TRUNG QUỐC HÓA CHỦ NGHĨA MARX

LÃNH ĐẠO TÀU ĐANG TRUNG QUỐC HÓA
CHỦ NGHĨA MARX

NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 6 năm 2019

Trong hơn 30 năm kể từ 1979, GDP của Trung Cộng đã tăng 15 lần, sản xuất nông nghiệp tăng hơn 20 lần, kim ngach thương mại tăng hơn 100 lần. Từ một công xưởng của thế giới Trung Cộng nay đã trở thành một nhà máy công nghệ cao.
Trong những năm khủng hoảng, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng, tuy có suy giảm nhưng vẫn dẫn đầu thế giới : năm 2009 GDP tăng 9,2 %, năm 2010 tăng 10,7 %, năm 2011 tăng 9.2 % , năm 2012 tăng 7,6 % , năm 2013 tăng 7,6 % và năm 2014 tăng 7,4 %. .

Hiện nay GDP của Trung Cộng đã lớn gấp 6 lần GDP của Nga, trước kia chỉ bằng 1/3. Dự trữ vàng và ngoại hối năm 2014 đạt gần 4000 tỷ USD, kim ngạch thương mại cũng lớn hơn 4000 tỷ USD.
Công nghiệp sản xuất ô tô cũng tăng với tốc độ bão táp. Trước khi cải cách Trung Cộng chỉ sản xuất đươc 149.000/xe/năm. Đến năm 2012 sản lượng ô tô tăng lên 19 triệu 300.000 /xe, năm 2013, 20 triệu xe, và năm 2014, 22 triệu xe (số lượng nay là lớn nhất thế giới)

Một trong những thành tựu ấn tượng nhất của Trung Quốc là sự phát triển của khoa học và công nghệ cao. Hàng triệu người đã được đào tạo đại học và sau đại học tại các quốc gia phương Tây, chủ yếu là tại Mỹ. Nhiều người sau khi học song đã trở về nước phục vụ và họ đã được trọng dụng. Sau 10 năm ( 2000-2010 ) con số của họ đã đạt tới hơn 3 triệu người, 16 đại học Trung Quốc đã lọt vào danh sách các đại học tốt nhất thế giới. Trong 10 năm qua tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc tăng từ 6 % lên đến 22% .
Trung Quốc đã thành lập hai “thung lũng Silcon” : đó là Thẩm Quyến và Công Viên Khoa Học Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh. Các công ty công nghệ cao của Trung Quồc như LEVONO, HUAWEI, XIAOMI, COOLPAD. ZTE đã bắt đầu cạnh tranh thành công với các tập đoàn nổi tiếng như APPLE và SAMSUNG. Trong một tương lai không xa GDP của Trung Quốc sẽ qua mặt các công ty của Mỹ và EU.

Các yếu tố trong hiện trạng thành công của Trung Cộng
Ba yếu tố đã làm nên tình trạng thành công của Trung Cộng.
Đó là : thứ nhất, chiến lược phát triển đất nước trong thời gian 100 năm; thứ hai, mô hình cải cách kinh tế xã hội; thứ ba, chủ đề của cải cách.
Trong ba yếu tố nói trên, phát triển đất nước là quan trọng nhất.
Chưa ai nói đến một cách sâu rộng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc nhưng cái mà ai cũng nhìn thấy là Trung Quốc đã thay đổi dần dần ban lãnh đạo và tạo ra một “chất lượng mới” gây ảnh hưởng đến quá trình cải cách. Trung Quốc đã xây dựng một nền kinh tế mới, chủ yếu là thông qua việc phát triến một mạng lưới các đặc khu kinh tế (SEZ) có nhiệm vụ thu hút vốn nước ngoài và học hỏi kinh nghiệm quản lý, điều hành.
Song song với nỗ lực nói trên là việc phát triến nông nghiệp. Phát triển bằng cách chuyển nhượng đất của công xã cho các hộ gia đình. Bằng cách này, lần đầu tiên trong nhiều năm Trung Quôc đã có thể tự nuôi được dân mình.
Mô hình cải cách mới gọi là “cải cách và mở cửa”, lấy việc mở cửa ra thế giới thay cho công thức tự lực cánh sinh. Trong giai đoạn đầu cải cách, nhà nước xây dựng cơ sở phát triển các SEZ và kêu gọi Hoa kiều ở nước ngoài gửi vốn đầu tư về các SEZ.

Chính trị thay đổi thuận lợi cho tiến trình phát triển kinh tế
Từ khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, phong cách làm việc của đảng CSTQ thay đổi mạnh mẽ. Nạn quan liêu bớt đi, chính trị cởi mở hơn, thông tin nhanh nhẹ hơn, văn hóa khoe trương và hứa hão không thực hiện dần dần biến mất. Người Trung Quốc tự do đi lại giữa trong nước và ngoài nước Đảng thật sự tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế chứ không phải chỉ nói tới ý thức hệ.
Tổng bí thư Đảng và thủ tướng chính phủ chỉ được giữ những chức vụ đó không quá hai nhiệm kỳ (10 năm ) . Nghe đâu từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền thì hắn đã hủy bỏ tiền lệ này. Việc chống tham nhũng ở các cấp quyền lực cao trở nên quyết liệt. . Do phạm tội tham nhũng nhiều nhà lãnh đạo cao cấp đã phải ngồi trên ghế bị cáo, lâm vào cảnh lao lý, kể cả bị tử hình.

Mô hình xã hội dân chủ Trung Quốc ngày nay
Thay đổi ở Trung Quốc ngày nay được thực hiện theo các mô hình thay đối từ từ, nhưng liên tục.Tác gỉa của mô hình này là Đặng Tiểu Bình. Họ Đặng là một người thực dụng. Theo Đặng nhiệm vụ cốt lõi cơ bản nhất trong chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ông tuyên bố :
“Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là phải làm cho tất cả mọi người sống sung túc và giàu có”.
Người kế thừa Đặng là Giang Trạch Dân, cũng tích cực ủng hộ khẩu hiệu của Đặng. Vào năm 2001 Giang Trạch Dân nêu lên ý tưởng “Ba Đại Diện”, theo đó Đảng CSTQ cần phải đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, văn hóa tiên tiến và lợi ích của đông đảo quần chúng. Điều này có nghĩa là đảng phải mở rộng cửa để tiếp nhận vào đảng tất cà những đại diện ưu tú nhất của nhân dân.
Trên thực tế hiện nay nhiều người giàu có bao gồm cả các triệu phú và tỷ phú đã trở thành đảng viên Đảng CSTQ. Thành phần Đảng CSTQ hiện nay đã thay đổi với những biến đổi từ những thập kỷ qua. Các nhà lãnh đạo đã thoát khỏi gốc rễ giai cấp vô sản để liên minh với giai cấp giàu có và thành công hơn, được sinh ra từ nền kinh tế thị trường. Đảng đã có thời chủ yếu là các đảng viên công nhân và sau đó là nông dân, bây giờ thì chủ yếu là các sinh viên tài năng va doanh nhân giàu có Họ đại diện cho các nguồn phát triển nhanh nhất trong số các đảng viên của Đảng CSTQ
Người kế nhiệm GiangTrạch Dân là Hồ Cẩm Đào. Ông này nói là Ông Giang đã “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Marx”. Tuy nhiên để không quá xuất đầu lộ diện ông đã thay khẩu hiệu “Hãy để đất nước có nhiều người giàu có hơn” bằng khẩu hiệu “Hãy để đất nước có ít người ngèo đói hơn”.
Sau Hồ Cẩm ̣Đào là Tập Cận Bình. Từ một nhân vật tương đối ít người biết, Tập đột nhiên leo lên đỉnh vinh quang. Ngồi vào ghế chủ tịch nước Tập hướng về phía Hoa Kỳ nên được coi như một dấu hiệu cởi mở. Trong nước Tập cũng có vẻ lắng nghe giới kinh doanh hơn những người tiền nhiệm.
Một nửa thập niên sau, đột nhiên Tập đưa tên mình vào điều lệ Đảng, rồi sửa đổi hiến pháp để hóa giải điều khoản Chủ Tịch Nước chỉ được làm tối đa hai nhiệm kỳ. Hành động này báo hiệu một sư thay đổi lớn trong nền chính trị nội bộ của Trung Quốc.
Trong nửa nhiệm kỳ đầu tiên, với lý do chống tham nhũng, Tập ra tay quét sạch những rác rưởi trong hàng ngũ Giang Trạch Dân. Hàng trăm cán bộ cấp cao bị bắt bỏ tù hoặc sử tử . Cuộc thanh toán này có tính cách như một cuộc khủng bố nên đã tạo nên một sự sợ hãi trong dân gian. Hành vi tàn bao chống ttham nhũng đã làm cho Tập đắc ý vì nó vừa được lòng dân vừa mang lại tính chính đáng cho việc tập trung quyền lực.
Sau khi cuộc chống tham nhũng thành công thì một chế độ độc tài toàn trị được trải dài trên khắp nẻo đường đất nước của Hoa lục. Tuy nhiên, thời gian hiện tại, Tập thấy mình càng ngày càng xa rời những tiêu chuẩn chính trị dân chủ của thế giới và đất nước khổng lồ của y càng ngày càng tiến sâu vào một con đường vô định.

Trong tương lai Trung Quốc sẽ ra sao ?
Môt chế độ chính trị chuyên chế và một sự thịnh vượng kinh tế vẫn cò thể cùng xuất hiện trong một thời gian nhất định. Đó là điều đang xảy ra tại Trung Quốc hiện nay. Nhưng sự thịnh vượng này sẽ không lâu dài. Thiếu ba yếu tố hiện đại hóa Trung Quốc sẽ không đạt được cấp độ phát triển tiếp theo.
Yếu tố hiện đại hóa thứ nhất là phải biến nhà nước thanh một thiết chế bền vững, hiệu quả và không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân nào.
Yếu tố hiện đại hóa thứ hai là chế đô phải mang tính pháp trị, nghĩa là quyền lực của nhà nước chỉ xuất phát từ luật pháp. Nghĩa là đảng cầm quyền không thể muốn làm gì thì làm.
Yếu tố hiện đại hóa thứ ba là phải thiết lập một hế thống ràng buộc trách nhiệm của chính quyền bằng phương thức bằu cử. Cho đến nay chưa có phương thức nào khác có thể thay thế bầu cử.
Chế độ pháp trị và hệ thống ràng buộc chính quyền không phải là những giá trị của phương Tây. Những xã hội ngoài phương Tây đã tiếp nhận những giá trị này từ những kinh nghiệm họ trải qua. Không có những giá trị này sẽ không có hiện đại hóa và tiến bô.
Trung Quốc tuy đã phát triển nhưng vẫn còn nghèo vì dân số quá đông. Giai cấp trung lưu tuy đã xuất hiện nhưng còn qúa nhỏ. Những bước khó khăn này cần có thời gian để khắc phục./.
Viết xong ngày 1/6/2019

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s