Thương Phế Binh VNCH (3 )

1-7
Bài trích đăng từ NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN VỠ VÌ CHIẾN TRANH tại trang:
http://www.tinmungchonguoingheo.com/

GNsP – Sáng ngày 2-1-2016 khi tôi đến đã hơn 200 TPB VNCH có mặt. Rất nhiều ông xung phong lên hát cho đồng đội nghe. Tôi đi vòng quanh chụp hình và nhắm đối tượng xin phỏng vấn. Nhiều bác thấy tôi thì vẫy lại, người thì xin khám mắt, người thì xin xe lăn, tôi phải giải thích rằng tôi chỉ phỏng vấn và viết bài, còn mọi yêu cầu thì nói với các TNV hoặc vô VP Công lý- Hoà Bình đề xuất. Dẫu vậy, nhiều bác cũng “đòi” được phỏng vấn. Các ngày trước, đã có một số bác ngại nhà cầm quyền làm khó dễ nên họ từ chối.

Có đến 4- 5 bác thương phế bình xúm lại, vừa nghe vừa thêm câu chuyện. Hôm đó tôi phỏng vấn tất cả 8 người. Mỗi người dù một đơn vị khác nhau, mỗi tỉnh thành khác, nhưng hoàn cảnh sau 30-4 thì gần như không khác nhau là mấy. Khi ban tổ chức mời các TPB đứng dậy mặc niệm những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến, chỉ có những người còn chân ngồi phía sau đứng dậy được, còn lại hầu hết các TPB – VNCH phải ngồi trên ghế hoặc xe lăn để mặc niệm đồng đội. Giây phút trang nghiêm và xúc động đến gai người. Nhìn cảnh tượng, tôi lặng lẽ đưa máy lên chụp mà dường như run tay.

tpb (16)

Khi ngồi xuống, họ như chìm đi về quá khứ, tôi phải để cảm xúc lắng xuống mới tiếp tục hỏi.
Ông Phan Thành Chương bị cụt 2 chân, ngồi trên chiếc xe lăn mà như vẫn còn rộng thênh thang với vóc người nhỏ thó. Ông sinh năm 1950. Đi lính năm 1970 là cựu binh nhì thuộc trung đội BDH 218 thuộc Chi Khu Quân Ủy Bình Định. Lúc đó do Trung tá Phạm Thế Vinh là Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng chỉ huy. Năm 1974 trong trận đánh ở Núi Mun đồi 156 – Bình Định, ông dẫm phải mìn cụt cả 2 chân.

3-1

Được đưa về quân y viện Quy Nhơn điều trị. Ngày 25-3 -75 Quy Nhơn thất thủ, vợ ông đi theo chăm đưa ông về nhà. Sau một thời gian lành bệnh, ông ở nhà đan các vật dụng bằng tre bán mưu sinh từ đó đến nay. Hiện nay, ông thuộc diện hộ nghèo và thương tật, neo đơn, mấy năm gần đây ông được trợ cấp 360 ngàn đồng/ tháng. Và có lẽ ông là người lần đầu tiên tôi phỏng vấn được hưởng trợ cấp XH.

Trong lúc tôi phỏng vấn ông Phan Thành Chương, thì ông Cao Cữ cứ đòi được phỏng vấn. Nhưng thực ra bác ấy nói rất khó khăn, tất cả những lời viết lại đều do con trai của ông dịch lại cho tôi. Nhưng có lẽ ông được nói ra những điều ấp ủ trong lòng, dường như ông cũng cảm thấy nhẹ lòng đi thì phải.

Cựu trung sĩ Cao Cữ sinh năm 1937 đi lính ngày 25-1-1965, ông thuộc Thiết đoàn 7 Kỵ Binh, Chi đoàn 27 – KBC 4677 (Lính đánh trên xe bọc thép M113). Xe của ông thường có 5 người. Vào tháng 2-1975 giao chiến tại Gia Phú Thứ, chiếc M113 bị 4 quả B40, chiếc xe tanh bành, một người chết, 4 người bị thương nặng. Ông bị đứt lìa cánh tay trái, 2 mảnh đạn găm vô phổi và 1 miếng vô hộp sọ. Ông được đưa về quân y viện Tri Phương Huế điều trị. Ông nói sống được chắc chỉ do trời cứu ông mà thôi. Sau đó ông được chuyển lên Tổng y viện Duy Tân Đà Nẵng điều trị tiếp. Ngày 27/3 Đà Nẵng thất thủ. Gia đình ông từ Huế vô chăm đã đưa ông lại về nhà tại Huế sinh sống.


Ông nói: “Chao ôi, những ngày sau đó đói ghê gớm lắm, chỉ đi tìm rau ngoài ruộng về, bỏ tí muối vô nấu lên mà húp cả nhà.

Có những đêm phải đi múc trộm cám heo nhà khác về mà ăn, nhà lại đông con, 4 trai, 3 gái. Cuối cùng cả gia đình kép vô An Giang sinh sống, cũng để tránh những bạc đãi từ nhà cầm quyền địa phương vì bị quy là “nguỵ quyền” nên phân biệt đối xử. Nhưng cũng không sống được, kéo cả nhà về Bình Thuận, cuối cùng đi về Bạc Liêu sống tới giờ. Cả vợ chồng đi cày thuê, cuốc mướn kiếm sống. Mãi đến năm 2005 con cái lớn, đi làm đỡ đần, cuộc sống mới đủ ăn.”
Tôi hỏi, chú xa vậy mà sao cũng lên đây dự lễ? Tiền đi lại 2 ngày và ăn uống thì tiền DCCT tặng có đủ đâu? Ông cười: về đây là niềm vinh hạnh cho chúng tôi, xa mấy cũng về. Về không phải nhận quà đâu cô, mặc dù món quà làm mình ấm lòng. Nhưng điều quan trọng nhất là được gặp anh em, đồng đội.

Được sống trong bầu không khí yêu thương của cả những người xa lạ, thật như cõi chết mà được sống lại cô ạ..


Băng Châu – Một Ngày Tàn Chiến Tranh

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s