Nhạc sĩ Lam Phương đã mất vào
ngày 22 tháng 12, 2020
tại thành phố Fountain Valley, California.
Cầu nguyện linh hồn ông yên nghĩ chốn vĩnh hằng !

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Kiên Giang. Ông là một trong những người tiên phong của tân nhạc miền Nam với gia tài sáng tác gồm hơn 200 tác phẩm trải rộng trong nhiều đề tài về tình yêu quê hương, đất nước, con người… Trong đó, ca khúc đầu tay „Chiều thu ấy“ được viết vào năm ông 15 tuổi. Tác phẩm của ông trải rộng trong nhiều đề tài: thân phận con người, thăng trầm đổi thay của mệnh nước, ca ngợi quê hương, tình mẫu tử, tình lính và tình yêu.Ông nổi danh từ năm 17 tuổi với 2 sáng tác Chuyến Đò Vĩ Tuyến và sau đó là Kiếp Nghèo, cùng với vô số những tác phẩm nổi tiếng như Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ, Đèn Khuya, Nắng Đẹp Miền Nam, Khúc Ca Ngày Mùa, Tình Anh Lính Chiến, Đoàn Người Lữ Thứ, Biển Tình, Chiều Tây đô, Lầm, Say, Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương, Tình Vẫn Chưa Yên…( tin tổng hợp từ Web )
…
„ Nhạc sĩ Lam Phương để lại cho nền Âm nhạc Việt Nam vô số những bản nhạc trữ tình, thu gói tinh hoa hồn Việt theo điệu nhạc, lời ca. Có lẽ mỗi người yêu nhạc Việt đều có riêng bản nhạc yêu thích của nhạc sĩ Lam Phương. Bản nhạc “ Chuyến đò vỹ tuyến“ được sáng tác khi nhạc sĩ chưa đến tuổi 20..cho thấy tài năng hiếm có của nền Âm nhạc Việt. Giấc mơ trong “ Chuyến đò vỹ tuyến “ đã tan vỡ từ lâu, để đất nước Việt Nam mãi đắm chìm trong cảnh điêu linh cho đến nay. Cuộc đời người nhạc sĩ tài hoa cũng trôi lênh đênh theo con tàu 1954 từ bắc vào nam, tiếp tục trôi ra hải ngoại sau 1975. Cho đến ngày ông từ giã cõi đời những ước mơ về cuộc sống thanh bình, quê hương tươi sáng của nhạc sĩ vẫn còn là giấc mơ chưa thực hiện được của cả dân tộc. Nhưng những bài nhạc bất hủ của ông đã làm nền tảng cho âm nhạc Việt đi lên, không ngoại lai dù đang ở xứ người, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn tươi sáng, mang nhiều hy vọng, niềm tin cho cuộc sống.“
Dương Hoàng Mai.
23.12.2020.