Sách viết sai lạc về câu chuyện Đồng Tâm




Có lẽ khi thương tiếc, mong nỗi oan của cụ Lê Đình Kình và dân Đồng Tâm được giải thích và minh oan, lại không có công lý, ngừoi ta chỉ trông mong vào quyển sách viết làm sáng tỏ sự việc . Nhân ngày giỗ cụ Lê Đình Kình , rất đau lòng, nhưng  bắt buộc đưa lại chuyện một quyển sách viết sai sự thật, dẫn người dân vào hỏa mù, định hướng dư luận bất lợi cho cụ Kình và dân Đồng Tâm.

Để làm sáng tỏ và đem Sự thật cho câu chuyện về Đồng Tâm , chúng ta có các bài viết về Đồng tâm ở đây: ( đến nay là 10 bài )

https://tiengquehuong.wordpress.com/category/dong-tam/


Vài nhận xét của DHM về quyển „ Thế lực thù địch“ ( TLTD ) của tác giả Hoàng Minh Tường.( HMT)

1) Tác giả đã đưa ra chi tiết cáo buộc nặng nề cho  gia đình ông Kình. 

Trong khi cả nhà ông Kình đều bảo, không hề có ý lập bẩy để giết hại các chiến sĩ “ côn an “ chi cả !  Tội lập bẩy giết CSCA là tội tử hình ở VN, lẽ nào tác giả không biết, sao lại vu cho người ta khơi khơi, dù là ghi chuyện như hư cấu ? 

Trích từ TLTD :
“ … Cung kéo Kiếm ra chỗ tối, nói nhỏ:
– Chú lên ngay sân thượng chuẩn bị phương án cho anh. Mình khóa chặt cửa chính, chúng sẽ luồn cửa hông qua nhà chú để nhảy sang sân thượng, rồi ập xuống phòng bố. Anh đã rút cầu thang rồi. Cái giếng trời giữa hai nhà sẽ như một chiếc bẫy. Thằng nào liều lĩnh nhảy qua giếng trời sang đây sẽ phải về chầu ông vải…
Kiếm và hai thằng cháu vút lên tầng thượng.” – Trang 411
..
Sau khi cả nhà ông Kình bị bắt giam,  những người dân Đồng Tâm đưa lên mạng FB cương quyết bảo, hai ông con  của cụ Kình không có mặt trong nhà lúc đó ! ???
Mà dù họ có ở nhà lúc đó đi nữa và họ đang tìm cách chối tội, đã không ủng hộ họ thì thôi, lẽ nào đưa chi tiết để toà án VN có thể tử hình hai người con ông Kình.? 

2 ) Không  hề có 3 chiến sĩ côn an nào bị chết cháy vì bom xăng dưới hố, người ta  đã giải thích rất logic là hố  rất sâu , có quăng bom xăng,  thì nó cũng tắt ngay, và không hề thấy vết cháy nám khói nào dưới hố xi măng đó cả ..! 
Nhưng tác giả lại ghi như thiệt, là cả làng Phí  thương khóc con em chiến sĩ CA bị chết cháy ở Đồng Tâm ?
Trích : 
“ được tin ông Lưu Đình đã bị tiêu diệt.
Không biết từ nguồn tin nào, mà từ sáng sớm ngày rằm, Khiển Trọc đã nói oang oang:
– Cha con ông Lưu Đình dùng bom xăng tự tạo đã giết ba chiến sỹ cảnh sát cơ động người làng Phí. Xác cháy đen như sét đánh, rất khó nhận dạng.
Ba, hay là ba mươi, hay ba mươi tám? Người này hỏi người kia. Người ta gọi điện đi các nơi, lục tung các trang mạng để dò tìm. Ba chiến sỹ hy sinh vì Tổ quốc là những ai? Khiển Trọc ghét người làng Phí nên phao tin đồn nhảm hay gã biết mà chưa nói hết?
Họ Cao làng Phí như trong chảo rang. Nhiều gia đình có con em bị cắm trại một tuần qua như muốn phát điên. Điện thoại gọi đi, gọi về tới tấp. 
Cho tới chiều tối thì có tin chính thức từ bản tin thời sự VTC: 
Cả ba chiến sỹ đều hy sinh vì rơi xuống giếng trời giữa hai nhà tầng và bị tưới xăng đốt cháy. Đó là thượng tá Cao Thiện Huân, trung úy Cao Thiện Xuyên và thiếu úy phòng cháy chữa cháy Cao Đức Hỏa. Đau đớn nhất là thiếu úy Hỏa, cháu gọi chủ tịch Cao Đức Chuông là bác họ.
Hỏa mới tốt nghiệp Đại học Phòng cháy chữa cháy, chưa có người yêu.
Cả làng Phí khóc òa, căm thù ngùn ngụt, ai cũng muốn đến làng Tung để trả thù cho ba chiến sỹ họ Cao. Thật đáng đời cho tên phản động Lưu Đình.
Người ta kéo nhau đến nhà thờ tổ họ Cao. Từ lúc nào, một bàn hương án Tổ quốc ghi công đã được sắp sẵn trước ban thờ tổ, có ảnh chân dung ba liệt sỹ với tấm băng đen căng chéo góc trên. Trang 422
..
3) Một nhà văn mà tự viết tâng bốc mình trắng trợn như dưới đây ..thì quả là không biết ngượng là gì ?  Lại tự ghép tên tuổi mình với nhà văn Bùi Ngọc Tấn, ?

Hãy đọc đoạn dưới do ông HMT viết trong TLTD:
( Trong truyện,  quyển sách Tốt sang sông là quyển   „ Thời của thánh thần“ và nhà văn Ngô Thời Bá  là Hòang Minh Tường  ) : 

Trích :
“ Ngày trước tớ thích đọc truyện ngắn của Nam Cao, tiểu thuyết của Nguyên Hồng. Mà này, các bạn đánh giá thế nào về nhà văn Ngô Thời Bá quê ta? Chỉ riêng cuốn Tốt sang sông của hắn đã xứng giải Nobel rồi. Mạc Ngôn còn dài dòng, dây cà dây muống lắm. Tớ chỉ phục Đàn hương hình thôi. Đàn hương hình của Mạc Ngôn quả là kiệt tác. Côn Sơn bi tráng của Ngô Thời Bá cũng đáng sánh ngang với Đàn hương hình. 
Đọc Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ, Cây tỏi nổi giận…, nhiều đoạn muốn lướt bỏ. Tốt sang sông của Ngô Thời Bá hay hơn hẳn. Đó là một đại tự sự, một saga vĩ đại. 
Bọn nhà văn nước mình vốn ghen ăn ghét ở, đếch dám viết, đếch viết được lại hay ủ mưu dìm hàng. Theo tớ, nếu Nam Cao được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp từ ngày ông còn sống thì ăn đứt Nobel, kém gì Tsekhov, Maupassant. Ngô Thời Bá cũng vậy. 
Cửa mở ra thế giới của các nhà văn ta còn hẹp quá. Các nhà dịch thuật của ta chỉ quen sùng ngoại, mà chưa hiểu tầm vóc giá trị nội. Gần đây đọc “Chuyện kể năm 2000” thấy kính nể đầu óc nhà văn ta quá. Quyển này cũng xứng tầm Nobel. Tác giả đã từng ở trại giam Bắc Mê của tớ đấy. Để tớ nghĩ, tên ông là…
– Bùi Ngọc Tấn – Y nhắc.
– Đúng rồi, nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Các vị nên đọc “Chuyện kể năm 2000”. Tớ phải mua sách lậu để đọc.”  – Trang 195

4) Và ai đọc sách xong , mà dám phê bình thì sẽ bị nhiều người “ chửi rủa thậm tệ “ và bị coi là chụp mũ  ?? 

Trích TLTD : 

“Ngô Thời Bá là ai? Vì sao lại viết Tốt sang sông?Chỉ đọc qua chương đầu, đã thấy sự xào xáo lại một loạt tác phẩm viết về cải cách ruộng đất, những“Sắp cưới” của Vũ Bão,“Ác mộng”của Ngô Ngọc Bội,“Ba người khác” của Tô Hoài…. Phải một cây bút chuyên ăn xác thối, loại siêu Kền Kền, mới đủ dũng khí và sự vô liêm sỉ để đào bới từ dưới âm ti những xác chết từ đời củ tỉ, mà thời đại @ chúng ta đã quên béng. Rồi cải tạo tư sản, rồi vượt biên… cả một mớ hổ lốn như món thắng cố của người H’Mông. Không hiểu vì sao mà nhà xuất bản Văn Chương lại cho in thứ quái thai này?”
Blog Kền Kền tới tấp nhận được các comment phản hồi. Một số phản đối việc cấm lưu hành Tốt sang sông khiến bạn đọc phải lùng sục tìm mua khắp các sạp sách lậu. Những người có may mắn được đọc Tốt sang sông, đều chửi rủa thậm tệ kẻ viết bài đã ngang nhiên chụp mũ tác giả và hạ thấp giá trị của tác phảm.”  – Trang 128

5)  Có thật là ông Ngô Bảo Châu đã đánh giá ông CHHV như tác giả ghi ? 

Trích TLTD : 

„Nhưng mà tao phục  nhất tay giáo sư Ngô Bảo Châu khi nó viết trên facebook về sự sợ hãi để chế giễu chúng ta. Tao vẫn nhớ từng chữ thâm sâu của vị giáo sư trẻ tuổi như bài học 
thuộc lòng lớp một ấy mày ạ:
“Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà 
Vũ, những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy tính 
thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần 
đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm 
thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus 
người Rutuli, hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông 
Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận mình. 
Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để 
được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của 
mình trong cuộc đời này…”   ( Trang 42 )

6) Trong truyện tác giả ghi rõ là nhân vật chính quan hệ thân cận với một ông trùm công an, ông Kình cũng biết điều này,  mà ông Kình lại tin tưởng, đi giao thùng hòm đựng hồ sơ  đất đai, một tài liệu mà dân Đồng Tâm sống chết cũng phải ráng giữ, cho hắn giữ ?
Nếu là sự thật như thế, thì sao tác giả ( người biết chuyện) vẫn phây phây? Vì sao lại đi  kể công khai như thế ?  …(Trang 234)

Còn nhiều chi tiết nho nhỏ khác, nếu người trong cuộc, sẽ thấy tác giả phịa…và khiến chuyện Đồng Tâm bị hiểu sai lệch, bị tung hỏa mù, như chuyện cổ tích ..? 
Câu chuyện Đồng Tâm không thể bị kể như huyền thoại, cổ tích được, và các chi tiết  dù là dạng tiểu thuyết,  nhưng vẫn là   „ chuyện người thật , việc thật „ thì không thể ghi sai sự thật… Điều dân Đồng Tâm cần hiện nay là Sự thật được đưa ra ánh sáng,  chứ không phải bị phủ lấp, đánh hỏa mù…
Dương Hoàng Mai.
17.04.2021.  
Munich- Germamy