Đứa Con Hoang Đàng của Bắc Kinh

Điều gì đã biến CHXHCNVN trở thành

“Đứa Con Hoang Đàng” của Bắc Kinh?

Trần Phong Vũ

Sau cuộc gặp gỡ bộ ba Phạm Bình Minh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng ở Hànội trung tuần tháng 6-2014, Ủy viên Quốc Vụ Dương Khiết Trì, một thứ siêu ngoại trưởng trong chính quyền Trung cộng đã tuyên bố với Tân Hoa Xã và báo chí rằng: chuyến đi Việt Nam vừa qua của ông ta là một cố gắng để lôi kéo “đứa con hoang đàng” về với Bắc Kinh! Không úp mở, họ Dương nói thẳng “đứa con hoang đàng” ở đây chính là tập đoàn lãnh đạo đảng và nhà nước CHXHCNVN. Lời tuyên bố vừa trịch thượng vừa xách mé này của họ Dương được giới truyền thông quốc tế loan đi khắp nơi. Điều đáng ngạc nhiên là cho đến nay, những ông ”tai to mặt lớn” ở Hànội vẫn câm như hến!

Từ lâu ai cũng hiểu CHXHCNVN là con đẻ của chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Trước ngày Đông Âu và Liên bang Xô Viết sụp đổ, Hànội mang thân phận một cổ hai tròng. Tùy theo tình trạng nóng/lạnh bất thường của hai quan thày độc tài, khó tính, bất chấp lẽ phải, những tay đầu sỏ ở Ba Đình đã phải vất vả đóng vai trò của kẻ đi giây giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Họ phải tìm mọi cách luồn lách hầu tránh khỏi cái cảnh “ngoảnh mặt sang Tề e Sở giận, quay đầu sang Sở sợ Tề Ghen”! .

Thế mà vẫn không xong!

Đầu năm 1979, quan thày Bắc Kinh bất ngờ huy động 600 ngàn quân với quân trang, vũ khi hùng hậu tràn qua biên giới phía Bắc nước ta với lời tuyện bố không che đậy là để “dạy cho VN một bài học” .

Một thời kỳ căng thẳng khởi đầu từ đấy.

Điều bất hạnh là chính thời kỳ này đã manh nha cái căn nguyên dẫn tới những tai họa cho dân tộc Việt Nam 11 năm sau, và cũng là khởi điểm để Bắc Kinh công nhiên lên mặt quan thày, coi tập đoàn lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN như hàng tôi tớ hoặc khá hơn là những “đứa con ngoan hay hư đốn”. Cuối thập niên 80, trước tình trạng theo nhau sụp đổ của Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Lỗ…, trong khi chính cái nôi của chủ nghĩa Mác là Liên Bang Xô Viết cũng bắt đầu chao đảo, thay vì can đảm nhìn vào sự thật, noi theo các chư hầu trong khối Đông Âu để tìm ra con đường tự cứu mình và cứu dân tộc khỏi họa diệt vong… thì tập đoàn Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đã tự chui đầu vào cái rọ do Bắc Kinh giăng ra tại Hội Nghị Thành Đô năm 1990.

„Hồi Ức và Suy Nghĩ“ của Trần Quang Cơ đả hé mở cho người ta biết chút ít về những góc tối ẩn giấu bên trong và đàng sau Hội Nghị ô nhục này. Hội Nghị khai diễn trong hai ngày 03/04-9-1990 và chỉ được Bắc Kinh chính thức thông báo 5 ngày trước đó cho Hànội . Tuy nhiên, trong thực tế giới cầm quyền TQ đã khởi sự từ nhiều ngày một chiến dịch thăm dó, vận động, mua chuộc những phần tử đầu não vốn có khuynh hướng quy phục họ trong bộ máy đảng và nhà nước CSVN như Lê Đức Anh (BT Quốc phòng),

image001

Hàng trước từ trái: (âu phục đen) Hoàng Bích Sơn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn

Linh, Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Đỗ Mười, Hồng Hà (trừ hai nhân vật hai bên)

Ảnh chụp ngày 03-9-1990

Nguyễn Văn Linh (TBT đảng), Đỗ Mười (Thủ tướng), Phạm Văn Đồng (cựu TT thời HCM, người đã gửi Công Hàm nhìn nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Bắc Kinh năm 1958 và thời gian ấy đang là Cố vấn tối cao của BCT). Hai khuôn mặt được Bắc Kinh giao phó nhiệm vụ này là Trương Duy Đức, Đại sứ ở Hànội và Từ Đôn Tín, Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách Đâng Nam Á sự vụ. Đã có nhiều cuộc đi đêm giữa hai con thoi của Bắc Kinh này với nhưng khuôn mặt trên đây của Hànội. Ông Trần Quang Cơ công khai cho biết, dù đang giữ vai trò quan trọng là Bộ trường Ngoại giao khi ấy, nhưng ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị Bắc Kinh thẳng tay gạt ra một bên mọi cuộc tiếp xúc, kể cả trong cuộc phó hội chính thúc với Giang Trạch Dân, Lý Bằng tại Hội Nghị Thành Đô, ông cũng vắng mặt, và một thời gian ngắn sau đó đã bị mất chức.

Vẫn theo những tiết lộ trong “Hồi ức và Suy nghĩ” của Trần Quang Cơ: vào lúc chính Bắc Kinh, trong thực tế đã nhận ra chủ nghĩa Mác-xít đã hết linh và đang ra sức âm thầm cổ võ một thứ chủ nghĩa dân tộc với mưu toan đẩy mạnh nỗ lực thực hiện giấc mơ Đại Hán thì Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh vẫn u mê nghĩ rằng có thể bấu víu vào Trung quốc để mong xây dựng lý tưởng đại đồng! Âu lo cho số mệnh của chính mình sau khi tận mắt chứng kiến cái chết thảm khốc của người cầm đầu cộng đảng Lỗ năm ấy, Nguyễn Văn Linh nảy ra ý nghĩ phải đầu phục TQ để tìm chỗ dựa lưng cho Hànội. Và ông ta luôn miệng nói tới việc phải theo chân TQ để “dựng lại lá cơ đỏ” ở Châu Á.

image002

Không phải chỉ ông Cơ mà gần đây cựu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh khi lên tiếng trong vụ Trung Quốc điều giàn khoan HD 981 tới vùng đặc quyên kinh tế của ta, cũng đã công khai chỉ trích sự u mê của bộ tứ “Sang-Trọng-Hùng-Dũng” khi lầm lẫn nghĩ rằng Bắc Kinh là thành trì bảo vệ chủ nghĩa Mác!

Chỉ dầu thứ hai được phát hiện qua cuộc thăm viếng Hànội của Tập Cận Bình năm 2011. Các giới quan sát quốc tế và dư luận đồng bào trong, ngoài nước hồi ấy đã vô cùng sửng sốt khi thấy lá cờ TQ có tới 5 (thay vì 4) ngôi sao vàng nhỏ quay quanh ngôi sao lớn trên tay những em thiếu nhi lúc đón tiếp họ Tập.

Trắng trợn hơn nữa là trong hai buổi phát hình mục Thời sự hôm trước và hôm sau của đài VTV.VN, lá cờ TQ cũng biến hóa tương tự nhưng ẩn giấu bên trong hẳn phải mang chung một một ý nghĩa. Hôm trước, lá cờ TQ không thay đỗi, vẫn có 4 ngôi sao nhỏ quậy quanh ngôi sao lớn, nhưng hôm sau nhằm ngày Hànội chào đón người sắp thay thế Hồ Cẩm Đào lãnh đạo đảng và nhà nước TQ, không hiểu bàn tay phù thủy nào đã tráo vào lá cơ khác với 5 ngôi sao nhỏ.?

Dư luận đồng bào trong nước hồi ấy vừa ngậm ngùi vừa phẫn uất nghĩ rằng đảng và nhà nước CSVN muốn bày tỏ ước vọng biến đất nước của tổ tiên chúng ta thành một bộ lạc, một tỉnh trong vương quốc Hán tộc với hàm ý như một món quà dâng cho Tập Cận Bình!

Sự khác biệt đáng ngạc nhiên trên lá cờ TQ trong hai buổi phát hình trên đài VTV.VN

Chưa hết. Trên mạng BBC hôm 30-6 vừa qua, người ta đọc được một bản tin cho hay nhà cầm quyền tỉnh Quảng Đông của TQ đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục gồm ‘16 việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 4-2014 vừa qua của người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này là ông Hồ Xuân Hoa. Sau đó, Bộ Ngoại giao của CHXHCNVN đã chuyển bản danh mục này cho các cơ quan công quyền với nội dung: “Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến quý cơ quan danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của quý cơ quan với tỉnh Quảng Đông,” Được biết hai “việc cần làm” ưu tiên: trước hết là xúc tiến cuộc thăm viếng Quảng Đông của hai nhân vật đứng đầu Hànội và Sàigòn; thứ đến là nhờ tỉnh Quảng Đông đào tạo cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ chương trình đào tạo đã được Đảng Cộng sản hai nước thỏa thuận, Theo đó, kế hoạch đề ra là Quảng Đông sẽ giúp đào tạo 300 cán bộ cho phía Việt Nam trong 5 năm, trong đó Hà Nội và Sàigòn mỗi nơi có 100 cán bộ còn 100 người còn lại đến từ các tỉnh thành có quan hệ chặt chẽ với Quảng Đông như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Quảng Nam. Trao đổi với BBC, ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nhận xét rằng việc chính quyền Quảng Đông gửi bản danh mục này cho Bộ Ngoại giao Việt Nam là ‘vượt quá thẩm quyền một tỉnh’.

Đấy là cách nhìn mang tính gượng nhẹ của người trong nước, nhất là một người trước đây từng nằm trong guồng máy chế độ. Chưa cần bàn tới nội dung “16 việc cần làm”, chỉ bằng lối suy nghĩ và cách nhín khách quan của người công dân tôn trọng chủ quyền đất nước, ai cũng nhận ra đây là trò chơi “cha chú” của những kẻ mang nặng đầu óc bá quyền. Hiển nhiên Bắc Kinh đã công khai lộ rõ thâm ý hạ thấp guồng máy cầm quyền của CHXHCNVN xuống ngang hàng với một tỉnh của họ. Điều đáng chê trách là cung cách tiếp nhận và hành sử của Bộ Ngoại giao Hànội đối với văn thư của viên đầu tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa.

Nó thể hiện mối tương quan chủ/tớ giữa Hànội và Bắc Kinh.

Và như thế, dư luận thế giới sẽ không lạ khi nghe Dương Khiết Trì mệnh danh Hànội là

“đứa con hoang đàng” của họ.

Nam California những ngày đầu tháng 7-2014

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s