Làm thế nào để đổi mới ( 2 )

Đánh đổ phương thức đánh đồng

meo van

Mèo trắng Mèo đen và phương pháp đánh đồng.

Dương Hoàng Dung.

Câu „Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn mèo đó bắt được chuột“

của Đặng Tiểu Bình đến nay được đưa ra trong nhiều lãnh vực khác nhau: chính trị, kinh tế, xã hội vv…

Câu  trên có thể cho cảm nhận đầu tiên là mèo trắng hay mèo đen đều bắt chuột như nhau?

Thực tế khoa học đã cho thấy, khả năng bắt chuột của mèo đen khác với mèo trắng.

Vì mèo trắng, đặc biệt mèo ở thể bị bạch tạng, mắt thường như bị mù, khó tinh anh để bắt được chuột như mèo đen.

Có câu chuyện cười kể anh chàng lười hóa kiếp làm mèo đã xin được làm con mèo đen với đốm trắng ở miệng ( như cục cơm ) khiến lũ chuột trong bóng tối sẽ tự chạy vào miệng mèo.
Câu chuyện cũng cho thấy mèo đen có khả năng ẩn mình trong bóng tối,  từ đó dễ bắt được chuột hơn mèo trắng.

Một câu nói chưa hẳn đúng, lại do một kẻ đã „ dạy cho Việt Nam một bài học „ vào năm 1979 ( tàn sát dã man hàng vạn người Việt vô tội ) , tại sao vẫn có người Việt nêu lên,
như nêu câu nói của một „vĩ nhân“ cần noi theo ?
Phải chăng do tinh thần tôn sùng „ thần tượng“ quá nặng trong tư tưởng, để không còn suy nghĩ riêng của cá nhân ?

Việc tôn sùng thần tượng đến mất cả suy nghĩ riêng dễ nhận thấy qua việc đưa nhiều câu “ danh ngôn” của những bậc” tên tuổi “ vào các bài viết, nhiều khi  cho cảm giác, nếu loại bỏ các câu nói“ nỗi tiếng“ đi, bài viết sẽ không còn ý riêng giá trị .

Trong một xã hội tư tưởng được định hướng, phương pháp đánh đồng giữa mèo đen và mèo trắng thường xuyên được sử dụng.

Đầu tiên đọc câu nói „ ĐỪNG YÊU NƯỚC BẰNG MÁU NGƯỜI KHÁC“ chúng ta  khó nhận ra rằng qua câu nói này ý „ Yêu nước là phải đổ máu „ đã được đưa ra như khẳng định.

Có đúng không,  khi yêu nước là nhất định phải đổ máu ?

Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lăng, chắc chắn chúng ta sẽ phải đổ máu, nhưng đó là việc ngoài ý muốn của chúng ta.
Đúng hơn chuyện đổ máu do quân xâm lược gây ra, không phải từ người yêu nước.
Một chế độ độc tài sẽ sẵn sàng gây đổ máu dân, để giữ quyền lợi phe nhóm. Người dân luôn muốn hưởng cảnh thanh bình, không ai mong cảnh tàn sát,  chết chóc. Những người yêu nước, muốn đất nước đổi mới, thường bị đánh đồng với những người muốn gây đổ máu, bị gieo  ý tưởng sợ hãi, chùng bước tiến đổi mới.

Đại Tướng Mỹ West Moreland có nhận định về Võ Nguyên Giáp: như một tên tướng sát quân nướng dân và quân lính như nướng khoai lang ( vì tuân theo lệnh của tướng Tầu? ) như sau :

„ Chính ông ta xác nhận, vào đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông hy sinh một nửa triệu binh sĩ. Chính ông ta báo cáo như vậy. Sự không đếm xỉa đến mạng sống con người có thể đã làm cho ông ta là một kẻ thù ghê gớm, nhưng điều đó không làm nên một thiên tài quân sự.Sĩ quan chỉ huy Mỹ thí quân như thế e rằng sẽ khó tại chức hơn một vài tuần.”

Trận Điện Biên Phủ qua đó đã là bằng chứng rõ nhất cho câu

Chiến thắng bằng máu của người khác“ hay „ Yêu nước bằng máu người khác „

Một chiến thắng như thế,  đã không hề xuất phát từ lòng yêu nước thương dân.

Đất nước với cảnh hàng triệu người dân ngã gục chỉ là một đất nước tang thương , để đau xót, không  phải để  hãnh  diện.
Đau xót hơn nữa,  khi cảnh tang thương đó do chính người Việt tạo cho người Việt và chiến thắng cuối cùng lại thuộc về kẻ thù hàng ngàn năm của dân tộc.

Sau ngày „giải phóng“, người dân miền Nam đã được biết ngay câu „ Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ nghĩa“. Khắp hang cùng ngõ hẽm giăng mắc câu ghi trên , đánh đồng thành công lòng yêu nước với tình yêu một chủ nghĩa mà ngày nay cả thế giới đã cho là ảo tưởng, lừa mỵ.

Kiểu đánh đồng „ mèo trắng, mèo đen“ còn thấy ở nhiều câu nói khác trong chế độ XHCN ở Việt Nam , như : „Chống đảng CS là chống phá đất nước“, „ Đa đảng là phản động „ „

“Đảng CS là đảng duy nhất có quyền lãnh đạo đất nước“, „ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến bậc nhất „…vv..

Tất cả những câu có tính khẳng định như „cưỡng bức vô hình“ khiến người nghe bị dẫn vào con đường mù mờ vì các khái niệm bị đánh đồng : lòng yêu nước, đảng CS, chế độ hiện thời , yêu quê hương, giai cấp, đều bị vo tròn , vo viên lẫn lộn.

Như thế để tránh lầm lẫn khi các khái niệm bị đánh đồng, đầu tiên chúng ta cần tách bạch chúng riêng rẽ, không chấp nhận lối vo viên, vo tròn mèo trắng cũng như mèo đen.
Cũng như cần từ bỏ tinh thần tôn sùng thần tượng đến mức mất cả suy nghĩ riêng, đặc biệt ở các chế độ dùng thần tượng như những bức bình phong để đánh lừa, dẫn dắt, định hướng người dân giúp cho một nhóm độc quyền hưởng lợi, bất kể đất nước lâm vào tình trạng như thế nào.

Dương Hoàng Mai.

Munich 08.02.2015

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s