Trần Văn Thạch(2)

và  “ Tinh thần Charlie Hebdo“
trong nền báo chí Việt Nam.


Dương Hoàng Mai

Ngày nay nhiều người Việt bỡ ngỡ khi nghe  đến tên Trần Văn Thạch, một số khác lại liên tưởng đến tên Trần văn Trạch, giọng ca quen thuộc một thời tại miền Nam trước 1975. Và rất ít người biết  Sàigòn đã từng có  con đường mang tên „ Trần Văn Thạch“ ngang hông chợ Tân Định, do sau 1975 nó đã bị nhanh chóng đổi tên.
Do đó quyển sách „ Trần Văn Thạch (1905-1945) một cây bút chống bạo quyền áp bức“
ra mắt bạn đọc vào năm 2014 có ý nghĩa đầu tiên rất quan trọng: đưa ánh sáng sự thật soi rọi những sự kiện đã bị xóa nhòa, bôi đen trong thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam, thời Việt Minh ( tiền thân Đảng CSVN) cũng cố địa vị độc đảng bằng cách giết hại và bôi đen thanh danh những người yêu nước không cùng đường lối.

Trường hợp Trần Văn Thạch và nhóm Đệ Tứ của ông còn tệ hại hơn, vì  họ bị hãm hại bởi chính những „ đồng chí“  đang cùng sát cánh tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc.

Theo tiểu sử, Trần Văn Thạch tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Văn chương Đại học Sorbone (Paris) ngày 2-11-1929, và về nước đầu năm 1930“ ( Trần văn Thạch- tr. 61).
Qua quyển „ Trần Văn Thạch“, hai tác giả Trần Mỹ Châu và Phan Thị Trọng Tuyến đã  xác định chi tiết ông Trần Văn Thạch về nước trước khi 19 trí thức yêu nước bị trục xuất khỏi Pháp do biểu tình phản đối nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương đàn áp dã man cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Đây là khoảng thời gian Chủ thuyết Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản được những người trí thức yêu nước qua thời gian du học ở Tây Âu đã hấp thụ và mang về Việt Nam truyền bá .
Thời gian đầu tiên Liên Minh Đệ Tam và Đệ Tứ với Mặt trận thống nhất La Lutte và  tờ báo La Lutte bằng tiếng Pháp có mục đích tranh đấu cho độc lập đất nước và bảo vệ quyền lợi giới thợ thuyền, với người dẫn đầu tinh thần là Nguyễn An Ninh. (Trần Văn Thạch – trang 66  )
Nhưng:
Sự hợp tác Tam-Tứ ở Sài Gòn chưa được bao lâu thì vào đầu 1937, tại Liên Xô, Stalin ra lệnh tiêu diệt những người theo xu hướng Trotsky. Đảng CS Pháp, nhận chỉ thị của Stalin, liền khuyến cáo nhóm CS Đệ tam Việt Nam phải chấm dứt hợp tác với nhóm CS Đệ tứ Việt Nam. Như thế là cuộc hợp tác CS Tam-Tứ ở Việt Nam chấm dứt và chính thức tan rã ngày 15-6-1937.
Theo chủ trương của lãnh đạo Liên Xô, năm 1939, từ Trung Hoa, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), với bí danh là P. C. Lin, ra lệnh cho đảng Cộng sản Đông Dương (CSĐD) tiêu diệt nhóm Đệ tứ.“
(Trần văn Thạch- tr. 77.)
Đây có lẽ là nguyên nhân chính đưa đến cái chết mờ ám của nhiều nhà hoạt động yêu nước , những người thuộc nhóm Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Hình Thái Thông.
Trong hành trình „ Đi tìm cha „Trần Mỹ Châu, con gái ông Trần văn Thạch đã bỏ nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu ở Thư Viện Canada, nơi bà đang sinh sống, cũng như ở các thư viện khác tại Mỹ, Pháp và  Việt Nam. Qua những quyển sách của Huỳnh Kim Khánh, Ngô Văn , Hemery, tạp chí Revolutionary History, tài liệu trong các Văn khố tại Pháp, những số Báo La Lutte , nhiều chi tiết lịch sử liên quan đến cuộc đời hoạt động của Trần Văn Thạch cùng nhóm Tranh đấu ( La Lutte ) đã được đưa ra ánh sáng.
Bà Trần Mỹ Châu còn tìm sự kiện lịch sử qua những người đã sống đương thời, trong đó nhân chứng chịu nhiều đau thương cũng chính là mẹ ruột của bà, người bị mất trí nhớ sau khi bị thực dân Pháp bắt giam và tra tấn.

Đặc biệt những bài báo Trần Văn Thạch viết ở mục „ “Petits clous” ( Những Mũi đinh nhỏ) được nhà văn Phan thị Trọng Tuyến dày công dịch thuật đã khiến quyển „ Trần Văn Thạch „ không chỉ dừng lại ở một Hồi ký của ngừoi con đi tìm cha.
Những bài báo  viết trong mục „ Petits clous” đã cho thấy Trần Văn Thạch là người đấu tranh cho tự do, công bằng , lẽ phải với chủ trương bất bạo động, ôn hòa.
Với cái nhìn sắc bén, tinh tế, cách châm biếm nhẹ nhàng qua giọng văn hài hước, kiến thức sâu rộng ,  cho thấy Trần Văn Thạch  đã đi trước thời đại ông sống quá xa.
Những bài viết thưở xưa của ông vẫn có thể làm mẫu mực cho các bài viết đấu tranh dân chủ hiện nay  vì chúng đã chỉ cách tranh đấu cho sự thật , công bình, công lý được diễn giải khéo léo như thế nào dưới sự kiểm soát nghiêm nhặt của nhà nước thực dân Pháp.

Từ đó, công trình dịch thuật của nhà văn Phan thị Trọng Tuyến không chỉ đóng góp chứng cứ lịch sử, tài liệu tham khảo mà còn giúp những người trẻ biết thêm về tư tưởng, phong cách một bậc trí thức tiên phong của đường lối tranh đấu bất bạo động , tranh đấu bằng ngòi bút.
Trần Văn Thạch khi viết về Stalin, tên sát nhân vượt thời đại, đã nhắc đến tội ác „ nướng quân“ của Napoleon, người vẫn được ca tụng là „ thiên tài „.
Ông cũng viết về bọn phát xít, bọn buôn tôn giáo, đời sống thợ thuyền, dân nghèo…
Những bài báo đòi hỏi quyền lợi cho dân, như quyền bầu cử,  ông đã viết với ngòi bút của nhà chính trị có đường lối chủ trương rõ ràng .
Với ánh mắt sắc bén của người phóng viên có kinh nghiệm, ông nhận xét việc báo chí ồn ào đưa chuyện dâm ô đồi bại của một tên thầy tu cũng là lối đánh lừa dư luận để người ta quên đi chuyện nhà cầm quyền đương thời đang đàn áp, đày ải người yêu nước trong tù ngục như thế nào, dưới sự đồng lõa của nhiều tên tu hành khác.
Cũng như việc vinh danh những nhà trí thức chỉ là hình thức lừa mỵ  dân chúng của nhà cầm quyền.

Qua cuộc đời và tiểu sử Trần Văn Thạch cho thấy ông không đơn thuần là „Người chiến sĩ đấu tranh cách mạng“ , người hy sinh hạnh phúc gia đình  đi tìm hạnh phúc cho cả nước, một nhà giáo với quyển Le Français correct xuất bản năm 1932. Quan trọng hơn, ông còn là một trong những bậc trí thức mở con đường mới cho dân tộc, con đường có thể tạo cảnh sống hòa bình cho mọi tầng lớp, mọi đảng phái để cùng nhau đưa đất nước tiến đến độc lập, dân chủ.

Than ôi, vận nước chẳng tàn mạt sao được khi những người như Trần Văn Thạch  bị sát hại.

Tất cả chỉ vì đường lối độc đảng, độc tài của một nhóm người sắt máu, nhưng khéo lừa mỵ dân, dẫn đến tình trạng mất tự do bi thảm của người dân Việt hiện nay.

Về điểm này, khi giới thiệu sách „ Trần Văn Thạch“ , ông Trần Gia Phụng đã có nhận xét :

..ít nhất thời Pháp thuộc, những người bất đồng chính kiến có quyền tỏ bày ý kiến, có quyền tranh đấu bất bạo động, có quyền viết báo, có quyền xuất bản sách báo, có quyền diễn thuyết, tức có quyền tự do ngôn luận. Chẳng những thế, những người bất đồng chính kiến còn có quyền ứng cử, tức có quyền tự do chính trị. Đó là chưa kể những quyền tự do khác mà các bài báo của Trần Văn Thạch cũng đề cập đến, như quyền tự do giáo dục, không theo một chủ nghĩa nào, tự do du học; tự do cư trú (không cần có hộ khẩu); tự do mưu sinh; tự do tôn giáo. Đáng chú ý là dưới thời Pháp thuộc, có hai tôn giáo được thành lập mà không cần xin phép, nhưng vẫn được tự do truyền đạo và hành đạo là đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, trong khi ngày nay, hai tôn giáo nầy bị truy bức gắt gao tàn bạo. „ ( Trần Gia Phụng ) .

Với chủ trương „ Đào tận gốc..“, Đảng CSVN ra tay tàn sát không chỉ ở Miền Nam, Miền Bắc, Miền Trung mà giết từ đời ông , đời cha, đời con, cháu những người yêu nước vô tội.
Cả nhóm Lương Đức Thiệp ở Bắc bị tàn sát vì họ có liên hệ với Tạ Thu Thâu.
Rất nhiều đồng chí và cảm tình viên Đệ Tứ đã đón Thâu ở Quãng Ngãi cũng bị sát hại“
( Trần văn Thạch trang 117)

Và con trai ông, Trần Văn Tự cũng tỏ ý nghi ngờ khi bị dụ vào bưng tìm cha( đã bị giết) , để  đảng„ nhổ cỏ tận gốc „ ( trang 129).
Khốn nạn hơn nữa khi những người yêu nước bị các „đồng chí „của mình giết hại đang lúc họ chiến đấu giành độc lập cho đất nước :
„ Trần văn Giàu không cho tiếp tế lương thực, vũ khí và đạn dược tới chỗ họ. Trong khu vực Thị Nghè, trong số 214 chiến binh Đệ Tứ thì 210 đã tử trận…( Trần Văn Thạch – trang 117 )
Qua đó cho thấy, những con người khát máu , không có nhân tính, đặt quyền lợi phe nhóm lên trên quyền lợi quốc gia sẽ dễ có hành động bắt tay cùng kẻ thù xâm lăng đất nước, dễ trở thành kẻ bán nước.
Thật cảm động khi nhìn tấm ảnh buổi ra mắt sách „ Trần Văn Thạch“ tại Paris với tấm bảng
„ Nơi đây không bán nước! Mất nước là chết „.

RMS
Từ Trần Văn Thạch đến nay đã hơn 80 năm, nhưng những người trí thức Việt Nam vẫn phải tranh đấu chống lại bọn bán nước và bạo quyền tại Việt Nam.
Hành động gánh nước xuống đường của anh Tuyến Xích Lô (Facebooker) đã là một „ Mũi đinh nhỏ“ mở đường cho nhiều „ Mũi đinh „ khác đứng lên chống lại bọn bán nước.
Web 2 (13)
Khi đọc „Trần Văn Thạch „ với nhiều chi tiết lịch sử được khám phá, hẳn nhiều người không khỏi nghĩ đến cái chết của những người cùng nhóm Đệ Tứ, những lãnh tụ phong trào yêu nước như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm , Hồ Văn Ngà và nhiều người thuộc các nhóm khác , cũng cần được đưa ra ánh sáng lịch sử.
Để cùng có hy vọng như B.S. Trần Nguơn Phiêu đã viết:
Một ngày nào đó, biết đâu các giới sử gia VN lại cũng sẽ có dịp khảo cứu kho tài liệu lưu trữ của Mật vụ KBG ở Nga và sẽ phát giác được các tài liệu liên quan về Việt Nam trong thời điểm sau cách mạng 1945. Kinh nghiệm đã cho biết là các đảng cộng sản chư hầu Nga, làm việc gì theo chỉ thị của Stalin, đều phải có các báo cáo chi tiết.“
Quyển „Trần Văn Thạch“ đã cho chúng ta có dịp giở lại những trang lịch sử tối tăm, biết thêm bộ mặt thật của „ Việt Minh“ và tinh thần yêu nước của những người trí thức nhóm Đệ Tứ ( Chẳng thà để bị bắt  còn hơn kháng cự , gây mất đoàn kết, ảnh hưởng phong trào giành độc lập cho đất nước).

Qua đó, cũng cho thế hệ đi sau nhiều kinh nghiệm, bài học đáng được suy gẫm trên con đường tìm một lối đi cho dân tộc.

Trong đầu năm 2015, nền tự do báo chí thế giới  bị đánh động mạnh qua vụ thảm sát của những tên quá khích, bạo động đã giết chết những người làm báo của tờ báo Charlie Hebdo- tại Paris.

Ở thời điểm tháng 01- 2015, khi đọc lại những bài viết của ông Trần Văn Thạch,  viết tranh đấu cho tự do báo chí, tố cáo việc nhà cầm quyền âm mưu điều khiển báo chí, đàn áp ký giả, chúng ta phải nhận thấy rằng , tinh thần Charlie Hebdo đã có trong nền báo chí Việt Nam, ít nhất ở thời kỳ Trần Văn Thạch với tờ báo La Lutte ( Tranh đấu). Họ đã  bị những tên khủng bố, sắt máu giết hàng loạt tại Việt Nam vào thời kỳ chưa có Internet để tội ác có thể được đưa ra công luận quốc tế.

Tinh thần tự do báo chí & ngôn luận được tiếp nối với bức ảnh của đồng tác giả quyển sách „Trần Văn Thạch“, nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến chụp với tấm ảnh „ Je suis Charlie“  ( Tôi là Charlie ) .

10922679_10205724890665156_8936273686702074340_n

Tinh thần đấu tranh của nhóm La Lutte ( báo Tranh đấu) , của Trần Văn Thạch và  những người cầm bút khác đã đem niềm hy vọng rằng chúng ta không thể bị mất nước, mất tên gọi Việt Nam .
Và một ngày không xa, Việt Nam sẽ có lại quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, một trong những quyền tự do căn bản của xã hội văn minh tiến bộ.

Dương Hoàng Mai
Munich,
18.01 2015 .

Bài đọc thêm:

1) Những nhân chứng còn lại của B.S. Trần Nguơn Phiêu.

http://www.svqy.org/nhanchung.html

2) Bài viết giới thiệu sách „ Trần Văn Thạch“ của Trần Gia Phụng

http://danlambaovn.blogspot.de/2014/09/gioi-thieu-sach-tran-van-thach-1905.html

3 ) Tường thuật buổi ra mắt sách “ Trần Văn Thạch“

http://vietbao.com/a223650/tran-van-thach-mot-cay-but-chong-bao-quyen-ap-buc

4)    Giới thiệu sơ lược “ Trần Văn Thạch“

( bấm Link dưới để mở File dạng .pdf )

SoLuocTVT.pdf

bchtvthachfoto

Trần Văn Thạch (1905-1945) một cây bút chống bạo quyền áp bức.
442 trang, với nhiều phụ bản.
Tác giả : Trần Mỹ Châu        và
Phan Thị Trọng Tuyến.

Đặt mua sách xin liên lạc E-mail:
                  − Trần Mỹ Châu: chau-tran@shaw.ca
                  − Phan Thị Trọng Tuyến:  phantttuyen@hotmail.com

hay gọi điện thoại  số  : 00306 81 10 71 65

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s