Người và Việt

Chế độ nào..

Con người vậy!

Nhân đọc báo ở Mỹ; xem sách, báo, các You Tube trong nước, Người Việt Hải Ngoại lấy làm lạ về lời lổ mãng hạ cấp của Thủ Tướng Phạm Minh Chính khi chờ đợi tiếp Ngoại Trưởng Blinken hôm 13/5/2022 tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Mỹ! Lời nói “quán triệt” đủ tính chất vô sản chuyên chính của kẻ đứng đầu chính phủ Hà Nội. Cũng như viên bộ trưởng Tô Lâm, đã hứng chí rống tiếng cười phụ hoạ lời thủ trưởng Chính, bồi thêm nhận xét: Phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ thời Tổng Thống Trump là Matthew Pottinger chỉ là một “thằng”.. nầy nọ! Nhưng không chỉ riêng của giới cầm quyền Hà Nội nơi trụ sở ngoại giao Mỹ; trong nước còn bày ra cảnh tượng những cô gái cỡi truồng chạy rông giữa đám đông để hoan hô đội đá banh thắng cúp SEA Game! Nhưng những sự kiện nầy vốn không “lạ” với người viết là thành phần tù người Nam đã được “học tập cải tạo” nơi Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa hơn 10 năm sau 1975. Hơn nữa, sau khi đến Mỹ (1994) tiếp được chứng kiến “quá trình Hà Nội Hóa/Cộng sản Hóa” nơi Little Sàigòn, Nam Cali, Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn CS. Bài viết với những nét chấm phá ngắn nhưng hy vọng đúc kết đủ để người đọc hình dung đúng thế nào là “con người/chữ viết/vụ việc” dưới chế độ gọi là “cộng sản/chxhcnVN”      

#1- “Bác Hồ”

Về Hà Nội, bác yêu em Phương Mai (1)

Nơi chiến khu, bác ấp Thị Lạc

Bác ta quả thật khác hơn người

Ngủ với gái, sợi râu không bạt!

(1) Chi tiết “động trời” do Trần Đĩnh (1930-2012) “tiết lộ” trong Đèn Cù, năm 2014 NgườiViệt Book quảng bá ở hải ngoại:“tác phẩm lớn (nhất) của văn học VN” 

#2-Tổng Bí Thư Trường Chinh

Tổng Bí Thư tên thiệt, Đặng Xuân Khu (21)

Trường chinh cách mạng jusqu’ au bout (22)

Sáng mai vợ đẻ, đêm nay ta cứ..

Chuyên chính từ đầu tới con.. cu!

(21); Trường Chinh ĐXK (1907-1988), 2/tổng bí thư; 1/chủ tịch nước; 1/chủ tịch quốc hội. 

(22): Từ ngữ Pháp/Tới cùng – Chi tiết “động trời” khác của Đĩnh trong Đèn Cù (1)

#3- Thủ Tướng “ta”

Đ..mẹ! Đếch có sợ gì nó!

Như “Phá đường rầy/Ăn rau má” (31)

Cứ tuốt đuồng đuột không nương tay

Mỹ đâu biết ta chửi “đ.. mẹ”     

(31): Thanh Hóa ăn rau má/Phá đường rầy” – Châm ngôn vùng Thanh Hóa, quê hương của Chính.

#4-Gái “thủ đô ta”

Cởi truồng! Cởi truồng! Ta cởi truồng

Phơi mông, bày vú chạy tồng ngồng

Cái hĩm bầy hầy là đồ quý

Phất phới bay tựa lá cờ hồng

#5- Khi Nhà Văn, Thơ Cộng Sản Miền Bắc viết Chân Dung cho nhau (50)

(50): Căn cứ từ “Thơ Chân Dung” của Xuân Sách, xuất bản 1991, Hà Nội và những nhận xét (về nhau) của giới viết văn, làm thơ ở đấy.  Người viết có những bổ túc nầy.

#51- Huy Cận

Lửa Thiêng hẳn tắt ngấm (51)

Chẳng nên thiêng một lần

Hiện thằng người chưởi mướn

Đặng được tước văn công.

(51): Cù Huy Cận (1919-2005), Bộ trưởng các cơ quan, Nông Nghiệp, Văn Hóa, Giáo Dục.. (1945-1984); Tập thơ của HC trước 1945 với nội dung, ngôn ngữ anh em, ái tình vặt vãnh; kiện tướng đánh Nhân Văn-Giai Phẩm (1956-1957); bố của nhân vật ”phản tỉnh chế độ Hà Nội”, Cù H.H.Vũ được “chọn (qua)” Mỹ từ 2014!

#52- Lưu Trọng Lư

Anh không nghe Mùa Thu (521)

Tất nhiên chịu tội tù

Theo Mùa Thu “ăn cướp” (522)

Tước nhà thơ nhân dân

(521;522) Tiếng Thu, tập thơ trước 1945; LTLư theo cách mạng từ “Mùa Thu cướp chính quyền”, 14/8/1945) kiện tướng đánh Nhân Văn-Gia Phẩm (1956-1957); 

#53- Xuân Diệu

Ông cố chước Rimbeau (531)

Sao làm thơ chưởi bố ?!(532)

Ông đòi vượt Rimbeau

Với bài tụng Bác Hồ!

(531)- Rimbeau Việt Nam, tự hiệu của XD trước 1945; Rimbeau (1851-1891): Nhà thơ phái siêu thực Pháp.

(532)- Trong đợt cải cách ruộng đất 1953-1957, XD đã có những lời thơ “đúng chỉ tiêu”, nhắn về bố mẹ đẻ:

”Ai về làng Bái Hạ. Nhắn với vợ chồng thằng Thu. Rằng, chúng bay là lũ quốc thù….”.

XDiệu là anh vợ của CHCận, cha nuôi của CHHVũ (#51)

#54-Tô Hoài

Xóm Giếng Ngày Xưa đã cạn queo

Con Dế Phiêu Lưu chết ngặt nghèo (541&5422)

Ước nguyện đi lên vùng Tây-Bắc (543)

Được miếng thịt lợn, củ dưa leo

(541&542) Truyện nhi đồng THoài trước 1945;

(543) Ký sự Tô Hoài sau lần “sáng tác thực tế“ ở vùng Tây-Bắc VN,  1958.

#55-Nguyễn Tuân

Một chiếc lư đồng một mắt cua

Chém treo ngành ấy chém a dua (551&552)

Vang bóng một thời …Vang bóng dỡm (553)

Một đời mong phở, chờ mời cơm (554)

(551&552)- Truyện ngắn của NT; Trần Mạnh Hảo biếm hoạ.

(553) Truyện ngắn NT đoạt giải Tự Lực Văn Đoàn 1942.

(554) Phở – Tuỳ bút NT – Nguyện ước của Tuân  chỉ mong sống no đủ, yên phận khi vào SG sau 1975 

#56-Tố Hữu

Từ đấy hồn tôi bừng nắng lạ (561)

Giữa ngày tâm quỷ hiện mặt ma

Ca đứa giết người cao quá Chúa

Cái đì của Bác cũng đơm hoa!

(561) Từ Đấy- Một loại “tụng ca/Hồ, Stalin” đưa Tố Hữu lên vinh quang trong đảng.

#57- Chế Lan Viên

Điêu tàn …(571)

Ây thật điêu tàn tạ!!

Đào mã nhà văn,

Anh chưởi đả (572)

Theo đuốc đảng ta ba-mươi năm

Nay được giường riêng… (573)

Chiếc chiếu hoa cấp phát!

(571)- Tập thơ CLV trước 1945

(572)- CLV là kiện tướng trong vụ đánh Nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm 1956-1957. Hai mươi năm sau, 1978, CLViên lập nên công đầu trong chiến dịch “chưởi nhà văn Miền Nam”.

(573)- Cuối đời, CLV tìm ra “chân lý”: “Ba mươi năm (Đảng) đốt đuốc soi đường; Ăn cơm tập thể ngủ giường cá nhân ..”

#58-Nguyễn Khải

Chui sâu gầm chõng chổng mông ra (581)

Đánh trận Tây Nguyên dịp Tháng Ba (582)

Tổng trị nhà văn lon đại tá

Cỡ gian nhân…Mấy sức anh bao xa?!(583)

(581):”Chui gầm chõng chìa mông ra ngoài. Dục người làm cách mạng” Nhận xét của DTHương về Khải;

(582&583):”Tháng Ba  Tây Nguyên“; ”Một Cõi Nhân Gian Bé Tí“:  Tập truyện của NK, biểu hiện cách khinh khi đểu cáng của người Miền Bắc đối với lớp tướng, tá thất trận Miền Nam, thủ lãnh đảng phái quốc gia.

#59-Dương Thu Hương

Thiên đường cô ả: Thiên đường lẽ (591)

Trên lề Sàigòn, ngồi khóc kể 

Nhà văn lộ mặt, chưởi theo đuôi 

Gào hoảng… Hóa ra chống đối cuội!

(591)- Thiên Đường Mù: Tập truyện gọi là “chống đối” của DTH

#6- Hoàng Phủ Ngọc Tường

Sông Hương trôi mãi.. Sông cứ trôi (61)

Cuốn cuộc cách mạng lẫn cục thối

Uất hận ngút mờ trời Bạch Mã (62)

Giết người – Đá núi nấu bôi vôi!

(61): Sông Hương, tạp chí văn học ở Huế (1990-1992),  được tiếng “ chống đối chế độ“.

(62): Núi Bạch Mã, vùng Cầu Hai, Thừa Thiên- Huế; đề tài bài viết của Tg  với ý hướng “phê phán đảng”.  Văn học (nằm vùng) hải ngoại đăng lại, tung hô cách “phản tỉnh” của Tg. 

#7- Trần Vàng Sao

Anh chưởimụ nội, tổ cha” chúng nó (71)

Trước hết, phải kêu đúng tên anh

Từ bỏ xứ Huế, ra Hà Nội

Học được gì?

Chước khốn nạn, lưu manh!

(71): Trần Vàng Sao/Nguyễn Đính (1942-2018), Sinh viên tranh đấu Huế, (được) ra Hà Nội để học tập, huấn luyện – Sau 1975 trở lại Huế, hiểu đủ, rõ thân phận, biểu hiện qua bài thơ khốc liệt “Chưởi tất cả (chúng nó)”  

#8-Kết luận của Người Miền Nam

Ơ kìa..

Như thế,

Cái gì nhỉ?!

Một bầy cấp cao,

Văn, thi sĩ…

Bày ra đám giặc cỏ đánh hôi,

Diễn trò vô lại quanh lũ khỉ!

Cali, Ngày 6 Tháng 6, 2022

Người Lính Miền Nam

Phan Nhật Nam

Thơ Haiku Người Nhật/Tấm lòng Nam Nhân

Đại Sư Basho (1644-1694) chuyển những Công Án Thiền nên thành Thơ Haiku theo “cấu trúc 5-7-5”, trình bày những hình ảnh, sự vật, việc không liền lạc gì với nhau (theo nhận định thông thường). Tuy nhiên, mỗi người đọc cứ thong dong tham dự tùy theo ”tâm lượng” của mình. Từ thân, ý, tình đơn giản của bản thân, Haiku cũng tương tự như “Đêm qua ra đứng bờ ao..” của người Việt. Chỉ khác Haiku có 17 chữ chia làm ba giòng: 5-7-5 – Khác với Lục/Bát của người Việt-14 chữ viết thành hai giòng 6-8. Tại sao Lục/Bát/Người Việt 14 CHỮ chia thành HAI giòng, và Haiku Người Nhật/17 CHỮ chia thành BA giòng thì chỉ do “thuận duyên” mà thành, mỗi Dân Tộc có Tính và Hạnh khác nhau. Chẳng nên thắc mắc. Người viết trong cảnh hỗn loạn hiện tại, không thể làm gì hơn là làm Haiku/Lục-Bát. Làm chơi cho vui kiểu như Bùi Giáng trước kia. Cũng nên chân thực nói thêm, những chữ, lời đơn giản từ Haiku là viết cho hết thảy chúng ta trong đời sống bình thường, chứ không gì sâu xa, bí hiểm. 

1-Vốc tuyết nhỏ mái hiên

    Êm êm rơi lặng thinh trắng xóa

    Hòa tan thành âm điệu

   (Issa,1763-1827)           

    Hàng hiên nắm tuyết rơi im

    Lắng nghe âm sắc lặng thinh tuyệt mù

 2-Mặc lên tấm áo mới

     Ồ lạ lẫm khác biệt làm sao

     Cứ như một ai đó

     (Basho, 1644-1694)

     Xỏ tay áo mới lần đầu

     Thấy ra như thể một người nơi đâu?

3- Gió đầu năm thổi tới  

    Ngọn lửa đèn dầu nơi phòng tắm

    Chập chờn leo lét soi

    (Oemaru, 1720-1805)

    Đầu năm gió lạnh thổi dồn

    Đèn dầu phòng tắm chập chờn lặng im

4- Chào em, chim sẻ nhỏ

    Trên hàng hiên sạch đẹp nhà tôi

    Dấu chân in lấm chấm

    (Shiki, 1866-1902)

    41/ Chào em chim sẻ mến thương

          Dấu chân để lại nhẹ như sương mờ  

    42/Sẻ ơi để lại hiên nhà

         Chân em in dấu mù sa nhạt nhòa

5-Thương người nữ không con

     Dịu dàng thay bàn tay chạm tới

     Búp bê bày bán son.

     (Ransetu, 1654-1707)

     Thương thay người nữ không con

     Ngón tay khẻ chạm dạng hình búp-bê   

6- Đá băng và giòng nước

    Khác nhau từ bao lâu thuở trước

    Cùng rơi giọt vô âm

    (Teishitsu, 1610-1673)

     Đá băng kia với giòng nầy

     Cùng nhau rơi lặng giọt thầm vô thanh 

7- Dẫu lũ to, mưa lớn

    Tẩy xóa thế nào Phú Sĩ Sơn

    Xuống bùn hồ nhỏ hẹp

    (Buson 1715-1783)

    Lũ to, mưa lớn thế nào

    Làm sao tẩy xóa cao vời Đại Sơn

8- Đầu năm được giấc mơ

    Giữ kín như một điều cẩn mật

    Cười thầm riêng một mình

    (Sho-U, (?) )

    Đầu năm nằm thấy giấc mơ

   Cười thầm giữ chặt một điều riêng tư     

9- Bầy ngỗng hoang trở về

    Cớ sao gào tiếng kêu ầm ĩ

    Vang động vỡ đêm trường

    (Roka, 1672-1703)

    Ngỗng hoang ngờm ngợp bay về

    Tiếng kêu vang động đêm trường âm u  

10- Rơi tuột xuống đất đen

      Cánh diều sau nhiều lần tung gió

      Hẳn diều chẳng còn hồn

      (Kubonta, 1889-1963)

      Hỡi ơi rơi xuống đất đen

      Cánh diều còn giữ linh hồn được chăng  

Cali, 6 Tháng 6, 2022

Giữa ầm ĩ biến động chung quanh

Phan Nhật Nam