Cuộc di cư và bứng gốc văn học
Nguyễn Văn Lục
Phần nhiệm vụ chính của tôi ở đây là phác họa một cách vắn tắt 20 năm văn học miền Nam mà chỉ với 20 năm đó, nó đã hoàn thành một nhiệm vụ văn học mà không gì có thể so sánh được. (khi tôi nói 20 năm thay vì 21 thì không có mục đích nói cho tròn số mà vì muốn nhấn mạnh đến ngày chính thức thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam).
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần vực dậy một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
Khoảng một triệu người dân miền Bắc (khoảng 800 ngàn trong đó là người Công giáo) di cư đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 theo những chuyến tàu do Pháp và Mỹ tổ chức
Trong cuộc di cư 1954- yếu tố chính là con đường đi tìm tự do- một yếu tố chính trị-không muốn sống chung với người cộng sản.
Nhưng yếu tố không ai ngờ tới là cuộc di cư ấy còn là một cuộc di cư chữ nghĩa-một dòng chảy văn học từ Bắc vào Nam hòa nhập vào dòng chảy văn học bản địa.
Sức mạnh văn học của miền Nam so với miền Bắc mạnh một phần chỗ này- đa dạng ở chỗ này, tinh hoa ở chỗ này-.
Bao nhiêu những tinh hoa đất Bắc-như một hiện tượng xuất não-, tự bứng rễ đều có mật ở miền Nam như một miền đất hứa.
Tuy nhiên, tôi có một khẳng định mang tính thuyết phục là những người làm văn học từ miền Bắc vào miền Nam đã một cách nào đó trên cuộc hành trình đi tìm tự do đã bỏ rơi- hay một đứt đoạn tự nguyện văn học-hay một chối từ trong môi trường mới- hai trào lưu văn học mà họ chính ra có bổn phận là kẻ kế thừa.
Đó là dòng văn học thời tiền chiến và dòng văn học của TLVĐ từ những năm 1930.
Sự phân biệt này thật ra không thể dựa trên thời gian mà dựa trên nhóm..
Vì thế, trong TLVĐ cũng có một số nhà thơ tiền chiến cộng tác như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu.
Sự đứt đoạn với tiền chiến khi vào Nam kể như dứt khoát.
Nhiêu giới trẻ như sinh viên ít biến đến các nhà văn tiền chiến, vì không có người giới thiệu.
Trừ trường hợp Vũ Trọng Phụng, vì lý do thương mại, sách của ông được in lại.
TLVĐ may mắn hơn, vì có Nhất Linh, từ Đà Lạt xuống núi cho tái bản các sách vở cuảTLVĐ..
Cái may mắn thứ hai là TLVĐ được đưa vào giảng dạy trong chương trình học của các lớp đệ nhị trung học. Vì thế, ít ai còn biết đến Nguyên Hồng, mấy người am hiểu Nam Cao, càng xa lạ với Trần Tiêu(em ruột Khái Hưng với tiểu thuyết Con Trâu, Chồng Con). Tờ Tân Văn, số 10, 2008, tôi có cho trích đăng một truyện ngắn của Trần Tiêu, nhan đề Thứ nhì chuột rúc, thật ngộ nghĩnh.
Rồi những Tô Hoài
Người ta biết lõm bõm về Vũ Trọng Phụng với Số Đỏ, Giông Tố, Làm Đĩ, Cạm bãy người vì tính cách châm biếm của nó và tính cách thương mại nữa.
Hiểu một cách sâu xa hơn, VũTrọng Phụng nhằm phô bày một sự phá sản của chủ nghĩa cá nhân(La faillite de l’individualisme) châm biếm cay độc như Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt Đèn của Phạm Duy Tốn..
Nhưng xem ra trái cựa, miền Nam lại tỏ ra nồng ấm với thi ca của Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cạn Thế Lữ, Chế Lan Viên. Một lý do là thơ dễ cảm lòng người và một số bài thơ của các tác giả trên đã được phổ nhạc.
Đến dòng văn học TLVĐ thi do sự có mặt của Nhất Linh ở miền Nam, giúp vực dậy trong nhất thời của một thời đã qua. Tuy nhiên, dù nó được đưa vào giảng dậy trong chương trình trung học, nó đã mau chóng bị rơi vào quên lãng theo như một nhận xét của Võ Phiến:
‘Tuy nhiên, hầu hết những gì viết về ông đều chỉ chú trọng đến cái thành tích văn học tiền chiến của ông mà thôi: Nhất Linh sáng chói là cái ông Nhất Linh của Đoạn Tuyệt, của Tự Lực Văn Đoàn, của Phong Hóa, Ngày Nay… Như thế sau đóm là một thời tàn dư, không mấy quan trọng. Ở một chổ khác, Võ Phiến nhận xét thêm:
‘Ây vậy mà trong khi lắm người khác khen nhau là là cùng tiến vượt bực tới hàng ngũ tiền phong thì Nhất Linh lại bị chê là là không còn hợp thời, là đã thuộc về hôm qua, họa hoằn mới nghe được tiếng ‘chấp nhận’ độ lượng của giới hôm nay.
(Trích Văn Học miền Nam, truyện 2, 1243-1244)
Thực tế là ngoài những người như Duy Lam, Nguyễn Thị Vinh, Nhật Tiến, một chút Doãn Quốc Sĩ còn nhắc nhở người đọc đến TLVĐ.
Phần lớn các nhà văn ở miền Nam còn lại như nhóm Sáng Tạo, những người viết trên Bách Khoa, Hiện Đại, Văn Học, Thái Độ, Trình Bầy, Hành Trình, Đất Nước, Khởi Hành thì ít có nhà văn nào chịu ảnh hưởng của TLVĐ về cách viết cũng như đề tài, mẫu nhân vật truyện vv..
TLVĐ tiêu biểu cho một giai đoạn tranh chấp xã hội giữa cũ và mới mới.-
Bàng tiểu thuyết luân đề- Giai đọan xã hội ấy đã qua thì mọi chuyện cũng đã thay đổi. Nó phục vụ cho những nhu cầu cải tiến xã hội là cái Nhất Thời thì theo đung quy luật khách quan nó không có lý do tồn tại lâu được.
Và văn học vì thế cũng đòi hỏi một sự đổi mới, cho một nhu cầu mới.
Tóm tắt thì TLVĐ đã có một thời với hào quang chói lọi như thế và cái thời của tàn lụi đã đến, Nó đã hết.
Riêng cá nhân tôi- không biết người khác thế nào- nay tôi không thể có cảm hứng để đọc lại Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, ngay cả Hồn Bướm Mơ Tiên nữa.
Cái giá trị để lại là một sô hiếm hoi truyện ngắn của Thạch Lam và truyện ngắn viết chung giũa Nhất Linh và Khái Hưng như chuyện: Anh phải sống,-
Nhưng ngược lại tôi vẫn cảm thấy gần gũi, xúc động mỗi khi đọc lại Nguyên Hồng trong các chuyện ngắn của ông như truyện :
Hàng cơm đêm, Hai mẹ con, Mợ Du, Hai dòng sữa, Đi, Bố con lão đen, Người mẹ không con, Cái xích cũ, Người con gái..
Chuyện làm sao thì cuộc đời ông làm vậy. Bố chết sớm vì lao phổi, mẹ đi làm vú. Phần ông, lang thang đầu đường xó chợ.(Ông viết lại trong : Những ngày thơ ấu.
Tiếp theo là Bỉ Vỏ, Sóng gầm, Cơn bệnh đã đến).
Những mảnh đời ấy cũng chính là số mệnh cuộc đời của Nguyên Hồng cũng như Vũ Trọng Phụng vậy.
Nhưng ở Nguyên Hồng, khổ đau giữ nguyên hình hài của nó.
Còn ở Vũ Trọng Phụng, nó biến thành những tiếng cười.-Tiếng cười ấy báo động một sự phá sản của chủ nghĩa cá nhân.(La Faillite de l’individualisme) tiêu biểu qua những nhân vật Tạ Đình Hách, Xuân Tóc Đỏ
Peter Zinoman gọi Vũ Trọng Phụng là Balzac của Việt Nam.
Những biếm họa trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng đả kích đích danh nhóm TLVĐ. Cũng theo Peter Zizoma:Số Đỏ là bản cáo trạng những dự tính đổi mới của TLVĐ.
Tác phẳm giá trị là ở mức độ thời gian dài hay ngắn của nó. Không phải vô lý mà học giả Maurice M. Huard và Nguyễn Trần Huân đã giới thiệu Vũ Trọng Phụng trong Introduction à la litteérature Vietnamienne(G-P Maisonneuve et Larose, Paris, 1969). Bùi Xuân Bào, trong luận án tiến sĩ Quốc gia tại Paris: Le roman Vietnamien contemporain. Dành riêng viết về VTP, từ trang 199-216, sách do Tủ sach Nhân Văn Xã Hôi in. Thêm vào đó, tác phâm Số Đỏ đã được Peter Zinoman dịch ra tiếng Anh dưới nhan đề: Dumb Luck. Ông cũng còn viết một cuốn chuyên khảo vè VTP nhan đề: Vietnamese colonial Republic- The political vision of VTP.
Điều đó càng cho thấy sự đánh phá tập thể từ Thế Lữ, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Tú Mỡ trên tờ Phong Hóa và Ngày Nay của nhóm TLVĐ là quá bất công và mang tinh phe đảng.
Vậy mà trong tập Kỷ Yếu Triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn- in ấn rất trang nhã-đẹp-tốn tiền..
Tờ Người Việt và người phụ trách là Phạm Phú Minh đã thiếu khách quan không hề nhắc tới việc TLVĐ và tờ Phong Hóa và Ngày Nay đã diễu cợt, đánh phá tất cả các nhà văn ngoài nhóm, các tờ báo khác- không trừ một tờ nào..
Xin trích dẫn một lời phê bình của Nguyễn Hưng Quốc cho thấy đọc phải bắt ngượng:
TLVĐ không phải là nhóm lớn nhất, hay quan trọng nhất trong ‘nền văn học hiện đại’ hay trong giai đoạn 1930-1945 mà trong suốt cả lịch sử kéo dài hôn một ngàn năm của văn học Việt Nam nói chung’
(Trích trong phần đề tựa bìa lưng của cuốn sách).
Đây quả thật xứng đáng là một tác phẩm trong việc bôi nhọ,vẽ hề-Chữ mà VTP thường dùng
Đến Nguyễn Tuân là một nhà văn đứng riêng ra một cõi- không giống bất cư một ai-Một đáng tài hoa- Nếu bỏ đi những gì ông viết thời kháng chiến như Sông Đà chẳng hạn.
Tôi đã đọc lại Vang Bóng một thời- nhất là đọc lại:
Chữ người tủ tù. Trong đó có cảnh người tử tù -ông Huấn Cao- cho chữ.
Nhưng chỉ riêng Nam Cao thi bút lực của ông đã không thể có mấy ai sánh cùng.
Vì đó là sự tuyệt vời của văn học nghệ thuật.
Một dáng đứng vượt thời gian và những biến thiên của những thăng trầm cũng như biến động xã hội. Mà lúc nào nó cũng như thể những đòi hỏi cấp bách và muôn thủa của con người.
Các truyện dài của ông có: Truyện người hàng xóm, Sống Mòn.
Nhưng đắt giá nhất vẫn là những truyện ngắn của ông như Cái chết của con mực, Lão Hạc, Đôi Mắt.
Và tuyệt bút là chuyện: Chí Phèo.
Chí Phèo thể hiện nhân cách của nhà văn. Chí Phèo làm nổi bật tính cách bi kịch của thân phận Người. Nó là một lời tố cáo vì : Con người đã bị từ chối làm người.
Chính ở điểm này cho thấy sự khác biệt sâu xa giũa tính nhắt thời của Nhât Linh và tính trường cửu của Nam Cao..
Nó cũng là dấu chỉ thế nào là nhà văn lớn hay không lớn.
Nhà văn lớn khi đề tài lớn. nhà văn nhỏ khi đề tài nhỏ.
Tỉ dụ trong truyện Lão Ngư ông và biển cả, đề tài là sự cao cả, sự bền chí của con người trước thiên nhiên. Truyện Chí Phèo lớn thay vì nói về sự nghèo đói, nó đề cập đến số phận con người bị từ chối làm người.
Khi đọc chuyện Chí Phèo của Nam Cao, nó bắt tôi liên tưởng đến cuốn film La Strada(Con đường) của đạo diễn Fellini. Làm thế nào từ những thời điểm khác nhau, xã hội khác nhau, nền văn minh khác nhau, họ lại có thể có một điểm đồng quy tuyệt vời như vậy?
Một mặt khác, nó cũng nói lên được cái đẹp của sự khốn nạn, của sự khốn cùng và niềm hy vọng vươn lên của con người như Chí Phèo muốn làm người tử tế.
Ngồi kiểm nghiệm về sinh hoạt văn học Việt Nam, tôi nghĩ khác người là thời kỳ tiền chiến là giai đoạn rực rỡ khó sánh bì của văn học.
Phải chăng, phải gọi đó làThời Trục (Pẻriode axiale) của nền văn học trước nó và sau nó. Nó lên đến đỉnh cao của một chu kỳ văn học sáng chói khó phai mờ.
Một bên là Nguyễn Tuân, bên kia là Nam Cao như những ngọn hải đăng văn học. Chung quanh là những vệ tinh Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Lưu Trọng Lư, Huy Cận. Văn Cao.
Và còn biết bao nhà văn khác như Nguyễn Vỹ, Bùi Hiển, Lê Văn Trương, Lan Khai, Phạm Huy Thông, Nguyễn nhược Pháp, Nguyễn Bính!!!
Tôi mong muốn là người đọc hiểu những điều tôi muốn nói, khả năng thẩm lượng một tác phẩm văn Học. Đó là thời kỳ ánh sáng của văn học Việt Nam duy nhất và có một lần.
Tôi thiết nghĩ rằng, các nhà phê bình văn học đã đến lúc phải lột bỏ những bộ áo khoác tinh thần cục bộ, ‘gia đình trị văn học’ nhất là áp đặt lý thuyết giáo điều đâm chém, cắt xén, hạ thấp các giá trị văn học. Như trong trường hợp Nam Cao và Vũ Trọng Phụng.
Chỗ đứng của Nguyễn Tuân đã vững vàng. Chỗ đứng của Nam Cao còn chênh vênh lắm. Trả về cho Nam Cao cũng như chỗ đứng của họ là một sự công bằng và phải đạo.
Bên lề văn học miền Nam ở giai đoạn đầu, có một số nhà văn của chế độ XHCN lại đi vào miền Nam bằng cửa ngõ chính trị và được nổi tiếng, quý mến và trân trọng như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Thụy An.
Họ càng bị hút máu rút gân thì miền Nam lại càng rộng tay đón họ. Chỉ trừ một vài người tự thân là nhân tài như Trần Đức Thảo, Văn Cao.
Trên đây là mấy dòng ghi nhận, đánh giá xít sao bối cảnh hình thành văn học miền Nam.
Nguyễn Văn Lục
( còn tiếp )