng đài đến phương pháp tổ chức xã hội, chính quyền và nội dung tinh thần lẫn cơ cấu tư tưởng của nó, nền văn hoá CSVN thực chất là một bản sao sinh của hai cái gien CS Trung Quốc và CS Liên Xô ghép vào nhau. Hai cái sau chính chúng lại là hai đứa con sinh đôi do việc ghép hai cái thế giới quan marxiste và leniniste vào nhau, và sự phối gien này đã đẻ ra một chủ thuyết thế tục và vô thần triệt để có những điểm cơ bản nghịch với truyền thống tam giáo VN. Nó được nhập khẩu nguyên khối vào VN và áp đặt thô bạo lên đời sống xã hội bản địa. Kể từ sau 1000 năm Bắc thuộc trước đây, chưa bao giờ nền văn hoá dân tộc bị đồng hoá đến như vậy, với bản sắc và và căn cước của nó bị nhấn chìm sâu vào vào trong bóng tối dày đặc của một “chủ nghĩa sùng ngoại tồi tệ”, (cụm từ này là của trưởng nam một đảng viên cộng sản cao cấp để chỉ thái độ phục tùng Nga, Tầu của đảng CSVN).
Thành thử khi nghe Hà Nội nói về giao lưu văn hoá với hải ngoại ta phải hiểu rõ nó coi đó là sự giao lưu giữa hai nếp sống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa mà theo nó có một mâu thuẫn “đối kháng địch-ta” với nhau. Nó lại còn xấc xược và trơ trẽn coi giao lưu văn hoá này là một con đường một chiều từ trong nước ra ngoài nước, một tên nhắm hai đích: vừa để kiếm chác đô la, vừa để thôn tính hải ngoại bởi vì nó quan niệm văn hoá là một thứ vũ khí đấu tranh phục vụ chính trị nhằm loại trừ kẻ khác nó.
Nhận định trên của chúng tôi đến nay vẫn đúng sau hơn mười năm CS tuyên bố “đổi mới” văn học nghệ thuật, “cởi trói” văn nghệ sĩ và gia nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu. Giả sử tôi có nhu cầu giao lưu với nền Văn hoá Xô viết thì tôi sẽ tiếp xúc thẳng với Le Don Paisible của Cholokhov, La Chute de Paris của Ehrenbourg hay xem thẳng La Ballade du Soldat của một đạo diễn phim ảnh Nga mà chúng tôi không còn nhớ tên chứ tội gì mà mất công mất của đi giao lưu với các ngài Marxiste Leniniste nội hoá gốc gác Nghệ An, Hà Nội hay Nam Định.
Một cái tật phổ biến của con người thời nay là thích nói chữ nhưng lại không hiểu rõ nghĩa của chữ. Chữ nghĩa không những bị lạm dụng mà còn dùng để phục vụ những mục tiêu tuyên truyền chính trị xấu xa. Thứ tuyên truyền được nâng lên hàng văn hoá, sản xuất những chiêu bài và khẩu hiệu nhằm xuyên tạc sự thực và như vậy làm hư chức năng hội thông và đối thoại của ngôn ngữ.
Sự nhiễm độc mà CS gây ra cho chữ nghĩa trong suốt nửa thế kỷ qua trở nên trầm kha, khiến nhà thơ Lê Đạt, tự gọi mình là một tên phu chữ, phải lên tiếng kêu gọi hãy mang chữ trở về thời “ngó” của nó, thời nó còn hồn nhiên, vô tư, không biết làm hại.
Chữ ngó là cách gọi khác của chữ thơ mà René Char gọi là “những giọt lệ tinh ngần” – les larmes pures. Với Hegel, nó nằm giữa bản thể sự vật (es-sens, nguyên ngữ của essence) và cái nghĩa (sens) người ta gán cho nó. Nói cách khác, nó nằm giữa cái mà Mặc Tử gọi là “cái được gọi là thực” và “cái dùng để gọi là danh”. Khi mang thân bán cho tên chủ chính trị giáo điều – như ở trường hợp của những Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư – thơ hoá thành vè. Một cái máy nhả ra những con chữ na ná như nhau; những con chữ gượng gạo, trơ trẽn, biến chất; những con chữ vong thân, không hồn – những xác chữ. Thi nhân thuở trước giờ hoá tên sát thi. Án mạng này ký ức nghìn thu còn ghi khắc. Những dòng di cảo trần tình của hung phạm cũng không minh oan được cho y và làm nguôi sự tởm lợm của lịch sử.
Bản Chất Những Nghệ Nhân Của Múa Rối Nước Thăng Long
Kể từ sau khi ban hành chính sách kiều vận mới, CS phát động một chiến dịch quy mô mang nhiều bộ mặt nhằm lũng đoạn và phân hoá những tổ chức đấu tranh chống cộng ở hải ngoại mà chúng thấy có ảnh hưởng đến trong nước.
Chính Lê Văn Bàng, đại sứ của Hà Nội tại Hoa Kỳ, đã để lộ ý đồ ấy trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật nhân chuyến về nước vào dịp tết 1997 để nhận chỉ thị của trung ương. Vẫn với cái chủ trương cố hữu là dùng văn hoá để phục vụ chính trị, trong hai năm 1996 và 1997, Hà Nội đã gia tăng những hoạt động giao lưu văn hoá một chiều có lợi cho nó, chẳng hạn riêng ở Mỹ là cuộc triển lãm tranh lưu động Nghìn Trùng Xa Cách, cuộc hội thảo về và trình diễn chèo và tuồng cổ tại đại học UCLA và những chuyến lưu diễn của Nhạc Gõ Phù Đổng và Múa Rối Nước Thăng Long (MRNTL).
Tất cả các hoạt động này đều là một tên nhắm hai đích: dùng văn hoá, đặc biệt văn hoá truyền thống, để vận động sự công nhận rộng rãi của quốc tế về hai cái gọi là tính chính thống và tính hợp pháp của chính quyền CS. Nó hy vọng nếu đạt được hai đích lớn này, nó sẽ được Mỹ ban cho chẳng hạn cái quy chế tối ưu huệ quốc về mậu dịch mà nó đang rất cần để giải quyết những cơn khủng hoảng tài chánh, kinh tế, đầu tư rất trầm trọng có thể làm nó tiêu vong vào bất cứ lúc nào.
Sở dĩ MRNTL được mang ra phẫu xẻ ở đây là vì nó điển hình cho chính sách của CS đối đãi với văn hoá truyền thống và vì nó có tính thời sự. Nó ra đời vào năm 1969, lúc có hoà đàm Paris, và Hà Nội muốn dùng văn hoá để tăng cường mặt trận ngoại giao, mong qua văn hoá giành được những thắng lợi mà nó đã không thể có được trên mặt trận quân sự.
Trước hết hãy tìm hiểu lai lịch những thành viên của MRNTL, rồi qua đó nhận dạng thực chất của con người làm văn hoá, văn học hay nghệ thuật dưới chế độ CSVN. Sự tìm hiểu này sẽ giúp phát hiện một phần nào tính nguỵ truyền thống của nền văn hoá của chế độ ấy.
Từ trưởng đoàn Lê Văn Ngọ đến những nghệ nhân điều khiển những con rối nước và những ca nhân lẫn nhạc công, tất cả đều là đảng viên kiêm viên chức văn hoá nằm trong biên chế nhà nước. Để có được trong tay một quyển hộ chiếu xuất cảnh – một mơ ước cao sang, đắt giá, không phải bất cứ ai ở VN muốn mà có được – họ đã phải trải qua những khoá học tập thuần thục về chủ nghĩa Mác-Lê và phục vụ tích cực đảng thì mới được đảng tin cậy cho mang chuông đi đấm xứ người. Những tước hiệu “nghệ sĩ nhân dân”, “nghệ sĩ ưu tú” và những bằng “công huân” mà đảng phong cho họ và đồng nghiệp là những tấm thẻ ngà tân phong kiến phải có thì mới được hưởng bổng lộc và ngồi chiếu trên trong những buổi yến tiệc làm bằng mồ hôi và nước mắt của lương dân. Thành thử quả là ngày thơ, khờ dại khi gọi họ là “những nghệ sĩ ngây thơ trong chính trị” như một số người đã làm và tin họ là những nghệ nhân thuần tuý, đặt nghệ thuật của mình lên trên chính trị và ý thức hệ.
Khác với những nghệ nhân múa rối nước thời xưa vốn là những nghệ nhân tài tử, gốc nông dân, độc lập và tự lực cánh sinh, làm nghệ thuật chủ yếu là để vui chơi giải trí, họ là những nghệ nhân chuyên nghiệp toàn thời gian, gốc thị thành, làm nghệ thuật là để minh hoạ, tụng ca những chính sách và đường lối của đảng. Hành động tô son trát phấn cho một chế độ đang bị toàn dân nguyền rủa của họ là đáng bị lên án.
Hơn nữa – đây là điểm chính – họ không thể không là những nghệ nhân nguỵ truyền thống bởi vì họ đã được đào tạo qua một phương pháp giảng dạy cổ nhạc hỏng ngay từ gốc và đã được nuôi dưỡng trong một môi trường ý thức hệ phủ nhận triệt để truyền thống dân tộc.
Từ mấy chục năm qua, các trường dạy cổ nhạc của CS đã chỉ dạy học viên cách ký xướng âm kiểu tây phương chứ không hề dạy đọc những bản cổ nhạc theo lối ngũ âm hồ, xự, xang, xê, cống. Cho nên họ không có khả năng lột tả được những nét tính tế đặc thù của những bản nhạc này.
Trong Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 21-12-1997, giáo sư nhạc sĩ Thế Bảo viết: “Trong nhiều năm qua các nhà lý luận âm nhạc trong và ngoài nước đã lên án gắt gao thứ âm nhạc dân tộc cải biên theo kiểu phương tây về khúc thức, phong cách sáng tác và diễn tấu chạy theo kỹ thuật làm nhoè bản chất âm nhạc dân tộc VN vốn rất tế nhị với những cú nhấn nhá, rung vuốt… và sự mất dần những bài bản gốc.” Theo ông, thật là phi lý khi bắt các em phải bỏ ra 15-16 năm học đánh một chiếc đàn kìm hay thổi một cây sáo trúc vốn là những nhạc cụ ít phức tạp hơn nhiều so với chiếc piano hay violon. Ông đề nghị: “các học viên cổ nhạc cần phải học một lúc ba, bốn nhạc cụ cổ truyền, đặc biệt là học thêm về sưu tầm nghiên cứu, sáng tác bài bản dân tộc, phối âm và nhiều kiến thức về văn hoá dân tộc VN”.
Trên đây ta vừa có được một bằng chứng hiển nhiên về sự nói láo của CS khi chúng khoe khoang chúng đã khôi phục và làm phong phú thêm văn hoá truyền thống: thực sự cái chúng cải biên chỉ là nguỵ truyền thống.
Có thể đã nảy ra trong đầu óc của một vài cá nhân của MRNTL một chút dao động ăn năn nào đó, nhưng chúng tôi nghĩ con người của tổ chức, của chính sách, của ý thức hệ giáo điều, của kỷ luật tập thể, của kinh niên sợ hãi trong họ cộng với sự kiểm soát chặt chẽ của đảng uỷ đi theo đoàn vẫn còn đủ sức mạnh ghê gớm để bóp nghẹt bất cứ một manh nha thoát ly nào của họ về phía tự do và nhân phẩm. Bằng chứng là họ đã thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị của chúng tôi qua trung gian của Ordway Music Theater, tổ chức bảo trợ và trả tiền cho họ, là hãy tham gia một cuộc hội thảo công khai Việt-Mỹ về giao lưu văn hoá do báo St. Paul Pioneer Press tổ chức.
Sự kiện trên khiến chúng ta nên tìm hiểu thêm về thực chất của con người CS, kể cả CS ly khai, sau hơn 10 năm “đổi mới” văn học nghệ thuật và “cởi trói” văn nghệ sĩ của CS.
Bản Chất Của Những Con Rối Văn Hoá Khác Của CS
Dựa vào kinh nghiệm của hơn nửa thế kỷ qua, chúng tôi không tin là một người CS trung kiên mà tính độc ác, nham hiểm, xảo trá và lật lọng để tồn tại đã trở thành thâm căn cố đế lại có thể một sớm một chiều lột xác hoá một lương nhân.
Do tính hấp dẫn của nền kinh tế thị trường và đồng đô la vạn năng, có thể họ không còn mấy tin vào ý thức hệ CS nữa, nhưng họ dễ gì gột rửa được các căn tính u ám trên của họ. Để cải tạo bản thân hư đốn, họ phải có tình tự sám hối. Đây là một chiều kích tâm tư đậm nét siêu hình tôn giáo khó có thể có trong tâm hồn người CS duy vật vô thần, kể cả CS ly khai như Nguyễn Khắc Viện, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Nguyễn Hộ, Lữ Phương, Hà Sĩ Phu, Trần Độ…..
Chúng tôi rất thận trọng khi đưa ra nhận xét trên. Vì chúng tôi chưa hề thấy một ai trong bọn họ, kể cả Nguyễn Minh Châu đã tự gọi mình và gọi đồng nghiệp là đồ hèn, đã thực sự ăn năn sám hối về những việc làm xằng bậy của họ trong suốt một quá khứ lâu dài. Sau mấy chục năm làm công an tư tưởng của đảng để triệt hạ văn hoá dân tộc và bức hại những đồng nghiệp của mình thuộc nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm và những nhóm chống đảng khác, đáng lẽ ra họ phải bắt đầu bằng một việc làm tối thiểu là công khai tạ tội với nhân dân và với những nạn nhân của họ. Thay vì thế, họ đã khéo rẽ hướng ly khai của mình vào việc phê phán chung chung, trừu tượng, nặng lý thuyết về cái chế độ xấu xa họ đã phục vụ tích cực và về cái ý thức hệ điên rồ họ đã tôn thờ. Thật ra họ vẫn chưa thoát khỏi được cái bóng ma đồ sộ của Marx và Lênin và vẫn còn bị mê hoặc bởi những huyền thoại nhảm nhí về cuộc Cách Mạng Tháng Tám và hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của CS.
Họ vẫn ngoan cố không chịu hiểu đây chỉ là những chuyến phiêu lưu vô ích ngoài làm hao tổn lớn lao nhân lực và tài lực của đất nước, còn xoá nhoà đi bản sắc dân tộc của lối sống người dân miền bắc bằng nhồi nhét vào đầu họ những tư tưởng lai căng, sùng ngoại một cách mù quáng.
Đa phần ly khai vẫn chưa dứt được căn bệnh ấu trĩ cố hữu của người CS khi từ tôn thờ Marx nhẩy sang ôm chân bà phù thuỷ kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Điều khiên cưỡng, nhiều lúc lố bịch như cảnh râu ông cắm cằm bà, là họ biện hộ lập trường thiên hữu của mình bằng phương pháp luận marxiste cổ điển, một phương pháp luận được làm ra chủ yếu là để bài bác chứ không để tán dương chủ nghĩa tư bản. Là phản khoa học khi lấy những khái niệm và tiêu chuẩn marxiste cổ lỗ, chẳng hạn về nền kinh tế thị trường và mối quan hệ chủ-thợ, để đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nguyên nhân khuyết điểm này là sau mấy chục năm bị bưng bít bởi một chính sách ngu dân toàn diện và triệt để, nhận thức của người ly khai rất hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Trấn, một ly khai đầu đàn, như muốn mò mẫm tìm về một nhà thờ khi ông tỏ ra tâm đắc với một nhà văn Nga được ông trích dẫn: “Con đường dùng để làm gì nếu không dẫn đến Nhà Thờ”. Thoạt nghe thấy câu này xuôi tai và có lý. Nhưng xét kỹ thấy nó không ổn. Có thể khi viết nó, ông nhà văn Nga muốn ám chỉ đến hai phạm trù nền tảng của giáo lý Kitô: sự sám hối và sự cứu rỗi. Theo giáo lý này, sám hối là điều phải làm để chuộc tội gốc và được cứu rỗi (cứu vớt linh hồn). Do đó, để ứng hợp, câu văn hoàn chỉnh phải là: con đường phải là con đường của Sám Hối thì mới dẫn đến Nhà Thờ của Cứu Rỗi. Với CS ly khai Nguyễn Văn Trấn thích nói về Mẹ, nhưng chưa bao giờ bày tỏ sám hối về những tội ác ông đã phạm đối với Mẹ, và với đồng bào của ông, chúng tôi phải nghi ngờ lập trường thiếu trọn vẹn của ông.
Có thể vì đã mù quáng dâng hầu hết đời mình cho một chủ nghĩa vô thần sắt máu, ông đã chẳng hiểu gì về tôn giáo, nhưng nay thấy triệu triệu đồng bào của mình đi chùa hay đến nhà thờ để sống lại đức tin của họ, ông cũng muốn ví von hoạ theo cho hợp thời đại.
Theo chỗ chúng tôi được biết, động cơ thúc đẩy ông ly khai là mối thù bọn “nhân sĩ Bắc Hà” đỏ đã bội bạc với ông và những đồng chí tập kết ra Bắc của ông hơn là một giác ngộ tôn giáo.
Nói tóm lại, con đường vắng bóng sám hối của ông Trấn chỉ là một nửa sự thật, mà một nữa sự thật thì tệ hại hơn một lời nói dối: nó sẽ dẫn đến một Nhà Thờ Xã Hội Chủ Nghĩa Đổi Mới với một toà án nhân dân đổi mới cũng sẽ không thua gì toà án nhân dân chưa đổi mới về cường độ và quy mô vu oan, bức hại và khủng bố trắng lương dân.
Để được đón nhận vào lòng Mẹ VN từ bi, phổ ái và khoan dung, những người CS ly khai phải thực tình sám hối, cái sám hối cụ thể làm bằng quán tẩy khỏi lòng mình con quỷ đỏ hôi tanh và tích cực gia nhập vào hàng ngũ những người dân Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Xuân Lộc, Biên Hoà đang dũng cảm đứng lên đấu tranh chống bạo quyền đỏ. Những việc làm này cộng với việc họ phải đoạn tuyệt với những câu chuyện hoang đường về cuộc Cách Mạng Tháng Tám và hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ là những bước đi quyết định họ phải can đảm thực hiện để có được sự hoà hợp hoà giải thực sự với những đồng bào QG của họ và được dân tộc tha thứ.
Tưởng cũng nên có vài lời nhận xét về một số người Việt hải ngoại đã nhẹ dạ cả tin những người CS ly khai và đã ồn ào đề cao họ trên báo chí. Sống trong một môi tường tự do cởi mở với những siêu cao lộ thông tin nhiều chiều, chúng tôi không chủ trương chống việc phổ biến những tư tưởng CS ly khai. Trái lại, chúng tôi thấy đây là một việc làm bổ ích giúp chúng ta thấy được những biến thái nơi người CS và qua đó thấy được sự rạn nứt bên trong đảng CS, và nhờ đó mà có thêm cơ sở để đề ra những dự đoán chính xác hơn về tiền đồ của nó. Vì ly khai là một vấn đề quan trọng quyết định một phần nào sự sống còn của chế độ CS và tương lai của đất nước, chúng tôi yêu cầu quý vị trên hãy bình tâm suy nghĩ lại chín chắn hơn để phân biệt ly khai thực với ly khai giả, và xem ly khai nào là nửa chừng. Khi trình bày ý kiến của mình trên báo in hay trên liên mạng, quý vị phải hậu thuẫn những lý luận mình đưa ra bằng những phân tích khách quan, đúng đắn nhằm hướng dẫn người đọc, giúp họ thấy được bản chất của vấn đề, đặc biệt là chân tướng của ly khai lộn sòng được dựng lên để phân hoá và hạ uy tín phong trào ly khai chân chính.
Vìệc một số người Việt hải ngoại bộp chộp tâng một ly khai lên làm chủ tịch một liên minh quốc nội-hải ngoại chống cộng hay không tiếc lời ca ngợi một ly khai khác là “luơng tri của kẻ sĩ thời đại” không chỉ nói lên sự ấu trĩ chính trị và sự thiếu tự tin của bản thân mình mà còn làm thất vọng các chiến hữu chân chính trong nước đang tin trông vào đồng bào của họ ở hải ngoại.
Sở dĩ chúng tôi có thái độ thận trọng với những người CS ly khai, là vì giữa họ và chúng ta người QG có một sự khác biệt quan điểm tồn đọng từ nhiều năm qua về đức lý chính trị và văn hoá chính trị. Mà khi nền văn hoá CS đã ăn sâu từ lâu vào tiềm thức người đảng viên, nó hoá tập tính và bản năng nên không dễ gì mà gột rửa được nó trong một sớm một chiều. Vì là bản năng, nó bật dậy một cách vô thức như một phản xạ tự nhiên cho dù đối tượng đã đoạn tuyệt với ý thức hệ CS. Cách trị liệu tốt nhất là thay thế cái môi trường độc hại mà người bệnh đã phải sống trong đó hết năm này qua năm khác bằng một môi trường lành mạnh: môi trường tự do, dân chủ và nhân bản. Môi trường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấn hưng đạo đức, phục hồi nhân phẩm, phát huy trí năng và giải phóng người dân khỏi sự sợ hãi chính quyền.
Những Kinh Nghiệm Về Con Người Nghệ Sĩ Do CS Đào Tạo
Để tìm hiểu thực chất con người CS đổi mới theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và của con người tuy không cầm thẻ đảng nhưng đã được đào tạo thuần thục theo phương pháp và trong môi trường CS, chúng tôi xin kể lại hai kinh nghiệm của bản thân chúng tôi.
Ấy là vào năm 1996, chúng tôi đã cùng một số bạn Việt và Mỹ len được vào hậu trường của một sân khấu ở Minneapolis để gặp mặt và yêu cầu các nghệ nhân của Nhạc Gõ Phù Đổng của CS hãy đối thoại với chúng tôi. Thái độ ôn hoà và nhã nhặn của chúng tôi đã được họ đáp lễ bằng một sự im lặng kệch cỡm và một cái nhìn đồng bộ đằng đằng sát khí như muốn “ăn thây uống máu” chúng tôi. Phản ứng bỗ bã rất vô sản này của họ đã gây bối rối không ít cho chính cả các ông bà bầu Mỹ của họ đang có mặt tại chỗ lúc đó.
Một lần khác, chúng tôi đến nghe buổi biểu diễn nhạc Chopin và Ravel của Đặng Thái Sơn ở Saint Paul. Sở dĩ trường hợp của chú ta được đề cập ở đây là vì bọn đầu nậu CS đang dùng chú để khoe khoang rằng, ngoài phát huy văn hoá dân gian, chúng còn biết thưởng thức và đề cao văn hoá bác học. Chopin, vốn là tủ của chú, không phải là một thách thức ghê gớm lắm đối với những tay pianists có hạng quốc tế. Ấy thế mà chú cũng không lột tả được tư chất Chopin, một tâm hồn Ba lan trữ tình, lãng mạn, đam mê, sôi nổi và buồn thấm thía. Cả nửa thân trên của chú như bị dính chặt vào bàn phím từ đó đã hơn một lần tuôn ra những chuỗi âm thanh cảm tính, xô bồ, cường điệu, ráo riết, được điểm xuyết bởi một thứ nhiệt tình tuỳ ứng – flourish – quá đà hoá thành bạo lực phá cái cấu trúc chặt chẽ, tức cái đức hạnh tự thân, của nhạc phẩm và như vậy là xuyên tạc tư chất Chopin.
Sơn phải hiểu rằng bản nhạc chú biểu diễn là một chỉnh thể mỹ học; một ly nước đầy mà nếu ta châm thêm vào một giọt, dù chỉ một giọt nhỏ thôi, thì sẽ phá vỡ sự toàn vẹn tối ưu, tức cái đức hạnh tự thân, của nó. Nó yêu cầu ta phải đối xử với nó một cách tinh tế, đừng muốn làm hơn nó vì làm như vậy là bóp méo nó, xuyên tạc nó.
Đến Ravel, cái ngón đàn slave bị xô viết hoá của Sơn đã tỏ ra non tay, hụt hẫng rõ ràng. Bởi Ravel là một thứ nhạc ấn tượng khá phức tạp, phát huy tối đa cái phần xúc giác của tư duy nghệ thuật, ở đó cái màu âu yếm nồng nàn rất Pháp được hoà quyện với một tông phóng túng có chừng mực cũng rất Pháp; tất cả được đặt trong khuôn thước của một cấu trúc âm thanh chặt chẽ và chính xác, biểu diễn nó đòi hỏi phải có một sự tinh tế về cảm xúc và am tường về nhận thức. Hai phẩm chất này chúng tôi thấy chú chưa đạt được. Thành thử phần Ravel nghe tẻ nhạt và nản lòng, để đừng nói là bực mình.
Ngồi trước một chiếc đàn piano cánh đồ sộ, láng coóng, nuột nà, phong kiến, vương giả; côi cút lẻ loi giữa một sân khấu lạnh lùng như thù nghịch; và bị soi rọi bởi ánh sáng lung linh của những chiếc đèn pha trăm nến, Sơn tỏ ra lúng túng, luộm thuộm, sợ sệt, thiếu tự tin. Chúng tôi bỗng cảm thấy một niềm trắc ẩn đối với chú, nhưng tình cảm này không được lâu vì…
Khi được một khán giả yêu cầu chú biểu diễn một bản nhạc Việt Nam, chú tỏ ra sửng sốt, khó chịu ra mặt và đập mạnh, hay đúng hơn là hành hạ, một đoạn của Lý Ngựa Ô. Phản ứng hỗn hào, thiếu văn hoá này của chú điển hình cho hai cố tật của người CSVN và của người được CS đào tạo thuần thục như Sơn: mất gốc và vọng ngoại. Mất gốc vì chối bỏ truyền thống dân tộc để mộng làm người quốc tế vô sản, một mẫu người của muôn nơi nên không là của một nơi nào cả. Vọng ngoại vì đi sùng bái ba lãnh tụ CS Mác, Lênin và Mao thay vì tôn thờ những anh hùng truyền thống của dân tộc. Ở trưòng hợp Đặng Thái Sơn là đánh đàn để mua vui cho những người Pháp, Mỹ, Nhật thay vì người Việt Nam bị coi là những “lỗ tai trâu” không đủ trình độ thẩm thức nhạc cổ điển tây phương mà CS thậm xưng là nhạc bác học.
Lý do CS ví von tôn vinh loại nhạc trên là vì chúng nói theo Marx. Ông này có một quan niệm thô thiển theo đó trong toàn bộ nền nghệ thuật tư bản chủ nghĩa mà theo ông chủ đích là để phục vụ giai cấp tư sản bóc lột, chỉ có âm nhạc cổ điển mới có một giá trị nhân văn thực sự.
Công bằng mà nói, Sơn có năng khiếu, nhưng tài của chú vì bị làm hỏng bởi một quan niệm nghệ thuật không lành mạnh nên không hề là một “thiên tài thế giới” như CS tâng bốc chú.
Một nhà thẩm âm của Ordway Music Theatre nói ông có cảm giác lẫn lộn – have mixed feelings – khi nghe Sơn biểu diễn. Đây là cách nói lịch sự của giới phê bình nặng phần chê hơn là khen. Còn “lỗ tai trâu” của chúng tôi thì không thấy có một tính bác học nào cả khi nghe tiếng đàn của chú.
Bản Chất Nguỵ Truyền Thống của Múa Rối Nước Thăng Long và Vai Trò Của Đám Học Nô CS
Nay hãy bàn tiếp về MRNTL. Trước hết hãy tìm hiểu Nghệ thuật múa rối nước truyền thống (MRNTT), rồi xem nó bị CS bóp méo ra sao để trở thành MRNTL.
MRNTT là một hình thái nghệ thuật dân gian ra đời cách đây khoảng 1000 năm do sáng kiến của những nông dân kiêm nghệ sĩ tài tử sống trong vùng châu thổ sông Hồng. Sau những tháng ngày làm lụng vất vả, cày sâu cuốc bẫm, họ muốn tạo ra một hình thái liên hoan giải trí tập thể vào dịp những lễ hội truyền thống dân tộc. MRNTT là một sân khấu ca-vũ-nhạc-kịch tổng hợp thiết lập trên mặt hồ hay mặt ao – những thứ này không thiếu ở vùng châu thổ trên. Diễn viên là những con rối làm bằng gỗ vả (một loại gỗ dễ kiếm ở địa phương và dễ khắc chạm), sơn màu lộng lẫy, bắt mắt; cao khoảng 1 mét, nặng khoảng 10 kilô, được đặt trên một cái phao nổi để dễ di chuyển trên nước; và được điều khiển qua một hệ thống dây kéo và ròng rọc bởi những nghệ nhân đứng sau một tấm phông trên đó vẽ hình một cái đình lớn, nước ngập tới ngực. Các con rối thủ vai những mẫu người thân thuộc gắn liền với lao động sản xuất như anh nông dân, cô cấy mạ, chàng tiều phu, bác ngư phủ, chú mục đồng. Mẫu người lịch sử được đại diện bởi những danh nhân, anh hùng được dân mến thờ. Cũng có những mẫu người tôn giáo hay siêu nhiên như ông sư, bà vãi, ông thánh, bà tiên, và không thể thiếu chú hề Tèo. Hệ động vật gồm có một số con gần gũi với đời sống và tâm tư con người điền dã như con trâu, con bò, con gà, con vịt, con cò, con cá, con cóc, con rồng, con phụng, con cáo…
Tuồng tích tổng hợp từ nhiều nguồn như truyện dân gian, cổ tích, truyền kỳ, huyền sử, thần thoại, phản ánh một nhân sinh quan dĩ nông vi bản, lấy cây lúa, bày gia súc và con cá sông làm gốc. Phần nhạc do một đội bát âm đảm trách gồm những nhạc cụ cổ truyền như bầu, tranh, nhị, kìm, sáo, trống, cồng, phách và những ca nhân hát nói, hát chầu văn, ca trù và những loại nhạc dân gian khác.
Cái lý MRNTT được dân ưa chuông và bảo tồn đến nay, qua không biết là bao nhiêu những biến đổi dữ dội đã xảy ra trên cái nôi của đất nước là châu thổ sông Hồng Hà, là vì bản chất nó hồn nhiên, dung dị, lạc quan, xởi lởi, vô tư, tốt bụng; nếu có trào phúng thì là cái trào phúng hể hả, dễ thương, không hằn học hay gây gổ, phản ánh một chức năng cơ bản của văn hoá có văn minh là vui chơi giải trí. Nhưng theo nhà văn Pháp André Malraux không phải bất cứ vui chơi giải trí nào cũng là văn hoá văn minh. Có thể có những mệnh lệnh tiên chỉ muốn nó phải tải đạo, truyền đạt những thông điệp ý thức hệ…, nghĩa là những chiều kích ngoại vi đối với nghệ thuật. MRNTT đã khéo xử lý những tạp chất trên, bỏ phụ lấy chính, chỉ chọn những yếu tố nào không làm hỏng cái thế cân bằng nội tại của nghệ thuật.
Nó trước hết và chủ yếu là một nghệ thuật giải trí nhằm đáp ứng một nhu cầu cơ bản của con người là tôi cần được nghỉ ngơi thân thể, thư giãn tâm thần sau những ma sát với thực tế đời sống. Tôi cần được tạm quên cái ta thường nhật, đơn điệu, công thức; cái ta của ước lệ xóm làng, phố thị ở đó tôi đã bị hao hụt nay cần phải được bồi năng để tồn tại. Hơn nữa, với MRNTT tôi có được một khả năng tốt để trở về cái tâm thái vô tư lự, vô áy náy, vô kinh cụ; cái tôi chưa hề bị khủng bố; cái tôi tiền ước lệ, hớn hở, nhởn nhơ, thơ thới, xanh ngần – mảnh vườn địa đàng một thuở và muôn thuở của tôi.
Vì vậy MRNTT là một trở về nguồn tươi mát và vì là chốn giao thoa của lịch sử, huyền thoại, tôn giáo và thực tại kinh tế sản xuất, nó là một nghệ thuật giải trí văn hoá văn minh hoàn chỉnh.
Nay, hãy xem cái bản chất thuần phác trên của MRNTT đã bị CS cải biên thành MRNTL ra sao. Như đã nói ở trên, MRNTL được thành lập để cùng với các công cụ văn học, nghệ thuật khác đảm nhận công tác yểm trợ cho chính trị, ngoại giao và kinh tế đối ngoại của Hà Nội. Nội dung tư tưởng của những thứ này được nhào nặn theo khuôn thước của phương pháp luận duy vật sử quan marxist và hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa xô viết bởi những công an tư tưởng nằm trong biên chế của ba cơ quan nhà nước là Viện Sử Học, Viện Văn Học và Viện Hán Nôm. Những tên tuổi của nhóm này là Đặng Thái Mai, Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khắc Viện, Xuân Diệu, Đinh Gia Khánh, Lê Trí Viễn… Tất cả đều là đảng viên CS và có bổn phận phải báo cáo những công trình nghiên cứu của mình lên Ban Tuyên Huấn mà thủ trưởng là Tố Hữu để xin duyệt xét và phê chuẩn. Họ thực sự là những học nô được lệnh của những cán bộ chính trị có trình độ văn hoá không cao của đảng là phải cải biên những truyện dân gian, cổ tích, thần thoại, truyền thuyết thành những tuồng tích, chèo bản lên án phong kiến vua quan, cường hào, địa chủ và đề cao đấu tranh giai cấp; tất cả đều phải đặt vào trong khuôn thước của hai cái CS gọi là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng.
Tuân theo quan điểm này, đám học nô đã cố tính gạt bỏ những mảng lịch sử khác không đúng tiêu chuẩn trên nhưng cũng có những đóng góp quan trọng và lớn lao vào kho tàng văn hoá dân tộc khiến cho nó hoàn chỉnh hơn, quảng bác hơn, thâm viễn hơn. Chẳng hạn những vần thơ thiền của hai đời Lý và Trần, những áng thơ nôm của Nguyễn Trãi, những bài hán thi của Nguyễn Du, v.v. Những thứ được làm ra để ca ngợi một lối sống u cư nhàn hạ, tiêu dao hay để nói lên những khát vọng giải thoát siêu hình hoặc niềm bi quan trước nhân tính thế thái đổi thay, Những đóng góp về nhân văn và những công trình văn chương, điển chế, hiện đại hoá quốc ngữ của Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Tự Lực Văn Đoàn và Thơ Mới… đã bị đám học nô loại khỏi lịch sử văn học chỉ vì chúng đã không đả động gì đến hai cái chủ nghĩa trên của CS và vì bản thân những tác giả của chúng bị CS lên án là đã hợp tác với chính quyền thực dân Pháp. Khi vì lý do khác biệt ý thức hệ mà gạt bỏ đi những tinh hoa trên của dân tộc, CS không chỉ làm nghèo đi mà còn xuyên tạc lịch sử văn học, và lịch sử nói chung, của dân tộc; tạo ra một nếp nghĩ đầy ngộ nhận và định kiến của cả xã hội miền Bắc trong một thời gian dài, khiến sự rạn nứt dân tộc cho đến nay, sau trên 20 năm thống nhất đất nước, vẫn chưa hàn gắn được.
Hơn nữa, sau khi đã khiên cưỡng thu nhỏ chân trời văn học vào hai phạm trù chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, đám học nô lại còn có một quan niệm hẹp hòi, thô thiển và khát máu là phải khua gươm, bắn súng, giết giặc trong, sát thù ngoài thì mới là yêu nước; và phải “mặc áo vải phất cờ đào”, dám “phanh thây uống máu quân thù” thì mới là anh hùng. Ngoài ra, theo họ, không chỉ có một số người anh hùng mà cả một dân tộc anh hùng.
Lối nói này khuyếch đại, lố bịch và nguy hiểm. Nó mang hơi hám hư vô chủ nghĩa bởi vì một nhân quần nếu chỉ gồm toàn những con người phi thường, coi mạng sống nhẹ như lông hồng, thì sẽ có nguy cơ bị tiệt chủng. Kinh nghiệm VN cho thấy anh hùng kiểu CS là một quái vật chết yểu về vật lý cũng như về tâm lý: sau khi đã dã rượu ý thức hệ và sau khi những chiêu bài nó hằng sống nhờ vào đã bị lật tẩy, nó mau trở thành một anh hèn ăn xin trơ trẽn. Lý do: một chủ nghĩa phi nhân bản chỉ có thể sản sinh những con quỷ chứ không thể tạo ra những anh hùng nếu hiểu anh hùng là một mẫu người có ý thức nhân bản cao, có tài năng và đức độ siêu việt, và có những đóng góp lớn lao cho cộng đồng xã hội của mình.
CS có cái tật hồ đồ và thói lưu manh trong việc sử dụng chữ nghĩa.
Hai thí dụ sau đây được đưa ra để xác minh cho điều này.
1- Hai đức tính truyền thống của dân tộc Việt Nam mà CS thường đề cập là cái chúng gọi là Chủ nghĩa Yêu nước và Chủ nghĩa Anh hùng. Thiết tưởng chỉ có những tình tự yêu nước hay ý chí anh hùng chẳng hạn – những thứ này gắn liền với tâm khí một cá nhân nặng tình cảm hơn lý tính – chứ làm gì có một chủ nghĩa yêu nước hay một chủ nghĩa anh hùng nếu hiểu chủ nghĩa theo nghĩa chính xác là sự tập hợp những quan niệm, quan điểm, tư tưởng, chủ trương, chính sách thành một hệ thống chặt chẽ quán xuyến về triết học, đạo đức, chính trị, văn hoá, xã hội. Vậy, để chính xác và tránh khoa trương thì chỉ nên nói có một truyền thống yêu nước hay một truyền thống anh hùng thay vì có một chủ nghĩa yêu nước hay một chủ nghĩa anh hùng.
Nguồn gốc sự sử dụng hồ đồ chữ nghĩa trên của đám học nô CS là chúng dịch tiếp tố isme của Pháp ngữ thành chủ nghĩa. Thật ra, trong khi tiếp tố isme của những từ như nationalisme hay communisme đều có nghĩa là chủ nghĩa, thì trong những từ như patriotisme hay héroisme nó lại có nghĩa là lòng “yêu nước” hay tính “anh hùng” chứ không dính dấp gì tới một chủ nghĩa nào cả.
2- Thí dụ sau đây xác minh cho nhận xét CS có thói lưu manh trong việc sử dụng chữ nghĩa.
Cụm từ dictature du prolétariat của Marx được đám học nô CSVN chuyển ngữ sang tiếng Việt là Nền chuyên chính vô sản thay vì đúng ra phải dịch là Nền độc tài vô sản. Chúng tránh né cách dịch chân phương này bởi vì nó nói lên tính phi chính nghĩa của cái chủ thuyết chúng tôn thờ như một tôn giáo. Vì vậy chúng phải bẻ vặn ngôn ngữ cho dù làm như thế là sai ý của Marx.
Chữ dictature còn có nghĩa là chuyên chế. Cuốn Đại Từ Điển tiếng Việt của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo của CS định nghĩa từ này là “nắm hết thảy quyền hành trong tay và thi hành chế độ cai trị độc đoán: nhà nước phong kiến chuyên chế, chế độ trung ương tập quyền phát triển theo khuynh hướng quân chủ chuyên chế.” Nếu dịch dictature du prolétariat của Marx theo đúng định nghĩa này thì hoá ra nhà nước vô sản của ông ta là một nhà nước phong kiến hay quân chủ chuyên chế sao! Vì vậy đám học nô phải dịch trại chữ của Marx thành nền chuyên chính vô sản. Cuốn từ điển trên định nghĩa từ ngữ chuyên chính vô sản là “chính quyền của giai cấp công nhân có được bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa, làm nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.” Sự loại khỏi định nghĩa lập lờ này của hai từ xấu nghĩa độc tài và chuyên chế là một cố tình nhằm ám chỉ nền chuyên chính vô sản là một chính quyền tiến bộ, có đạo đức và có chính nghĩa.
Sự lộn sòng ngữ nghĩa bằng mang chính trị giáo điều vào lũng đoạn môi trường ngôn ngữ trên của CS đã kéo dài hơn một nửa thế kỷ. Sử dụng phương pháp lấy tần số tạo quán tính nhằm điều kiện hoá con người, nó tỏ ra hữu hiệu trong việc hoá cái giả thành chân, cái sai thành đúng, nguỵ danh thành chính danh và cả một dân tộc thành một tập đoàn nói dối vĩ đại. Đại đa phần họ không ý thức được rằng mình vì nó mà tha hoá; một số ít phản tỉnh, bị cắn rứt lương tâm, nhưng vì sợ nên vẫn phải tiếp tục nói dối để tồn tại – họ bị phân thân; một số trong bọn họ trăn trở gửi gắm tâm sự và nỗi bất mãn của mình với cái chế độ họ đã phục vụ tận tuỵ lúc còn sống vào những dòng di cảo để lại cho thân nhân hay bằng hữu.
Việc chính quyền nghiêm cấm phổ biến công khai dòng văn học hậu tử này khiến nó phải rút vào bóng tối, hoá thứ văn học chui và như vậy làm cho sự quảng bá nó trong giới quần chúng người đọc bị hạn chế rất nhiều.
Nói chung, bi kịch Việt Nam do CS gây ra cơ bản là một bi kịch tâm lý, cuộc khủng hoảng nhân cách tập thể ở một mức độ trầm trọng chưa từng có trong lịch sử của dân tộc. Sự suy đồi đạo đức xã hội hiện nay hoá xã hội thành một địa ngục trần gian.
CS Đã Phá Văn Hoá Truyền Thống Như Thế Nào?
Bản đối chiếu tóm lược sau trình bày những điểm khác biệt cơ bản giữa MRNTL và MRNTT.
Trong khi MRNTT chủ yếu là một nghệ thuật vui chơi giải trí, hiểu như để giải toả những âu lo, dằn vặt tâm tư, những trầm cảm do cuộc sống lao động mưu sinh vất vả gây nên, MRNTL nhằm sách động tâm lý, tạo áp lực tinh thần, gây một não trạng bất ổn với những dục vọng ở ngoài chủ đích của loại hình nghệ thuật tiêu sái.
Trong khi MRNTT ngoài để giải trí, còn là một hình thái tế tạ Ông Trời hay vị thành hoàng, thánh tổ mà người nông dân tin là đã phù hộ cho họ được gặp điều may mắn, chẳng hạn được trúng to một mùa lúa, thì MRNTL là một thứ bàn thờ để suy tôn những tên bạo chúa đỏ đã chỉ mang đến bất hạnh cho người dân., với cung cách sùng bái quỵ luỵ, mất nhân phẩm như “Con ngồi trước Bác mênh mông/Tội nhiều chưa dám ngẩng trông cha già”. (Thơ Xuân Diệu)
Trong khi MRNTT nếu có đặt vấn đề đối lập thiện-ác, thì thu vén nó vào bên
trong con người chung với những yếu đuối thường tình, muôn thuở và một khả năng tu thân tích đức cao, thì MRNTL mang nó lên mặt bằng xã hội, biến nó thành một xung đột giai cấp nặng tính hận thù nhằm lật đổ một xã tắc, một chế độ, một chính quyền hằng hữu và xoá nhoà truyền thống dân tộc trên.
Trái với MRNTT vốn là sân khấu của một thứ cân bằng sinh thái giữa người, vật và cảnh, ưa khuyên nhủ, hoà giải, mở ra và đón vào, MRNTL thích đành hanh, loại trừ và là một không gian đóng. Một thứ sân khấu có lúc biến thành một toà án nhân dân với những con rối bần cố nông “chính diện” đấu lưng đấu mặt những con rối ôn quan, bạo chúa, cường hào, địa chủ “phản diện”.
Sân khấu MRNTL chủ yếu được rọi soi bởi một gam màu đỏ gay gắt, nóng bức như màu đỏ hoét của hình một chiếc đình làng vạm vỡ, hiện thực xã hội chủ nghĩa, như muốn bật ra khỏi một cái phông nền mỏng mảnh; màu đỏ độc của luồng lửa khạc ra từ miệng một con rồng đỏ ối, dữ dằn; màu đỏ chót của những chùm ánh sáng cực mạnh bắn xuống, dội lên từ một mặt nước sân khấu được nhuộm phẩm xanh dương, biến nó thành một inferno ma ảo… Tất cả đều được phối hợp với nhau để tạo một ép-phê áp đảo, hù doạ, khủng bố đỏ, gây đậm một ấn tượng lâu bền, điều kiện hoá tâm khảm người xem.
Tóm lại, với một nội dung tư tưởng và một kỹ thuật lai căng như vậy, MRNTL chủ yếu là một nghệ thuật của sự bất ổn thích hợp với những tâm hồn ưa bạo lực, ham chiến đấu, thích tạo phản và thanh trừng. Mà khi làm như thế, nó xúc phạm đến đức lý của nghệ thuật truyền thống.
Đức lý này xuất phát từ một quan niệm siêu hình theo đó có trong vũ trụ một sự giao thoa hài hoà giữa ba cái tài trời, đất và người. Thái hoà này ở trường hợp MRNTT được cụ thể hoá bằng một cảnh quan điền dã trong đó có một cân bằng sinh thái giữa các bộ phận cấu thành là những con vật hiếu thuỷ, những cây thuỷ sinh, một cái đình làng, một khóm trúc, một mặt hồ sen, cái nắng huy hoàng và một mẫu người lưỡng nguyên vừa có tính lịch sử vừa có tính huyền thoại, vừa có tính tục vừa có tính tiên, vừa có tính mô phạm vừa có tính bình phàm, vừa có tính thực tế vùa có tính mộng mơ…
Cũng như ở trường hợp những nghệ thuật dân gian khác, khi mang chính trị giáo điều vào phá vỡ cái cấu trúc trên của MRNTT, CS đã không chỉ phá vỡ phần vật chất của nghệ thuật này mà còn huỷ hoại cái triết lý, thế giới quan, tức cái hồn của nó mà cũng là hồn của dân tộc.
Để có một ý niệm về quy mô và cường độ của chính sách phá hoại truyền thống trên của CS, ta hãy đọc đoạn trần tình sau đăng trong Tuổi Trẻ Chủ Nhật 3-11-1996 của Nguyễn Huệ Chi, một học giả đã được đảng giao cho việc chủ trì từ 1968 bộ sách Thơ Văn Lý-Trần: “Không gì ‘vô phúc’ bằng việc con cháu đào bới mồ mả cha ông mình… Gần chục năm nay bao nhiêu vụ tày đình đã xảy ra. Nào là để mất những tượng Chàm quý ở Bảo Tàng Nghệ Thuât Champa (Quảng Nam – Đà Nẵng), tượng Phật ở chùa Tây Phương, tượng đồng ở chùa Bối Khê và gần đây là việc đập phá tượng Phật tại một ngôi chùa ở Huế. Còn bao nhiêu vụ đánh cắp đồ cổ, đồ sành sứ đời Mạc, phá đền Câu Nhi, lấn hồ Trúc Bạch. Biết bao nhiêu tiếng kêu cứu đã cất lên mà cuối cùng cũng đều rơi vào cõi thinh không.”
CS đã đi vào nền kinh tế thị trường bằng cách ăn cướp những châu báu văn hoá của dân tộc như thế đó. Hãy đọc tiếp một đoạn nữa của ông Huệ Chi: “Phải chăng có một thứ tâm lý kiêu ngạo ngây thơ nào đó về “vai trò” của mình, khiến người ta làm việc đập phá với một sự cả tin rằng mình đang phá đi để kiến tạo một thời đại mới?” Ý ông muốn ám chỉ đến một câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh là hãy cứ phá đi, ta sẽ xây dựng lại mười lần đẹp hơn!
Chúng tôi thấy ông Chi mới chỉ nói đến một nửa sự thực của vấn đề… Sự phá phách không phải vì “một thứ tâm lý kiêu ngạo ngây thơ” mà là một hành động có ý thức của một tập đoàn đã từ lâu bán hồn cho con quỷ hư vô chủ nghĩa và nay lại bị tha hoá thêm bởi đồng đô la của mụ phù thuỷ kinh tế thị trường.
Tội phá phách trên của chúng lớn hơn tội chúng đã mang thí hàng triệu quân vào chiến trường vì một chủ nghĩa hoang tưởng, bởi sự bù đắp dân số dễ và mau hơn sự cấy trồng lại cả một cánh rừng văn hoá đồ sộ đã bị chúng thiêu rụi. Một trọng tội được thực hiện bằng một chính sách quy mô và triệt để, chủ trương đào xới tới đáy cùng tâm linh con người, nhổ nó ra khỏi cái gốc, cái lý tồn tại của nó như một bộ phận cấu thành hữu cơ của cả một tập đại thành lịch sử, như vậy ngoài là một tội phi nhân, còn là theo công ước quốc tế một tội diệt chủng.
Thành thử những ai còn xót thương đến giống nòi, còn trăn trở đến quê hương thì phải chống MRNTL và những con rối khác của CS. Mọi thờ ơ hay lánh mặt không tham gia những cuộc đấu tranh chống CS xâm nhập hải ngoại bằng văn hoá đều là đáng trách. Và mọi a tòng với CS để xuyên tạc hay bôi nhọ những người đấu tranh chống sự xâm nhập này đều là vô luân, thất đức.
Giao Lưu Văn Hoá và Bức Tường Tưởng Niệm VN tại Washington, D.C.
Rút tỉa kinh nghiệm từ vụ Nhạc Gõ Phù Đổng do American Composer Forum bảo trợ và đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của đồng bào VN tại Minnesota, lần này Ordway Music Theater, tổ chức đứng ra mời MRNTL đến Minnesota, đã tham khảo rộng rãi ý kiến của cộng đồng trên. Ngoài phát hành một cuốn sách giới thiệu những quan điểm chống và ủng hộ MRNTL, họ còn tổ chức ba cuộc hội thảo Việt-Mỹ với những chuyên đề về lịch sử VN, giao lưu văn hoá và quan hệ chính trị và nghệ thuật.
Bản thân chúng tôi đã trực tiếp tham gia những cuộc thảo luận trên, cuộc phỏng vấn người cựu tù chính trị VN của báo St. Paul Pioneer Press và một cuộc biểu tính tuần hành chống MRNTL của cộng đồng VN và cựu chiến binh Mỹ tại VN.
Quan điểm của chúng tôi nói với người Mỹ là sự có mặt của MRNTL tại Minnesota không chỉ làm sống lại trong tâm khảm chúng tôi cơn ác mộng của 10 năm bị cộng sản cầm tù và tra tấn mà còn khơi dậy lại cái nỗi đau tận đáy cùng phế phủ của chúng tôi khi phải chứng kiến cảnh một đoá hoa đẹp của truyền thống VN đang bị CS giày xéo.
Chúng tôi đặt với tâm thức người Mỹ một câu hỏi cơ bản là họ có thể hàn gắn được vết thương vì VN của họ không khi MIA và POW vẫn còn là những nan đề làm nhức nhối lương tâm họ; khi họ vẫn không thể không nhỏ những giọt lệ ngâm ngùi trước Bức Tường Tưởng Niệm VN tại Washington, D.C. ; khi những giá trị nền tảng của lối sống Mỹ là tự do, dân chủ và nhân quyền – những giá trị vì chúng mà hơn 58,000 chiến binh Mỹ đã bỏ mình và trên 300,000 quân sĩ Mỹ đã bị thương tại VN – vẫn còn là những cấm kỵ tại xứ sở ấy?
Chúng tôi quan niệm cuộc chiến VN thực chất vừa là một cuộc đọ sức bằng súng đạn, vừa là một cuộc đối đầu ý thức hệ, nó chưa chấm dứt khi vẫn còn chế độ cộng sản tại VN. Nền hoà bình hiện thời tại VN chỉ là một thứ hưu chiến tạm bợ, sự trá hình âm ỉ của một trạng thái đấu tranh bạo lực thế nào cũng sẽ bùng nổ trở lại để thanh toán một mưu trá, một lật lọng, một nghịch lý lớn của lịch sử. Đó là một nền hoà bình lạnh.
Mặc dù khối Xô viết đã sụp đổ, cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu vẫn chưa chấm dứt khi thế giới tự do vẫn chưa giải quyết được bốn cái ung nhọt còn lại là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Đây là một liên minh tội ác, dù lỏng lẻo nhưng vẫn còn đủ sức mạnh để áp đặt quyền sinh quyền sát của chúng lên trên một phần tư nhân loại và có khả năng làm đảo lộn nền trật tự thế giới mới do Mỹ chủ trương. Vì lý do này và vì lý do Mỹ còn muốn làm bá chủ toàn cầu, họ có muốn cũng không thể quên được VN. Trước một thực trạng như thế, là một lời nói sai để đừng nói là đạo đức giả khi cứ bô bô nhân danh một thứ realpolitik vô luân bảo người ta quay lưng lại với quá khứ, bình tâm nhìn vào hiện tại và đầu tư cho tương lai. Thiết tưởng cái realpolitik tốt nhất là đừng bao giờ cầm cố hiện tại cho một tương lai mình không nắm được. Xin các ngài đừng đánh đồng việc mời đoàn Bolshoi xô viết đến Mỹ thời chiến tranh lạnh với việc đón tiếp MRNTL vừa qua. Bởi vì Mỹ và Liên Xô chưa bao giờ có chiến tranh nóng với nhau và Liên Xô chưa bao giờ hạ nhục Mỹ như CSVN đã làm, và bởi vì cuộc chiến VN, với một hoà ước đã bị CSVN xé bỏ, chưa thực sự chấm dứt.
Quan hệ giữa Washington và Hà Nội dù đã được bình thường hoá, vẫn chưa phải là một quan hệ bạn mà thật sự là một quan hệ chủ yếu dựa trên mối nghi kỵ giữa hai cựu thù chưa quên được quá khứ. Nó có tính mơ hồ nửa hoà hoãn, nửa đối đầu.
Việc để MRNTL đến Mỹ ngoài là một ảo tưởng giao lưu văn hoá, còn là một thứ múa rối vô luân, trơ trẽn; một liều thuốc giả không chữa được cái hội chứng VN của các ngài; một thủ thuật chính trị lợi bất cập hại vì nó mặc thị công nhận cái gọi là tính chính thống của chính quyền Hà Nội, như vậy là hà hơi tiếp sức cho nó để kéo dài nỗi bất hạnh của dân tộc VN và những gia đình MIA Mỹ.
Thêm nữa, ngoài đi ngược lại tinh thần bản quyết nghị HR231 vừa qua của Hạ Nghị Viện Mỹ lên án mạnh mẽ chính sách phản dân chủ và đàn áp tự do của Hà Nội, việc Washington cho phép MRNTL đến lưu diễn tại Mỹ trong khi đang có những cuộc nổi dậy đòi công bằng xã hội của nhân dân VN là một nước cờ chính trị đi không đúng lúc. Nó có thể làm cho Hà Nội hiểu lầm rằng Mỹ đang muốn ve vãn nó và sẽ làm ngơ cho nó rảnh tay đàn áp những cuộc nổi dậy trên và những cuộc đấu tranh khác tại VN vì những lý tưởng tự do, dân chủ, đa nguyên chính trị mà Mỹ hằng trân quý và đề cao. Cách xử sự như vậy của họ ngoài chẳng phục vụ được bao nhiêu lợi ích kinh tế của họ, còn chứng tỏ họ không xứng đáng với vai trò lãnh đạo thế giới mà họ đang muốn tự gán cho mình.
Thiết tưởng lựa chọn tốt nhất với họ không phải như họ đang làm là đặt yếu tố lợi ích kinh tế lên trên yếu tố nhân quyền, tự do, dân chủ tại Việt Nam, mà nên là kết hợp chặt chẽ và ngang bằng những áp lực kinh tế, tài chính, ngoại giao, mậu dịch và đặc biệt là nhân quyền – một lợi khí đấu tranh quan trọng – thành một sức mạnh tổng hợp để yểm trợ nhân dân VN tiến hành một cuộc tổng nổi dậy lật đổ bạo quyền CS.
Thiển nghĩ chỉ khi nào cái chế độ phi nhân này bị xoá bỏ thì cuộc chiến tranh mới thực sự chấm dứt và Bức Tường Tưởng Niệm VN tại Washington, D.C., mới thôi là một bức tường của than thở và tủi nhục đang đè nặng lên lương tâm người Mỹ.
Những nhận định trên – một cố gắng phẫu xẻ xoáy sâu vào bản chất của hiện tượng – cho thấy chừng nào CS còn nắm chính quyền thì không thể có giao lưu văn hoá giữa trong và ngoài nước và hoà hợp hoà gìải dân tộc chân chính.
Hai vấn đề này sẽ được tự động giải quyết với sự thay thế chính quyền CS bằng một chính quyền QG dân chủ chính thống.
Cuộc đấu tranh tiếp tục cho đến khi thực hiện được bước ngoặt này của lịch sử.
CUNG TRẦM TƯỞNG
Minnesota ngày 15-1-1998