CÁI ĐUÔI ĐỊNH HƯỚNG XHCN QUÁI DỊ

CÁI ĐUÔI ĐỊNH HƯỚNG XHCN QUÁI DỊ
VÀ BỊP BỢM CẦN VỨT BỎ

NGUYỄN CAO QUYỀN

Tháng 7  năm  2019

Điều quan trọng nhất mà CSVN hiện nay phải làm không chậm trễ  là phải dứt khoát ly khai với chủ nghĩa MARX-LENIN. Phải sớm triệt để dứt bỏ cái chủ nghĩa đã phá sản trên toàn thế giới đó thì đất nước mới có thể phát triển bình thường.

Cái đuôi “định hướng XHCN” cho nền kinh tế thị trường là một khái niệm quái dị và bịp bợm cần vứt bỏ càng sớm càng tốt.   HIện nay trên thế giới, ngoài đảng CSVN, không còn nước nào chấp nhận cái khái niệm đó nữa.

Chế độ độc đảng toàn trị của CSVN là nguồn gốc cho vô vàn bất công phi lý, lẫn lộn trắng đen công tội.  Kẻ gian xử người ngay.  Kẻ phạm tội nặng đối với xã hội thì ung dung hưởng thụ còn người yêu nước thì bị bỏ tù và đánh đập cho đến chết ttong những trại giam hắc ám.  Toà án bênh vực kẻ gian và hại người ngay theo lệnh của cấp trên tham nhũng.

Tội tham nhũng hoành hành rộng khắp.  Đời sống xã hội lầm than, bất công như chưa bao  giờ thấy từ trước đến nay.  Không có tự do ngôn luận mà chỉ có tiếng nói áp đặt của hệ thống loa đài của đảng.
  Đời sống xã hội bất công như thế thì thử hỏi cái “địmh hướng xã hội chủ nghĩa” đang nằm ở đâu.

Trong một nền kinh tế thị trường thì không có cái gì phản lại xã hội và làm hại xã hội bằng cái phương châm quái đản “kinh tế quốc doanh là chủ đạo”.  Phương châm này có nghĩa là tha hồ dùng ngân qũy của nhân dân đóng góp.  Bao nhiêu nghề tự do, vốn phải là nền tảng vững chãi cho mọi nền kinh tế lành mạnh để đưa đất nước đền phồn vinh ổn định thì đền bị cấm cản.

Nền kinh tế của Việt Nam hôm nay là một nền kinh tế kỳ lạ.  Thực chất là một nền kinh tế biến dạng, có tư nhân làm kinh tế nhưng lại bị quốc doanh chèn ép, có kinh tế thị trường nhưng không có tự do bình đẳng, không có pháp luật nghiêm túc.  Nói khác nó là một nền kinh tế tư bản hoang dại, rừng rú, một nhà nước ăn thịt người.

Cần làm rõ các khái niệm

Chủ nghĩa xã hội có ba đặc tính cơ bản. Một là xóa bỏ tư hữu, thiết lập công hữu đối với các tư liệu và phương tiện  sản xuất như tư bản đất đai.  Sở hữu công gồm có sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.  Hai là nguồn lực kinh tế được quản lý, phân bổ theo kế họach của nhà nước, không theo cơ chế thị trường.  Ba là làm theo năng lực và hưởng theo lao động ( lao động được đánh giá trên thời gian tham gia lao động chứ không phải chất lượng)

Thực tế đã chứng minh là ba thuộc tính nói trên đã làm trì trệ , làm phá sản chế độ. Do đó đã có cải cách mở cửa tại Trung Quốc năm  1978, tại Việt Nam năm 1986, rồi tiếp theo là Liên Sô và Đông Âu.  Một sự chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường đã diễn ra sôi nổi trên thế giới.

Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì ở nước tư bản nào cũng vậy, nhưng được quản lý bởi nhà nước pháp quyền XHCN thì chỉ có ở Việt Nam.  Đây là một vấn đề mờ ám chưa gỉải thích.  Mờ ám thứ hai là định hướng XHCN chĩ phù hợp với từng gia đoạn phát triển của đất nước. Điểm thứ hai nảy cũng chưa được nói rõ tại sao  Tuy chưa được nói rõ tại sao nhưng đảng đã nói rõ là doanh nghiệp quốc doanh lúc nào cũng là chủ đạo.

Kinh tế thị trường tư bản được xây dựng và hoản thiện, lúc đầu cũng có nhiều doanh nghiệp quốc doanh, nhưng giờ đây thì vai trò chủ đạo đã tuyệt đối dành cho các doanh nghiệp dân doanh.  Đây là tiền đề để đưa ra các chiến lược, chính sách đứng đắn và thực thi hiệu quả.  Việt Nam đã đổi mới hơn  30  năm qua nhưng ngày nay vẫn lẹt đẹt tiến sau những nước  đàn em  trong vùng tỉnh ngộ sớm hơn.

Thái độ không dứt khoát chuyển sang kinh tế thị trường đã là quá trình cải cách diễn ra quá chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực dân doanh là chủ thể năng động nhất tại các nứớc phát triển nhanh.  Ở Việt Nam khu vực dân doanh vẫn cỏn găp nhiều khó khăn mà ai cũng trông thấy.

Sự lo sợ chệch hướng của Việt Nam

Sự lo sợ chệch hướng của người CSVN kéo dài suốt từ đầu thập niên  1990 đến nay.  Người lãnh đạo CSVN không trông thấy rõ thách đố trước mắt.  Thách đố đó là phải phát triển nhanh và bền vững, phải đi theo kịp nhịp phát triển chung của thế giới.  Phải trân trọng những cái mời, khuyến khích những tìm tòi, rứt khoát chia tay với nền nếp cũ hủ lậu. Nếu chỉ nhút nhát sợ lệch hướng thì thực tế sẽ là tụt hậu.

Trung Quốc cũng như Việt Nam bị ý thức XHCN chi phối.  Nhưng trên thực tế Trung Quốc giờ đây không còn là một quốc gia cộng sản nữa  Họ đang xây dựng một nển KTTT mang mầu sắc Trung Quốc và từ lâu họ đã đi theo chủ nghĩa phát triển.

Từ lâu họ đã gác chủ nghĩa Marx sang một bên.  Họ tiến theo phương châm “thực tiễn là thước đo chân lý”.  Năm  2002 Trung Qốc đã đưa ra lý thuyết Ba Đại Diện để tu chỉnh lý tưởng, mục tiêu của đảng cộng sản.  Trong khi đó ở Việt Nam ngưới ta vẫn cho là nguy cơ chệch hướng XHCN đáng lo hơn là nguy cơ tụt hậu.

Một đất nước muốn trở thành lớn mạnh phải biết đổi mới tư duy và quyết tâm hành động theo văn minh thời đại,  quy tụ nhân tài và đưa ra những tầm nhìn thế kỷ  Và sau cùng là phải phát triển theo đúng ước mơ của quần chúng.

Kết luận:

Chiến tranh đã tiếp diễn liên hồi trên  quê hương chúng ta trong gần  nửa thế kỷ.  Chưa có dân tộc nào mà lai phải chịu nhiều đắng cay chết chóc đến như vậy.  So sánh với các nước cựu thuộc địa chậm tiến tại vùng Đông Nam Á và trên thế giới thì dân tộc Việt Nam khổ cực gấp ngàn lần.

Sau Thế Chiến II, khi chế độ thực dân chấm dứt thì tự nhiên các nước cựu thuộc địa  được giải phóng.  Chỉ có Việt Nam là tự đem thân phận chết thay cho cộng sản.  Hơn một triệu người đã bỏ mạng tại sa trường nhưng nước non vẫn chưa bao giờ được độc lập.  Nước vẫn nghèo dân vẫn đói.  Lãnh đạo ngớ ngẩn, không đủ thông minh và trí tụê để dẩn đắt giống nòi theo kịp đà tiến của văn minh nhân loại.

Chiến tranh xảy ra trên đất nước không ngừng nghỉ. Hết chiến tranh Campuchia lại đến bài học Bắc Kinh, rồi lại viễn tượng Thành Đô.  Mỹ đi rồi Mỹ lại về.  Lần này Mỹ về liệu có đem lại cho dân ta cơ hội thoát Trung ?

Washington muốn cùng Việt Nam khai thác mỏ dầu khí Cá Voi Xanh lớn nhất nhì thế giới tại Biển Đông.  Muốn thuê lại cảng Cam Ranh để xử dụng.  Muốn lập một căn cứ quân sự mới tại Đà Nẵng.  Muốn cung cấp cho ViệtNam những vũ khí tối tân nhất để giữ nước, những tàu cảnh sát mới hoàn tất để giữ biển.  Muốn bán chịu cho Việt Nam những máy bay chưa nước nào có (trừ Mỹ) và huấn luyện phi công.  Muốn thành lập cho Việt Nam những hải đoàn thiện chiến, được trang bị với các hỏa tiến chống hạm, chống ngầm. Muốn mời Việt Nam tập trận chung để giữ an ninh hàng hải chung cho thế giới …
Chưa bao giờ một nước cựu thù lại được Washington o bế như thế.  Trước những khó khăn và nguy hiểm mà Bắc Kinh đang tạo ra cho Hà nội tại bãi Tư Chính, câu hỏi được đặt ra là liệu Việt Nam đã “tự diễn biến, tư chuyển hóa” đủ mức để trông thấy cơ hội có thể cứu thoát được mình chưa ?./.
Viết xong ngày 25/7/2019

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s