Nhà thơ Chân Phương

Nhận tin nhà thơ Chân Phương đã ra đi thanh thản vào ngày 06 tháng 05, 2020,
tại Boston – Mỹ.

Thành kính phân ưu cùng gia quyến,

cầu nguyện linh hồn ông sớm siêu thoát

và yên nghỉ chốn vĩnh hằng.

Tiểu sử:

Chân Phương là bút danh của Phương Kiến Khánh.

Sinh năm 1951 tại Nam Vang, Cambốt. Hồi hương về Việt Nam tháng 7-1970.

Đại học Văn khoa Sài gòn (Licencié-ès-Lettres 1973) & Lesley University, Cambridge – USA (Master of Education 1992).

Hiện sống và dạy học ở Boston, tiểu bang Massachusetts, U.S.A.

Ngoài thơ, còn viết truyện ngắn, biên khảo văn học và dịch thuật – đặc biệt thi ca hiện đại Âu-Mỹ.

– Có thơ đăng trên các tạp chí nước ngoài: Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Việt, Diễn Đàn (Paris), VietNam Forum (Đại học Yale), Illuminations (Đại học Charleston), Tribuna (Rumania)…

– Các thi phẩm đã xuất bản: Chú Thích cho Những Ngày Câm Nín (1989, tái bản 2010- dưới bút hiệu Phương Sinh), Bản Án cho Các Vĩ Cầm (1992), Nghĩa Đen (1993), Bổ Túc Lý Lịch Cho Loài Di Dân (1994), Biển là Một Tờ Kinh (1996), trong tủ sách thơ Trình Bầy do cố thi sĩ Diễm Châu chủ biên ở Strasbourg, Pháp.
– Hợp tác với các trang mạng Ăn mày văn chương (Pháp), Da Màu (California), Tiền Vệ (Úc),Blog Lá Xanh (Việt Nam)…

Hình bìa: Chú thích cho những ngày câm nín (Ấn bản 1992)

Hình bìa: Chú thích cho những ngày câm nín (Ấn bản 2005)

Vài bài thơ của thi sĩ Chân Phương

Ngữ lục cho tro bụi

những thương tích không thể kết tội bàn tay
chưa thấy lời vu cáo nhảy ngược vào cửa miệng

năm cũ qua, chuyện cũ không qua
năm mới đến, cái mới chẳng đến

khi tuyết tan
ngọn gió thảo nguyên lại thổi cái sọ đầu lăn lóc

từng chùm hoa dại nở
minh họa cho ý thức muộn màng

Trong sa mạc thị giác

giã từ cơn say đường nét
vĩnh biệt giấc mơ đôi cánh

nếu chẳng còn năm tháng
không gian sẽ mang ý nghĩa gì?

các chân trời rượt đuổi mấy khung tranh
từ bảo tàng mỹ thuật qua tha ma hội họa

bọn mù mất gậy
bước hoài

trong sa mạc thị giác vô biên
….

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit Deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Twitter-Bild

Du kommentierst mit Deinem Twitter-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit Deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s