Bài trích đăng từ NHỮNG MẢNH ĐỜI TAN VỠ VÌ CHIẾN TRANH tại trang:
http://www.tinmungchonguoingheo.com/
GNsP – 5 người lính của QL VNCH cuối cùng tôi được phỏng vấn, 5 người từ những tỉnh là Huế, Đăc lắc, Bến Tre, Bảo Lộc về dự lễ Tri Ân trong sáng ngày 2-1-2016. Dù chỉ có vài tiếng để các ông quy tụ bên nhau, dù chỉ là chỉ để thăm hỏi nhau, dù chỉ để chia sẻ những nỗi đau, dù chỉ là hỏi ai còn, ai mất. Nhưng dù xa mấy các ông vẫn mong mỏi ngày này được tựu về đây, nơi DCCT để được sống những phút giây an lành, vui vẻ bên đồng đội.
Những TNV đi hỏi thăm, tặng quà và hát cho các TPB VNCH
Ông Lê Minh sinh năm 1956 là cựu Binh Nhì đại đội 4, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3, sư đoàn 1. Ông bị thương vỡ cùi chỏ, đứt gân chân ngày 25-7-1973. Sau đó giám định thương tật mất 60% nên được giải ngũ về nhà. Sau 30-4 đi học tập 15 ngày, sau đó về sống nhờ cha mẹ tại Huế. Ông nói: Có lẽ không thể kể hết được những năm tháng kinh hoàng vì đói sau khi “giải phóng” đâu cô, hơn 15 năm sống cùng với lam lũ và đói thê thảm. Mãi đến năm 1990 VN hết cấm vận, lúc đó mới buôn bán rau cỏ, làm thuê mới đủ ăn.
Năm 1990 có một người bạn bên Mỹ gửi về cho ít tiền, mua chiếc xe và chạy xe ôm kiếm tiền sống đến giờ.
Cựu binh nhì khác là ông Phạm Văn Chi, thuộc trung đội 3, Đại đội 3, triểu đoàn 77 Biệt Động Quân Biên Phòng, bị thương năm 72 vì pháo kích, cụt chân, sau thời gian chữa trị hơn 1 năm , về an dưỡng tại TT 1 Hồi Lực chờ được lắp chân giả thì Đà nẵng thất thủ. Ở quê khổ quá, một thời gian sau kéo cả nhà vào Lâm Đồng kiếm sống, ông ra quốc lộ 20 sửa chữa xe đạp kiếm tiền. Những giờ xe đạp cũng ít người sử dụng. Cuộc sống càng già, càng bệnh tật …càng khó khăn.

Ông Phạm Văn Chi ngồi đầu tiên bên phảiÔng Lê Thuấn sinh năm 1946 – Binh Nhất tiểu khu Quảng Ngãi- Địa phương Quân, tiểu đoàn 137 Địa Phương Quân. Năm 1972 trong lúc đang hành quân thì bị dẫm mìn, cụt chân phải. Sau thời gian điều trị tại tổng y viện Di Tân Đà Nẵng thì về nhà. Sau 30- 4 đói khổ quá kéo nhau cả nhà đến vùng kinh tế mới ở Madagui – Lâm Đồng phát rẫy trồng cây.

Cựu binh nhất Lê Thuấn thuộc tiểu khu Quảng Ngãi- Địa phương quân.
Cựu hạ sĩ Lê Văn Nhiên sinh năm 1947 Năm 1969 Được đào tạo tại TT Dục Mỹ 3 tháng, rồi chuyển về tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân KBC3509 Liên đoàn 1 Biệt Động Quân. Do sốt rét khi ông được về nhà nghỉ phép, nên khi quay lại bị kỷ luật vì nghỉ phép quá hạn. Ông bị chuyển về Đại đội 2, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3,sư đoán 1 Bộ Binh. Trong một trận đánh ở Huế năm 1973 , ông mất chân trái, lúc đó khắp cơ thể ông bị đạn găm nhiều chỗ. Được chữa trị tại quân y viện Tri Phương – Huế. Khi Đà Nẵng thất thủ ông bị gọi đi trình diện dù thương tật. Ông còn nhớ một công an xã tên Mai đã đánh đập ông dã man có khi sỉ nhục ông thậm tệ. Ông đã cãi lại. CA này đá vô ngực ông trấn thương đến 6 tháng sau ông vẫn bị đau ở nơi vùng ngực.
Ông kể: sau này CA này bị đi tù vì nhận tiền hối lộ của những người đi vượt biên, rồi sau cũng sống những ngày mạt rệp ở quê nhà.
Cựu hạ sĩ Lê Văn Nhiên hiện sinh sống tại Đà Nẵng
Ông Huỳnh Thành Chánh Tuy không phải TPB nhưng cũng đã từng đi “Học tập cải tạo” (HTCT). Ông chỉ là người đưa ông chú là ông Nhiên đi dự. Ông trước làm thư ký VP toà thị chính tỉnh Tiền Giang. Sau 30-4 ông cũng phải đi trình diện và học tập 7 ngày. Ở địa phương bị kỳ thị quá, không kiếm sống nổi, năm 1976 ông về đi Bến Tre thì bị bắt đi HTCT 3 năm. Vợ ông là bà Hồ Thị Ba cũng là Thám sát viên nên cũng bị bắt đi học tập cải tạo cùng với ông. Nhưng do gia đình ông đông con, 7 trai và 1 cô con gái, nên vợ ông được cho sáng vào trại, chiều về nhà chăm con. Cũng may mắn cho gia đình ông, được hai vợ chồng bác Thọ là hàng xóm, Gia đình này cả hai đều là cán bộ tham gia kháng chiến, hết chiến tranh họ về quê sinh sống. Chính vợ chồng ông Thọ cưu mang gia đình ông, xẻ cho miếng đất của gia đình cho ông dựng nhà ở tạm. Sau đó hai vợ chồng ông Thọ xin cho ông miếng đất ngoài lộ, đưa cả gia đình về đó sinh sống. Ông Chánh nói: Ơn nghĩa đó của vợ chồng ông Thọ, gia đình ông không bao giờ quên và coi ông bà Thọ không khác cha mẹ ruột mình.
Ngày 4-1-2016 là ngày cuối cùng trong chuỗi ngày TRI ÂN TPB VNCH, rất tiếc tôi bị cảm nặng nên không đến được. Trong 7 ngày Tri Ân có hơn 3000 TPB đã về dự. Nhớ lại từng số phận, từng mảnh đời khập khiễng những bước chân đi về, tiếng kẽo kẹt bánh xe lăn nặng nề lăn từng vòng ra cổng nhà thờ làm nao lòng những người tham gia tổ chức lễ Tri Ân này. Khi tôi phỏng vấn, tôi đã không dám nói bất cứ câu gì to tát động viên các ông như: Nhân Dân sẽ không quên ơn các ông, rồi đây lịch sử sẽ ghi nhận lại…vv. Những từ đó trở nên quá kệch cỡm với từng số phận này. Tôi chỉ mong mỏi cho các ông sớm trả hết nghiệp nơi cõi trần này và ngày nào đó xong bổn phận thì được thanh thản ra đi về nơi Chúa muốn.
Băng Châu – Những đốm mắt hỏa châu
Cô DHM
Đã nhận và đã đọc,
Cám ơn nhiều,
Bài viết đã giúp NV Hải ngọai biết thêm về tình trạng các cựu chiến binh anh dũng của QLVNCH.
Bác Trần Xuân Thời kính mến,
Những bài đăng trên trang Tiếng Quê Hương chỉ là một phần nhỏ trong vô số hoạt động trợ giúp của bà con hải ngoại cho quê hương Việt nam . Qua đó cũng mong giới thiệu phần nhỏ trong nhiều nỗ lực của các nhóm yêu tự do dân chủ ở Việt Nam đang cố gắng giành lại quyền làm người cho toàn dân Việt.
Kính chúc bác luôn vui, khỏe..