ĐỌC  THƠ  HOÀNG  SONG  LIÊM 

Hà Thượng Nhân

Hoàng Song Liêm  là  một  trong  những  con  người  di  tản  tương  đối  thành  công.Anh  là  một  Sĩ  quan  Không  Quân  cấp  Tá.  Cộng  Sản  vào  Nam, anh  đã  sớm  đào  thoát  chạy  ra  nước  ngoài.Anh  không  bị  một  ngày  tù  như  phần  đông  những  người  bạn  cùng  trang  lứa với  anh. Sang  đến  Hoa  Kỳ,anh  làm  ăn  khá  giả,con  cái  tương  đối  thành  công nhưng  lời  thơ anh  vẫn  u  uất  buồn :

           Tết  lạnh  quê  người  phai  sắc  áo

           Người  đi  nẻo  khuất  vẫn  chưa  về

           Nghiêng  bầu  lại  rót  mùi  cay  đắng

           Gió  lạnh  phòng  không  chẳng  liếp  che  !

 Không  có  liếp  nào  che  cả.Mới  biết  tấm  lòng  thương  quê  nhớ  nước  mãnh  liệt  đến  chừng  nào.Bỏ  nước  ra  đi  vì  anh  không  thể  sống  dưới  một  chế  độ  không  có  Tự  do,Dân  Chủ.Có  tự  do,Dân  chủ  rồi  nhưng  còn  một  cái  gì  đó  anh  không  có. Đó  là  quê hương.Quê  hương  không  phải  chỉ  là  song,là núi, là  mồ mả  ông  cha,là  họ  hang,làng  mạc.Quê  hương  lại  còn  là  những  làn  gió,những  ánh  trăng,những  cơn  mưa  gió  thất  thường,những  con  đường  lầy  lội,những  mái  rơm,mái  rạ,những  con  người  lầm  than, đói  khổ.Nó là  cuộc  đời,là  tuổi  trẻ của  chúng  ta.Là  tiếng  mẹ  ru,là  mùi  thơm  hoa  cau ,hoa  bưởi,là  đêm  khuya tiếng  chiếc  mo  cau  rụng  ở  vườn  sau. Ôi  quê  hương  !  Là  thứ  chúng  ta  không  thể  diễn  tả  bằng  lời nhưng  nỗi  mất  mát  quê  hương  vẫn  hiện  hữu   trong  chúng  ta  từng  giây,từng  phút.

Toàn  thể  tập  thơ  không  bài  nào  là  không  đề  cập  đến  quê  hương.Quê  hương  và  tuổi  trẻ.Quê  hương  và  thời  gian.Càng  về  già,chúng  ta  càng  quý  tuổi  trẻ,càng  ngậm  ngùi vì  thời  gian  qua  mau.

Dài  tay  năm  ngón  xanh  xao

Sầu mây  tóc  trắng chiêm  bao  nửa  vời.

Dài  tay  mười  ngón  tay  xuôi,

Sầu  đôi  hộc  mắt, môi  cười  ngẩn  ngơ.

Quẩn  quanh  năm  tháng  thừa  dư,

Gai  chông  nhọn  hoắt,chân dò  dẫm  đi.

“Sầu  đôi  hộc  mắt”hai  con  mắt  lõm  xuống  vì  đêm  không  ngủ  được vì sống  ở  đây không  thực  sự  là  sống.Sống ở  đây  đối  với  người  chỉ  còn  có  nghĩa  là  tồn  tại….

Năm  cửa  ô  xưa  băm  sáu  phố

Xa  quê hương,nhất  là  quê  hương ấy  lại  là  Hà  Nội  thanh  lịch  thì  là  sao những  người  con  của  Hà  Nội  có  thể  quên  được  năm  cửa  ô  , quên  được  Hà  Nội  băm  sáu  phố  phường.

Năm  1954, Mai  Thảo  bỏ  miền  Bắc  đã  viết  một  cuốn  truyện  thật  hay:” Đêm  giã  từ  Hà  Nội”.Hay  vì  thực,vì  chân  thành.Nghệ  thuật  chỉ  làm  nên  những  bài  thơ,chỉ  tâm  hồn mới  là  thi  sĩ.Câu  nói  đó  của  một  thi  nhân  Pháp viết  cách  đây  hang  thế  kỷ  mà  muôn  đời  vẫn  đúng.

Tôi  nhớ  mãi  đến  Hoàng  Song  Liêm  những  ngày  mới  chập  chững  bước  vào  đời.Khi  ấy,chúng  tôi  còn  là  quân  nhân  trong  ngành  Tâm  Lý  Chiến.  Liêm  thì  ngoài  20,còn  tôi  ngoài  3  chục.  Liêm  còn  độc  thân ,  tôi  đã  có  ba  bốn  con.Chúng  tôi  gặp  nhau và  tự  nhiên  thấy  rất  gần  gũi,thân  thiết  với  nhau,vì  chúng  tôi  cùng  làm  thơ  và  cùng  yêu  thơ…

Phương  Nam  mù  mịt  trời  phương  Bắc,

Mây  trắng  giang  hồ , mây  viễn  phưong..

Tôi  biết  tại  sao  Liêm  lại  giao  cho  tôi  viết  mấy  lời  đầu  của  cuốn  sách.Vì  Liêm  cũng  như  tôi, chúng  tôi  thích sự  chân  thành.Nếu  như  lối  viết  của  Vũ  Hoàng  Chưong,của  Huy  Cận  cổ  rồi  thì  làm  sao  chúng  ta  còn  thưởng thức  được  Tản  Đà,còn  thưởng  thức  được  ca  dao.Hoá  ra  cuộc  sống  của  thi  ca  còn  ngắn  ngủi  hơn  cả  cuộc  sống  của  con  người  nữa  hay  sao ?Mới  không  phải  là  tìm  ra  lối  diễn  tả  kỳ  cuc. Mới  là  cách  nhìn  sự  vật.Nhiều người  nhìn  mà  có  thấy  gì  đâu ? hang  nghìn  năm  trước ,  Lý  Bạch  nhìn  trăng  và  nói  thế  này :

Nhân   phan  minh  nguyệt  bất  khả  đắc

Nguyệt  hành  khước  dữ  nhân  tương  tuỳ.

(Người  với  lên  trăng  thì  không  được,

(Nhưng người  đi  đâu  thì  trăng  theo  đó )

Hoặc :

Kim  nhân  bất  kiến  cổ  thì  nguyệt,

Kim  nguyệt  tằng  kinh  chiếu  cố  nhân.

người  ngày  nay  không  thấy  trăng  ngày  xưa

( Nhưng ) trăng  ngày  nay  vẫn  thấy  người  ngày  xưa.

Kiếp  sống  của  con  người  thật  là  phù  du  so  với  cảnh  vật.Lý  Bạch  chỉ  nhìn  và  diễn  tả. Ông  không  cần  biện  luận.Cần  gì  phải  biện  luận.Chúng  ta  chỉ  đọc  cũng  đủ  thấm  thía  cho  cuộc  sống  ngắn  ngủi  của  kiếp  nhân  sinh.

Hoàng  Song  Liêm  năm  mươi  năm  rồi  anh  mới  lại  cho  tôi  đọc  thơ . Thơ anh  vẫn  trẻ  như  ngày  nào. Hình  dáng  chúng  ta  không  còn  như  xưa  nữa  nhưng  tinh  thần  chúng  ta  nào  có  gì  đổi  khác.

Tôi  mừng  cuộc  đời chưa  làm  tôi  mấ  một  người  bạ, một  người  thơ.

HÀ  THƯỢNG  NHÂN