Thương Phế Binh VNCH (4)

Bài trích đăng từ NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN VỠ VÌ CHIẾN TRANH tại trang:
http://www.tinmungchonguoingheo.com/

GNsP – Hôm nay ngày 1-1-2016, DCCT tổ chức buổi chiều, gộp tất cả TPB 2 buổi vào một nên có gần 300 TPB đến dự. Không khí đầu năm đầm ấm và vui vẻ hơn trên từng nét mặt của các TPB. Một TPB lên hát tặng đồng đội, ông giới thiệu là thiếu uý thuộc Bộ tư lệnh Hải Quân. Vậy là tôi mời ông phỏng vấn luôn.

51 (2)

Ông là Cựu thiếu uý Tống Viết Sơn sinh năm 1949 tại Huế. Ông thuộc Giang Đoàn 64 Tuần Thám, thuộc Bộ tư lệnh đặc nhiệm 212 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải Quân VNCH. Ông vô lính năm 1969, học sĩ quan phi hành, nhưng do sức khoẻ không đạt ông được chuyển về thụ huấn tại trường sĩ quan Thủ Đức. Ông học 9 tháng rồi ra trường năm 1970 được điều về Bộ tư lệnh Hải Quân thuộc lực lượng đặc nhiệm tuần thám tại vùng 4. Ông chỉ huy hai tầu PPE, vì mỗi lần đi tuần phải hai chiếc cùng đi một lúc, mỗi tầu thường có từ 6- 8 lính. Cũng không ít lần trong lúc tuần tra, lính dưới quyền ông bị bắn tỉa và chết.

Năm 1971 trong một lần tuần thám tại Tuy Nhơn- Mộc Hoá trên sông Vàm Cỏ Tây, hai tầu của ông bị phục kích. Toàn bộ lính của hai tàu đổ bộ lên cạn để chiến đấu. Ông là chỉ huy nên xuống tầu trước tiên, vừa đánh vừa tiến được 15 mét thì ông trúng đạn. Ông bị gãy tay trái, hư mắt trái và thủng màng nhĩ. 3 lính dưới quyền của ông cũng bị thương và một cố vấn người Mỹ hôm đó lái tàu cũng bị thương lúc đang điểu khiển lái tàu vô bờ. Sau đó đội của ông được cứu viện. Ông và cố vấn người Mỹ được chuyển về bệnh viện Long Bình – Biên Hoà điều trị. Trong 14 ngày ông lúc tỉnh lúc mê, giáp ranh giữa sự sống và cái chết. Đến ngày thứ 14 thì ông mới hoàn toàn thoát tử thần. Trong thời gian chữa bệnh ở đây, khi vẫn còn nằm bất động trên giường bệnh ông được TT Nguyễn Văn Thiệu đích thân đến giường bệnh ông trao tặng cho ông Đệ Ngũ Đẵng Bảo Quốc Huân Chương (đây là huân chương cao nhất của QL VNCH) Đệ Ngũ Đẵng Bảo Quốc Huân Chương (đây là huân chương cao nhất của QL VNCH) kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu. Ông còn được trao tặng Chiến Công Bội Tinh.

Cựu đại uý Lê Văn Phú

Một TPB là anh Cựu Đại Uý Lê Văn Phú ngồi cạnh, nghe đến đây đứng dậy và nói:

Ông được những huân chương này, tôi đây hết sức ngưỡng mộ và vinh hạnh được bắt tay anh.

Hai người xiết chặt tay nhau rất xúc động.

Ông Sơn kể tiếp, sau đó ông được chuyển về quân y viện Cộng Hoà sài Gòn, điều trị tại đây 6-7 tháng, rồi lại chuyển về bệnh viện Hải Quân điều trị tiếp, tại đây giám định thương tật loại 3, nên được giải ngũ. Sau khi ra viện là năm 1972 giải ngũ và được nhận về làm tại Ngân hàng VN Thương Tín tại Hàm Nghi – Sài Gòn.

Đúng thời điểm nóng bỏng nhất của cuối tháng 4 năm 1975, nhìn cảnh mọi người chạy đi di tản, vậy mà toàn bộ nhân viên ngân hàng và ban giám đốc ngân hàng được lệnh vẫn làm việc đến tận ngày 29-4-1975. Tôi hỏi tại sao ông không đi di tản? Ông nói: Tôi lúc đó không cho đó là giải pháp hay vả lại tôi nghĩ tôi đâu còn là lính, chỉ là dân bình thường chắc không sao. Nhưng tôi đã lầm!

Sau khi Sài Gòn thất thủ, ngân hàng chúng tôi sau một tuần tiếp tục đến làm việc. Nhưng ban giám đốc đã bị kiểm soát của quân Giải Phóng. Họ lục toàn bộ hồ sơ nhân viên, thấy tôi là thương binh và với hàng loạt huân chương, tôi bị gọi lên và bị đuổi việc. Sau đó nhiều lần tôi bị gọi đến cơ sở để khai báo những việc tôi làm trong thời còn quân ngũ. Họ luôn mắng chửi tôi là “nợ máu với nhân dân”, lúc đó tôi đâu dám cãi. Nhưng trong đầu tôi luôn có câu trả lời rằng: Trong cuộc chiến, đánh nhau giữa lực lượng đối nghịch là chuyện đương nhiên của quân đội hai phía, sao gọi một bên là “nợ máu nhân dân”? Tôi còn nhớ như in năm 68, khi đó tôi đang ở Huế, tôi chứng kiến biết bao nhiều người chẳng phải lính chỉ là dân thường có ruột thịt với lính VNCH đều bị bắt đi khai báo.

Rồi những người này bị đập chết và chôn tại những hố chôn tập thể, sau này gia đình tìm đi đào lên, thấy tay họ còn bị trói chặt với nhau, rất thảm.

Vậy ai mới là “nợ máu nhân dân”???

Ngay cả gia đình tôi cũng vậy, ba tôi theo Việt Minh, sau ông bất mãn và chịu khổ không được ông bỏ về nhà. Năm 68 ba tôi đã chết, vậy mà họ cũng đập cửa đòi tìm tôi đi khai báo. May lúc đó gia đình giấu tôi, nếu không chắc tôi cũng bị giết năm đó rồi. Mà cứ cho ba tôi là “phản bội” như họ nói sao lại bắt tôi chịu tội thay?

Nhưng biết là mình đang thua, cãi lý với họ chỉ chuốc thêm vạ, tôi đã nín lặng…

62

Sau đó tôi phải bán đồ trong nhà dần đi để ăn, từ đó tôi ra chợ trời buôn bán luôn và nhờ vậy có tiền nuôi vợ con. Sau này con gái lớn tôi đi vượt biên chót lọt sang Úc, cháu đi làm và thỉnh thoảng gửi tiền về giúp đỡ, cuộc sống bắt đầu đỡ hơn.

Ông nói: Vì tôi là dân Công Giáo gốc, tôi tin vào sự che chở của Thiên Chúa, nên hàng ngày cầu nguyện. Vào tháng 9 năm ngoái tôi mới biết DCCT có chương trình khám chữa bệnh cho TPB do người bạn mách bảo. Tôi đến khám và hôm nay lần đầu tiên tôi được dự lễ Tri Ân này. Gặp được đồng đội, nhiều người thân tàn ma dại, tôi đau lòng quá!

Nhưng tôi cũng tạ ơn Chúa đã cho tôi may mắn hơn rất nhiều đồng đội tôi đang hiện diện nơi đây.

Băng Châu – Qua Cơn Mê

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s