Kẻ bị khai trừ

Kẻ bị khai trừ

Hồi Ký – Nguyễn Mạnh Tường

Hà nội 1954-1991

Vụ án một trí thức

TS – Tiếng Quê Hương XB

In lần thứ nhất tại Virginia -2011

366 Trang- Ấn phí 20 usd

Bản dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Quốc Vĩ

từ cuốn Un Excommunié.

 Hanoi: 1954-1991:

Procès d’un intellectuel của Nguyễn Mạnh Tường

LỜI NGƯỜI DỊCH

Cuốn tự truyện “Kẻ bị mất phép thông công” được cụ Nguyễn Mạnh Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh năm 2008.

Đã gần hai mươi năm trôi qua, nhiều người trong nước vẫn chưa có dịp đọc tác phẩm này, lý do đơn giản là chưa ai dịch nó ra tiếng Việt và phổ biến.

Tôi mạnh dạn trong khả năng giới hạn của mình cố gắng dịch cuốn sách, không biết có lột được hết những ý của cụ Tường một cách chính xác hay không, nên rất mong người đọc chỉ cho những chỗ dịch chưa được thoát.

Cái mong muốn lớn nhất của người dịch là bản dịch này sẽ được hai giới quan tâm :

– Thứ nhất là nhân dân Việt Nam hiểu rõ cụ Nguyễn Mạnh Tường là một người con tài ba, chí tình yêu nước thương dân, cả đời hy sinh cho Dân Tộc, đã bị đoạ đầy hơn ba mươi năm chỉ vì đã dám nêu lên những sai lầm của đảng Cộng Sản đặc biệt là trong vụ Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng ở miền Bắc trong những năm 1954 – 56 và đã dám cổ vũ, chứ chưa nói đến đấu tranh, cho dân chủ.

– Thứ hai là những người cộng sản Việt Nam, những người vẫn còn lấy lời thề vì dân vì nước làm trọng. Họ nên đọc và nghiền ngẫm những gì mà giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã viết. Rất nhiều điều vẫn còn là sự thật, rất nhiều điều giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã báo động từ những năm đầu dành Độc Lập hiện nay vẫn đang tiếp tục xảy ra và còn trầm trọng hơn.

Vì trung chính, yêu nước thương dân, dám phê phán lãnh đạo mà giáo sư Nguyễn Mạnh Tường và vợ con phải chịu nhiều đau khổ bởi sự tàn bạo của những người cộng sản. Người cộng sản hô hào giải phóng “nô lệ thế gian” nhưng hơn ai hết, những người cộng sản Việt Nam chính là những người nô lệ tự nguyện, nô lệ được trùm che dưới hai chữ “anh em” với Tầu, Liên Xô. Anh bảo em nghe, nghe đến độ thằng anh bảo gì làm nấy, kể cả việc mất đất, mất đảo, nhận cả một đội quân thứ 5 của Tầu vào cao nguyên, và nhiều nơi khác. Họ đã bị cái vòng kim cô 16 chữ vàng cộng thêm vàng thật chúng cho mang về đầy túi, để rồi họ làm tất cả để vừa lòng người anh, kẻ thù truyền kiếp.

Cuối cuốn tự truyện, giáo sư đã đặt hai câu hỏi cho người cộng sản Việt Nam :

1) Vì sao các ông lại sợ hãi dân chủ?

2) Giữa quyền lợi của Đảng và quyền lợi của Tổ Quốc, các ông chọn phía nào?

Những người cộng sản thuộc thế hệ Điện Biên đã ra đi kháng chiến, một lòng vì Tổ Quốc Việt Nam thân yêu mà hy sinh cả cuộc đời để đánh đuổi Thực Dân Pháp dành lại Độc Lập cho dân tộc. Thế hệ trong sáng đó nay không còn mấy người.

Rất mong, tuy không nhiều hy vọng, là những con em, những kẻ kế thừa của những người cộng sản Điện Biên kia nhớ đến cha ông mà giữ mình sao cho xứng đáng. Rất mong những người lãnh đạo chóp bu ngày nay còn biết giữ mình trước hai chữ Chiêu Thống, dấn thân vào con đường “dân bầu, dân biết, dân làm, dân kiểm tra.” Dù ai có nói đông tây, dù đa nguyên đa đảng, nếu các anh làm được những chuyện tốt lành cho dân tộc, dân sẽ bầu cho các anh.

Nếu các anh cứ tiếp tục tham lam, tham quyền cố vị, dùng bạo lực đàn áp nhân dân, các anh là những người biện chứng chắc phải hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

NGUYỄN QUỐC VĨ

Paris ngày 23 tháng 11 năm 2009

NGUYỄN MẠNH TƯỜNG

(1909 – 1997)

Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16/9/1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội là con của một công chức nguyên quán xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm thuộc ngoại thành Hà Nội. Cha ông rất chăm lo việc học của con trong khi Nguyễn Mạnh Tường đặc biệt ham học từ nhỏ. Do đó, năm 1925, mới 16 tuổi, Nguyễn Mạnh Tường đã tốt nghiệp Tú Tài Toàn Phần hạng Ưu và được cấp học bổng qua Pháp du học tại trường đại học Montpellier năm 1927.

Năm 1929, Nguyễn Mạnh Tường đậu Cử Nhân Văn Chương với 4 chứng chỉ gồm văn chương Pháp, văn chương La Tinh, văn chương Hy Lạp và Bác ngữ học — Philologie.

Một năm sau, năm 1930, Nguyễn Mạnh Tường đậu thêm văn bằng Cử Nhân Luật. Năm 1932, chưa tròn 23 tuổi, Nguyễn Mạnh Tường bảo vệ thành công 2 luận án Tiến Sĩ về Luật và Văn Chương, tạo một kỳ tích chưa hề có trong ngành giáo dục Pháp cho tới nay. Về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường là giáo sư trường Trung Học Bảo Hộ Lycée du Protectorat tức Trường Bưởi, và sau 1945, đổi tên thành trường Chu Văn An — nhưng năm 1940, vì bất bình với chủ trương kỳ thị của chính quyền thực dân, ông bỏ nghề dạy học ra mở văn phòng luật sư. Năm 1946, ông là một thành viên phái đoàn Việt Nam trong hội nghị Việt – Pháp Đà Lạt, sau đó rời Hà Nội tham gia kháng chiến khi chiến tranh bùng nổ. Ông cũng tham gia phái đoàn Việt Nam tại Hội Nghị Bảo Vệ Hoà Bình Bắc Kinh 1952 và Đại Hội Hoà Bình Thế Giới Vienna 1953. Sau hiệp định Genève 1954, trở về Hà Nội, ông là giáo sư Đại Học Tổng Hợp và năm 1956

được giao chức vụ trưởng đoàn một phái đoàn luật gia Việt Nam tham dự Hội Nghị Luật Gia Dân Chủ Thế Giới tại Bruxelles, Bỉ. Chuyến tham gia hội nghị này giúp ông cơ hội tiếp xúc với giới luật gia Tiệp Khắc, Liên Xô, tham khảo

nhiều vấn đề chính trị sau khi bộ mặt thật bạo chúa dã man của lãnh tụ Staline bị bóc trần. Ngày 30 tháng 10 năm 1956, với tư cách thành viên Mặt Trận Tổ Quốc, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn nói về những sai

lầm trong chính sách Cải Cách Ruộng Đất tại một phiên họp Mặt Trận Tổ Quốc ở Hà Nội . Cũng thời điểm này, ông tiếp xúc với một số văn nghệ sĩ trong các nhóm chủ trương tạp chí Nhân Văn, đặc san Giai Phẩm và trả lời một

cuộc phỏng vấn của tạp chí Nhân Văn. Vì các sự việc trên, nhất là vì quan điểm đòi hỏi tôn trọng quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị, ông bị loại khỏi mọi chức vụ, bị bao vây, cô lập nghiệt ngã, triệt để ngăn cấm tham gia mọi phương diện sinh hoạt xã hội dù chỉ để mưu sinh cho tới những ngày cuối đời.

Dù vậy, ông đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tồn tại trong cuộc sống cơ cực túng đói kéo dài suốt hơn 40 năm.

Năm 1989, vào tuổi bát tuần, ông được một số bạn bè cũ tại Pháp bảo lãnh và được chính quyền Hà Nội cho phép nên có một chuyến đi 4 tháng qua Pháp. Nhờ dịp này, ông đích thân trao cho nhà xuất bản Quê Mẹ tại Paris tác phẩm tự truyện “Un Excommunié – Kẻ Bị Khai Trừ” và tác phẩm được ấn hành năm 1992.

Ông mất tại Hà Nội ngày 13 tháng 6 năm năm 1997, thọ 88 tuổi.

Ông đã ghi như sau :

Bản thảo cuốn sách này đã được soạn và đánh máy trong một tình thế lén lút và bị cô lập. Vì vậy tôi khiêm tốn gửi lời xin lỗi về những lỗi lầm hay sai trật đến những ai quan tâm đến những suy tư và những bài viết của tôi, và mong muốn cuốn sách này sẽ được phát hành ở Pháp .
N.M.T.

Ông Nguyễn Mạnh Tường và vợ, bà Tống Lệ Dung, chụp năm 1937, lúc ông 28 tuổi

Bấm vào File Pdf để đọc sách “ Kẻ bị khai trừ „

 

Hãy ghi ý kiến, thắc mắc của bạn vào đây:

Trage deine Daten unten ein oder klicke ein Icon um dich einzuloggen:

WordPress.com-Logo

Du kommentierst mit deinem WordPress.com-Konto. Abmelden /  Ändern )

Facebook-Foto

Du kommentierst mit deinem Facebook-Konto. Abmelden /  Ändern )

Verbinde mit %s