Thời bao cấp

( Bài đăng trên  Internet đã lâu, trong Diễn đàn KT Võ thuật
Ý kiến của Badmonk và một số anh chị em về Thời bao cấp )

“Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.

Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới.

Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20. “

Trích từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia .

14tau09

Thời 85-86-87 Badmonk còn rất bé nhưng cũng chứng kiến sơ sơ lắm bi hài . Hồi ấy me của bọn em hay mua lại mấy cái bột chống suy dinh dưỡng ( Nhà ai cũng có tiêu chuẩn vì gia đình nào cũng có con suy dinh dưỡng ) . Bột dinh dưỡng này thực ra là bột đậu nành cũng mốc meo pha lẫn với đường và một số thứ bột gì đó có trời mới biết được . Cứ đến thứ 2 là bọn em rất háo hức vì được ăn bột dinh dưỡng .

Hồi ấy mấy cái khu tập thể nhà mấy đứa bạn còn cái trò phong trào khu tập thể nuôi heo . Phòng thì nhỏ mà chuồng heo thì to nên nhà nào cũng nồng nặc mùi … Khoái nhất là cứ lâu lâu lại có một nhà mổ heo . Cả đêm kiên quyết không ngủ để chờ ăn tiết canh

Khổ thật , ăn cơm cứ phải nhìn nồi vì gạo ít . Mấy nhà hàng xóm đông con hôm nào cũng nghe tiếng cãi vã nhau um sùm … Cứ tối đến 7 giờ Tất cả chuẩn bị xem chương trình truyền hình, luôn mở đầu bằng tiết mục Những bông hoa nhỏ Phim Maica, cô bé từ trên trời rơi xuống , Những bông hoa kỳ lạ , hãy đợi đấy …

… Nhạc dạo đầu tình tính tình tinh, tình tính tình tinh . Đến 7giờ 30 giờ gì đó thì hết chương trinh . Còn phim thì có Nhớ nhất là Bôm Bốp – Đi a nốp (tức là Trên từng cây số), hoặc Hồ sơ thần chết, Người nông dân nỗi dậy …. chiếu đi chiếu lại đến nỗi hay bị đứt cã phim ( Vì lý do kỹ thuật xin các bạn vui lòng chờ đợi ) .

Hồi đó coi TV bực nhất là phim đang hay thì cúp điện, hoặc là nhà đài bị trục trặc, có khi dừng chiếu 10-15 phút, rồi hiện thông báo xin lỗi- chiếu tiếp, có khi thì cúp luôn.

May quá, hôm nay có điện để mà xem. Rất nhiều buổi tối, bạn chỉ có hai chọn lựa. một :

Thắp đèn dầu, nằm nghêu nga hát với cả nhà. Hai Mở cửa, bắc ghế ra trước nhà ngồi hóng gió nhìn người ta.

Con nít trong xóm còn tụ tập chơi tạt lon, rồng rắn, hoặc kiếm chuỵên đánh nhau cho vui.

Còn mục giải trí thì cứ hai ba tuần cả nhà ít nhất lần lần dẫn nhau ra rạp chiếu phim xinê.

Người ta đi dắtnhau đi nườm nượp, chắc tại giá vẻ rẻ như cho. Những lần chiếu phim hay như Ván Bài Lật Ngửa, Phát súng trên cao nguyên do Nguyễn Chánh Tín đóng … Phim Người Cá của Nga hay phim Rút Mi Lăng của Ba Lan người ta xếp hàng cả hơn trăm mét.

Gần đến chỗ bán vé rất vui. Đám thanh niên du côn tìm mọi cách nhảy dù, leo vào hàng rào xếp hàng. Bên trong hàng rào, đàn bà, con nít, đàn ông la ó, chen nhau thin thít tìm cách đẩy lùi cái bọn đó ra lại. Lâu lâu, đám chiếu phim lưu động kéo đến phường hay xóm, thế là ai nấy mang ghế, xách dép chạy ra công viên hay đình chùa , sân vận động coi phim …

Chuyện trai gái ỳ sèo còn đánh lộn riết tên nào không có võ cũng đánh đẹp cứ y như trong phim …

Đi mua dầu hoả. Can 20 lít, mua đến 23 lít vẫn chưa đầy . Trẻ con vụng dại có lỡ lên tiếng băn khơang sẽ được cô bán hàn trừng măt:

“ Bình (bán dầu) đúng tiêu chuẩn của nhà nước đây , kêu ca cái nỗi gì”

Thời của hệ thống cửa hàng mậu dịch quốc doanh bán hàng như phát đồ từ thiện, cấm hỏi nhiều..có sao mua vậy,có mà dùng là tốt lắm rồi lằng nhằng gì nữa. . Thời mà cả phố chỉ có vài cái TV để xem, có vị lãnh đạo cấp cao của Chính phủ phát biểu là cố gắng làm sao để mỗi nhà có 1 cái TV để xem là CNXH thành công rùi .

Thời mà cơm độn với bo bo,sắn.. bây giờ chẳng còn cơ hội để nhìn thấy loại bo bo đó nữa. Không hiểu sao dân mình lại sống vui vẻ trong cái thời buổi như vậy. Đúng là một thời để nhớ. Không biết có ai đã từng xem cuốn phim tài liệu :“Hà nội trong mắt ai“ chưa nhỉ

Cái thời cơm trộn hạt Bobo, đúng thế đã lâu quá rồi, khoảng nhưng năm 1982 – 1983 gì đó, nhưng mọi người còn nhớ. Hạt bobo hình như ngày ấy các nước người ta viện trợ cho VN ta để nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt. Thôi thì ngày ấy lợn, gà, vịt hãy còn ít, nên người ta có sáng kiến là cho người ăn cho nó khoẻ, dẻo dai.

Hạt bo bo, to, tròn, màu hơi sẫm, nhỉnh hơn 2 lần so với hạt gạo „làng ta“. Hạt này nấu, đun, luộc, rang các kiểu mà vẫn cứng như những viên bi xe đạp, cho vào mồm nhai gẫy hết cả răng. Nghe đồn, sau vụ ăn hạt bo bo một thời gian, các bệnh viện nô nức mở khoa Răng – Hàm – Mặt. Thế là từ đấy, lại phát triển được ngành Nha khoa, hết ý.

Hạt bo bo trộn với cơm, ăn được một thời gian, chán quá người ta lại kháo nhau đi nổ bỏng ở phố Trương Định.

Bỏng bo bo kể cũng lạ, nấu chung với gạo thì đếch ra cái món gì, nhưng với bỏng thì được,

OK con gà đen, cho thêm tí đường nhai luyện hàm như môn Boxing rất tốt.

Hạt bo bo nổ bỏng kiểu gì. Người ta cho bo bo vào cái nồi gang, hay nồi đồng, đậy kín, đun vừa lửa, xoay đều, đảo đều như ta rang xay cà phê ấy. Rồi, đến một áp suất nhất định nào đó thì… „Bùm“ một tiếng nổ to như pháo đùng, cả nồi bỏng bo bo hạt bắn ra tung toé. Người ta quét lấy hạt bỏng bo bo, cho vào bao tải dứa rồi đem bán, hay nổ bỏng thuê cho mọi người.

Hạt bo bo đúng là gắn với bao kỷ niệm của một thời xa xưa, sau ngày đó người ta chẳng còn thấy bóng dáng của hạt bo bo đâu nữa

Nhớ lại mấy cái rạp phim hay chiếu mấy cái phim : “ Hoa Adela chưa ăn buổi tối “ , Lâu đài trên núi Cacpát , Tên trộm thành Bát Đa , Người cá ….

Sau này nỗi lên phong trào Vượt Biên … nên bản nhạc phim “ Người Cá “ được chế lời thành “ Vượt biên sang Hoa Kỳ , vì tương lai huy hoàng …“

Sau này phong trào phim Ấn Độ nỗi lên rầm rộ , xem phim Ấn là hết một nữa là cãnh múa và hát . Phim Nga thì khi nào cũng chiếu cãnh ăn uống nên người ta thường gọi đùa là phim CCCP ( cơm canh cháo phở ) …. Phim Ý thì có phim Vòi Bạch Tuộc coi mấy chục tập mà chẵng thấy cái vòi.

Cái thời mà cái ăn, cái mặc đang là vấn đề lớn, khắp nơi người ta phát kiến ra kiểu chăn nuôi gà công nghiệp, nuôi gà thả,… nhưng chẳng là gì với kiểu nuôi gà “chung cư” thời đó.

Gà “chung cư” đúng nghĩa phải sống ở “chung cư”, và có “hộ khẩu cư trú” đàng hoàng.

Gà được nuôi tại các căn hộ, từ tầng 1 cho đến tầng 5 (hồi đó nhà chung cư dành cho công chức nhà nước, chỉ có nhà cao 5 tầng thôi). Gà sống trong nhà vệ sinh, cái lồng bằng sắt hay lưới mắt cáo quây lại. Gà sống ở ban công, chỗ lồng sắt nhô ra, dưới chuồng lót giấy dầu cho nó sang.

Gà sống ngoài hành lang – lối đi, cũng cái chuồng bằng sắt hay bằng gỗ. Gà sống tại gầm cầu thang của chung cư, chỗ chiếu nghỉ hay có cái góc bị một số nhà chiếm làm nơi cải thiện cuộc sống. Gà sống trong khu bếp, hơi hôi tý thôi, thời đó chỗ này bẩn và hôi chắc cũng như chuồng gà….

Chắc túi tết của bác phải bìa A mới nhiều thứ thế: chỉ có hộp mứt, bánh pháo, bóng bì và hộp bánh gì đó thôi, mà gói mứt tết không giống, loại của nhân dân thì chữ nhật nhưng hẹp hơn, không to đùng thế, của bìa C thì hình vuông, in đẹp hơn và nhiều mứt bí hơn, có thể có quả táo tàu hay mứt cà chua tuỳ năm, của nhân dân chủ yếu là mứt lạc tròn như hòn bi trắng tinh như trứng chim

Rượ chanh hay cam hình như mua ngoài, còn loại siêu hạng là lúa mới vỏ xanh nhờ nhờ thì tớ chỉ nhìn thấy vỏ, chưa sờ vào bao giờ, cũng như thuốc lá chỉ có sông cầu, làm gì có điện biên bao bạc.

Phân loại thuốc lá xưa là:

Ba số năm vừa nằm vừa ký

Samít nói ít hiểu nhiều

Sông cầu nói đâu quên đấy“

Ngoài ra còn có A lào có chữ A đỏ chót trên vỏ của Lào, Thạt luổng không nhớ của Lào hay Cam, Thăng Long vỏ vàng giờ vẫn còn.

Sang sau 85 mới có các loại bao vỏ cứng như Hê rô, Ngựa trắng, à còn Bông Sen của Thanh Hoá vừa mềm vừa cứng đèu có nay đã tuyệt tích giang hồ.

Có ai nhớ hình ảnh một anh giang hồ xứ Bắc thời đó không-xưa gọi là „quân khu“:

Xe đạp của anh nếu đỉnh nhất là Lơ (Pơ giô), kém hơn tý thì mi pha, đi a măng, tệ hơn thì hăm bơ thái, phượng của Tàu (là nhái của Hăm bợ)

Chân anh thì không tông thì gò, tức là cái dép xốp thái lan màu vàng (cũng gọi là gan gà) xỏ ngón mà giờ ta có lẽ chỉ đi vào buồng tắm; gò là dép nhựa trong tiền phong có quai hậu. Ngoài ra còn „đúc tàu“ tốt hơn dép cao su thường cắt từ lốp ô tô ra

Quần thì phải pho hay dạ, nếu gam lịch sự thì quần bò lơ vít mỏ đỏ mỏ vàng (là cái nhãn nho nhỏ ở cạnh túi quần)

Áo: hè thì ga cả cây, đông thì dạ cả cây, có cái bay gỗ (là áo sơ mi bo gấu của Liên Xô màu cứt ngựa) thì mặc đi đám cưới được, nếu trông tư bổn thì áo bò bảy mảnh

Mũ: mũ vải mềm quân đội, gọi là mũ pho hay dạ theo chất vải, mũ mà chiến được là ổi (mũ cối) Tàu, có hai loại xoè và cụp nhưng loại nào chóp mũ cũng bọc giấy bạc

Tay: có SK đeo thì nhất

Đồ đánh nhau của các anh: cái này hồi ấy mình bé nên không biết kỹ, bạn nào biết bổ sung nhẹ

Thời đó mấy chú choai choai mà đội pho đội dạ với cả đi đúc đi gò vớ vẩn một mình sẽ bị hội trấn nó lột cả mũ cả dép, xưa không có di động nên cô thế thì cũng chịu

Nhớ hồi còn đi học học sinh có cái mấy cái vụ : “ Em làm kế hoạch nhỏ „ cứ lâu lâu học sinh đem nộp mấy cân giấy vụn , hay mẽ chai ..

Nhiều học sinh xách mẽ chai đi trên đường đến trường do sơ ý hay bị mãnh mẽ cai cứa rách cã da máu me tuôn tùm lum …

Mực dành cho học sinh cấp 1 thường được pha ra từ bột ở trong cái bao nho nhỏ , bình đựng mực thì chứa trong cái lon sữa mỗi khi đi học đứa nào đứa nấy phải sách tòng teng đem theo , lắm lúc trời mưa hay bất cẫn thì mực tím mực xanh dính từ mặt cho đến chân trông rất buồn cười …

Ngòi bút với quản bút dành cho học sinh cấp 1, hồi đấy suốt ngày khoe nhau có cái ngòi bút bụng chửa ..

. Ngòi bút mực hồi đấy phổ biến có 2 loại: lá tre và bụng chửa. Đứa nào có bút bụng chửa viết xong cất ngay vào hộp sợ bị rơi làm đầu bút bị rè …

Về sau còn có thêm loại ngòi bút“ bà cõng cháu“ và ngòi „xe tăng“ của Trung Quốc nữa, đứa nào mà có ngòi bụng chửa với ngòi xe tăng là ngon lắm rồi

Tớ nhớ hình ảnh hồi đó ông cụ nhà tớ đạp chiếc xe đạp cọc cạch bên hông, treo lủng lẳng bên “ ghi-đông“ nửa cân „xương và thịt“ tiêu chuẩn cho 1 tháng. thỉnh thoảng mua được 1 cái “ xăm, cái lốp“ tết nhất mua được 1 MÉT vải may aó không đủ nên mang ra “ chợ giời“

Đỉnh cao của trí tuệ loài người, từ người xuống vượn.

Hình như là quyền sổ mua gạo và nhu yếu phẩm. xếp hàng cả ngày (XHCN) mua được nửa cân đường. ra khòi cửa hàng là tuồn ngay cho chợ đen. ôi cái thời bao cấp nay còn đâu. thời mà “ lao động là vinh quang, lang thang là chết đói, hay nói thì ở tù. Thời mà “ Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, học bình thường, chơi chủ yếu“ ấy nay còn đâu nữa!!!.

Thời mà người ta ganh nhau từng củ khoai lớn nhỏ. vênh váo lên vì tiêu chuẩn hơn nhau 5 lít xăng dầu. Thời mà mắt láo liên, tai nghe ngóng để mà rình rập tố cáo nhau vì 1 cái bằng khen tiên tiến. Thời mà mẹ viết thư cho ba “ thằng Thi, con nó đã đi Kinh tế mới“ viết thư vể dặn ba cố gắng học tập tốt, cải tạo tốt rồi cả nhà chúng ta sẽ đi kinh tế mới luôn“

Nhưng than ôi cái ngày đòan tụ ở kinh tế mới không bao giờ có ví ba nó đã được đảng và nhà nước “ giải phóng“ luôn khỏi thiên đường XHCN.

 Cái ảnh có tủ lạnh của Badmonk không hợp lý lắm:

cái đài radio là Pána sonic Nhật, có lẽ phổ biến trong Nam, nhưng cái TV lại là Neptun 429 của BaLan phổ biến ngoài Bắc.

Thực ra ngoài Bắc phổ biến là cái đài Xiongmao (Hùng Miêu-gấu mèo) của TQ.

Hồi đó nhà nào có cái đài quay đĩa Rigonda hay Melodia là kinh lắm; bà con sẽ được nghe các thể loại như Boney M, Santana, C.C Catch, Sandra (chị này hôm nọ có sang Nga biểu diễn – vẫn xinh nhưng dừ mất rồi), còn gặp ai thích nhạc vàng thì „người đời vô tình dẫm nát tim ẹm..“ hay “ lối đi qua nhà ẹm….“ rồi „đêm đêm ngửi mùi hương, mùi hoa sứ nhà nàng…“

Bác nào học Nga về thì nghe „chiều mạc tư khoa“ kalinka, hàng bạch dượng..

còn thể loại nghe chaikov ski hay Sostakivic thì em chưa bao gờ có hân hạnh ở cạnh. .

Hồi cuối những năm 70 và những năm 80 có câu như vầy:

Đầu đường Đại tá vá xe

Giữa đường Trung tá bán chè đỗ đen

Cuối đường Thiếu tá bán kem

Nông thôn Đại uý nấu hèm nuôi heo…”

Để nói đến hoàn cảnh thiếu thốn, vất vả của toàn xã hội bấy giờ mà điền hình là mấy vị “cán bộ trung cao cấp của QĐ”, còn từ cấp Tướng (ông Cốp, cấp Côi,…) thì đời sống đỡ hơn vì có chế độ tem phiếu mua ở Tôn Đản.

Rất đúng, cuộc sống những năm sau 1989 trở đi đã khác rất xa những năm 1986 trở về trước rồi.

Từ năm 1989 xe máy dòng „Second Hand“ nhập về ồ ạt, năm 1990 xe Dream đã xuất hiện nhiều, 1990 các nhà hàng mọc lên như nấm, năm 1991 một số người đã buôn Ô tô lên biên giới bán cho Trung Quốc, năm 1991 đã bắt đầu lên cơn sốt nhà đất lần 1, 1990 các tiệm buôn bán vàng – bạc – đá quí mọc lên khắp các phố, 1991 đã có nhiều cá nhân đi buôn đá quí phất lên giầu có,….

Nhiều người ở đây đã đăng những câu chuyện – hình ảnh trở về sau 1989 là đã không sát với „Thời Bao cấp“ nữa.

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s