Chính Đề Việt Nam (3)

ngodinhnhu1

„Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.“

(Ngô Đình Nhu -Chính đề VN – Bản tóm lược – trang 110)

Dương Hoàng Mai.

Theo dõi diễn biến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ sau 1975 đến nay, câu nói trên ngày càng được nhiều người nhắc đến, như một lời báo động tình trạng Việt Nam đang bước vào con đường lệ thuộc Tàu cộng.
Trong suốt quá trình lịch sử có đến hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông chúng ta, việc chống quân xâm lược phương Bắc, tìm cách thoát ách nô lệ, thoát sự đồng hóa của Trung Hoa luôn là quá trình tổn hại nhiều máu xương và lao nhọc tâm trí.
So với khoảng thời gian kéo dài hàng ngàn năm lịch sử thì khoảng thời gian 40 năm sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn bị rơi vào tay tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt là khoảng thời gian quá ngắn ngủi, để  chúng ta thấy lời tiên đoán của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã nhanh chóng biến thành sự thực như thế nào.
Từ niềm cảm phục những tiên đoán đúng đắn vượt xa thời gian (trước hơn nữa thế kỷ ) nhiều người đã tìm đến quyển Chính đề Việt Nam.
Quyển Chính Đề VN lần đầu tiên được nhà Xuất bản Đồng Nai in tại Việt Nam vào năm 1964,
với tên tác giả là Toàn Phong ( bút hiệu của ô. Ngô Đình Nhu) .

Chính Đề Việt Nam được in lại lần đầu nơi Hải ngoại vào năm 1988 tại Los Angeles và được tái bản vào năm 2009 .
Nội dung quyển sách có khoảng 303 trang.
Quyển Chính đề mà tôi may mắn nhận được là quyển Tóm lược, được in lần thứ nhất vào tháng 01.2015,
do Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại và một số thân hữu ấn hành.( 172 trang ) 

IMG_00077

Nội dung CĐVN gồm phần Mở đầu, bốn phần Nội dung chính và phần Kết luận:

Phần Mở đầu với câu hỏi :

Đâu là vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.

Nội Dung

Phần I: Bối cảnh Thế Giới.

Phần II: Vị Trí Việt Nam trong Bối cảnh Thế Giới.

Phần III: Các Điều Kiện Nội Bộ.

Phần IV: Những giải pháp thích hợp.

Phần Kết Luận: Trụ Mà Không Trụ.

Qua cách sắp xếp trình bày nội dung  đầu tiên cho ấn tượng đây là quyển sách trình bày chiến lược quốc gia, phương cách lãnh đạo của một thể chế đứng giữa nền văn minh Châu Á  nhìn ra Phương Tây.
Theo  lời giới thiệu trong phần mở đầu quyển sách,
Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những nghiên cứu và phân tích dựa trên kinh nghiệm lịch sử của cố vấn Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân cận nhằm giúp những cán bộ quốc gia nắm vững con đường xây dựng và phát triển dân tộc“ chúng ta có thể hiểu, tại sao đầu tiên quyển sách chỉ được phổ biến trong vòng nội bộ.
Bản chính của “ Chính đề Việt Nam” đã được ông Ngô Đình Nhu viết bằng tiếng Pháp như hầu hết các bài viết của ông.
Và tất cả các ấn bản đã được phổ biến đều là bản dịch.
Theo nhận định của Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu thì:
“ … những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được.”
(xem phần Chú Thích ).
Tuy nhiên chỉ qua bản dịch nhiều độc giả đã phải ngạc nhiên, thán phục từ những trang đầu tiên về những nhận định sắc bén của tác giả về tình hình thế giới.
Đặc biệt dựa vào phân tích, lý luận tác giả đã đưa ra dự đoán Liên xô, cái nôi của Chủ nghĩa Mác Lê Nin sẽ từ bỏ Chủ nghĩa cộng sản. Nhận định này đưa ra vào lúc phong trào Xô viết  tại Liên xô đang chuyển qua thế mở rộng toàn cầu, đang bước qua giai đoạn như
“ phóng tên lửa vào vũ trụ” ( với Gagarin 1964) , đã cho thấy tầm nhìn xa, rộng và chính xác của một nhà chính trị thiên tài.
Đúng như lời nhận xét của ông Tôn Thất Thiện qua bài phỏng vấn tìm hiểu về quyển Chính đề VN của giáo sư Nguyễn Văn Lục:
„Nhưng có cái nhìn tương lai chính trị Việt Nam như thế thì không có người thứ hai đâu.
Tôi nhắc nhở anh điều này, cuốn sách ấy là di sản tinh thần của người lãnh đạo thời đệ I Cộng hòa.

Một đóng góp lớn lao làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong bối cảnh miền Nam bấy giờ và cho đến ngày nay. Nó đưa ra những giải pháp và tìm ra một con đường sống cho Việt Nam.
Tôi đã từng viết, “‘Chủ nghĩa Xã Hội đã chết, nhưng chưa chôn, và Việt Nam Cộng Hòa đã chôn, nhưng chưa chết.’
Cái chưa chết ấy nằm trong tập sách Chính Đề Việt Nam.”
(xem phần Chú Thích ) .
Phần Nội dung chính của quyển sách đi từ những nhận định về Vị trí Việt Nam trong tình hình thế giới và diễn biến lịch sử phát triển nước Việt qua các thời kỳ lịch sử khác nhau cùng các vấn đề còn vướng mắc, để đưa ra phương cách giải quyết, cho thấy tác giả đã theo đúng phương châm „ Biết người biết ta trăm trận trăm thắng „..
Đáng chú ý qua nhiều trang sách, tác giả đã giải thích và nhấn mạnh nguyên nhân tại sao chúng ta phải cương quyết chống Cộng, bằng những dẫn chứng xác thực về Sự lệ thuộc vào Trung cộng của giới cầm quyền Miền Bắc
đã biểu hiện từ những năm 1954 sau khi đất nước bị chia đôi.
Một trong những phương án đầu tiên tác giả đưa ra để thoát lệ thuộc Tàu cộng là Tây phương hóa Việt Nam.
Đến nay qua nhiều “ dâu bể thăng trầm “ đã cho thấy, đấy vẫn là con đường đúng đắn nhất mà Việt Nam phải theo được trong tương lai.
Về điểm này tác giả cũng thật sâu sắc khi bày tỏ mối lo âu là Việt Nam không thể phát triển được một khi đi theo con đường phát triển của Tàu cộng.
Trong phần đưa ra các Giải pháp thích hợp, việc đầu tiên tác giả nêu lên là Vấn đề lãnh đạo, phương hướng đường lối lãnh đạo quốc gia phải theo. Song song
với việc cải thiện tổ chức lãnh đạo là hoàn thiện đời sống xã hội người dân qua cải thiện về tổ chức xã hội, kinh tế.
Điểm lý thú của phần cuối quyền sách  tác giả đã nhắc đến việc „ Chỉnh đốn Việt ngữ „ .
Tác giả đã nhận xét ngôn ngữ Việt chưa phát triển nhiều theo hướng diễn tả trừu tượng và cần có thêm nhiều cấu trúc từ ngữ theo hướng trừu tượng:
Theo định luật thông thường, văn hóa càng tiến bộ, ngôn ngữ của cộng đồng càng phong phú về những ý niệm trừu tượng. Và song song, ngôn ngữ cũng phải được trừutượng hóa để diễn tả các ý niệm trừu tượng. Trừu tượng hóa ngôn ngữ bằng cách đặt ra nhiều danh từ, hoặc đặt quy củ để danh từ hóa các động từ hay tính từ. Như thế thì lý do đầu tiên để chỉnh đốn Việt ngữ là phải trừu tượng hóa Việt ngữ, bằng cách đặt ra quy củ danh từ hóa. Và phổ biến sự dùng danh từ.“
(Ngô Đình Nhu -Chính đề VN – Bản tóm lược – trang 160).
Đồng thời để Việt Ngữ có thể diễn tả chính xác và thành „ dụng cụ suy luận sắc bén , tinh vi“  cũng cần „ Kiến trúc hóa Việt ngữ“.
Phần kết với đoạn cuối bàn về „ Rèn luyện tinh thần „  tác giả đã đưa ra tư tưởng đúc kết „ Trụ mà không trụ „ không chỉ dựa vào tư tưởng uyên thâm của triết lý, tôn giáo mà còn từ những diễn tiến phát triễn của các lý thuyết khoa học .
Qua đó cho thấy, việc Việt Nam đã bị mất đi một nhà chính trị giỏi về quân sự lẫn văn hóa nghệ thuật như ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là một tổn thất cực kỳ tai hại . Về điều này đã có nhận xét :
Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét:
Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy.
Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu, tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu.
( Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu – xem phần Chú thích).
Hiện nay thế giới theo đà phát triển của Internet tầm nhìn của người dân được mở rộng hơn xưa, nhưng khi đọc lại quyển sách
„ Chính đề Việt Nam“  của ông Ngô Đình Nhu vẫn thấy có rất nhiều chỉ dẫn cho chúng ta có hướng nhìn đúng đắn khi đi tìm
„ Con đường đi cho Việt Nam“ trong tương lai.
Đặc  biệt trong vấn đề thoát khỏi ách thống trị và lệ thuộc vào Tàu cộng.
Quyển „ Chính đề Việt Nam“ không chỉ xứng đáng là quyển sách gối đầu giường cho những người lãnh đạo Việt Nam trong tương lai mà còn xứng đáng là quyển sách cho Thanh Thiếu Niên Việt Nam trong việc rèn luyện tư tưởng, tầm nhìn, hướng giải quyết,
để „ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ „, xây dựng Việt Nam trở thành một cường quốc ở châu Á,
như tâm huyết của tác giả khi viết quyển sách này.
Dương Hoàng Mai
Munich.15.10.2015
( Bài viết nhân dịp tưởng niệm Ngày Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu – 02.11.2015 )

Chú thích:

1. Ông Tôn Thất Thiện ‒ Nguyên là chánh văn phòng của thủ tướng Diệm từ lúc đầu, sau đó ông xin đi du học bên Anh Quốc. Ông theo học trường London School of Economics (L.S.E.), một đại học nổi tiếng nhất của cả Liên Hiệp Anh (Commonwealth) với trọng điểm nghiên cứu về phát triển kinh tế và xã hội.Ông Huỳnh Văn Lang thay thế chỗ trống đó của ông Tôn Thất Thiện. Từ sau 1975, ở hải ngoại, ngoài việc dạy đại học, ông viết các bài báo chính trị cho đến nay.)

2. Trích từ bài viết “ Quan Điểm của Ông Ngô Đình Nhu về Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng “ của Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu

3. Trích từ bài phỏng vấn của giáo sư Nguyễn Văn Lục.

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s