Từ Đại Hội Tour, 1920

SGN-2304-2
… Từ Đại Hội Tour, 1920


Kính cầu Quê Hương và Người Dân Việt.
Người Lính Miền Nam,


Phan Nhật Nam

Lời Người Viết:

Phần đông Người Việt Hải Ngoại, cũng có thể với số lớn người trong nước, thành phần Công Dân VNCH nhân sắp đến Ngày 30 Tháng 4 (thường) lập lại câu hỏi khắc nghiệt: Tại sao? Như thế nào đã xẩy ra ngày uất hận không khả năng giải thích và phục hồi – Cũng nhân việc, giới cầm quyền cộng sản VN vừa tấn phong nên một nhân sự gọi là “chủ tịch nước” – Một người tầm tầm tên gọi Võ Văn Thưởng có thể thấy ra bất cứ nơi đâu ở một tỉnh nhỏ, quận lỵ trong nước. Người tên Thưởng nầy không phải vô cớ, ngẫu nhiên xuất hiện, y đương sự là hiện thân thuần thành, điễn hình từ hệ thống cầm quyền của Đảng-Quốc Hội-Nhà Nước Cs ở VN- Nguyên nhân/Tác nhân gây nên bi thảm kịch Việt Nam từ thời điểm Ngày 2 Tháng 9, 1945 đến hôm nay. Nhân Ngày 30 Tháng 4 sắp tới, 48 năm kể từ 1975, bản thân đặt lại câu hỏi (cho chính mình):

Tại sao? Như thế nào? Đối với phía “Bên thắng cuộc” để tìm cho ra lẻ…

Một.
Nguyên Ngọc là bút danh của Nguyễn Văn Báu, một cán bộ văn hóa cao cấp của chế độ cộng sản Hà Nội, sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Ông gia nhập bộ đội Việt Minh từ 1950 hoạt động vùng Khu V cộng sản gồm các tỉnh Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Định-Phú Yên, địa giới hành chánh của Quốc Gia VN (1948-1955) và VNCH (1955-1975). Sau thời gian ở đơn vị tác chiến, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân Liên Khu V với bút danh Nguyên Ngọc. Sau Hiệp Định Genève (20/7/1954), NN tập kết ra Bắc, viết cuốn Đất Nước Đứng Lên kể về cuộc chiến chống Pháp (1946-1954). Năm 1962, trở về Nam, NN hoạt động lại ở Khu V, và được bầu (Ai bầu-Pnn) là Chủ Tịch chi hội Văn Nghệ Giải Phóng Miền Trung Trung Bộ (?). Trong thời gian này, với bút danh (mới) Nguyễn Trung Thành, cán bộ Báu viết cuốn “Rừng Xà Nu”. Với số lượng những cuốn sách (được nhà nước Hà Nội đề cao, phát giải thưởng) viết trước, sau 1975, Nguyên Ngọc được nhà nước Hà Nội cắt cử giữ những chức chưởng văn hóa-chính trị quan trọng như, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn VN, Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ. Trong thời kỳ gọi là “Đổi Mới” và phong trào “Cởi Trói Văn Nghệ” sau 1986, NN đã thực hiện những thay đổi quan trọng về nội dung, hình thức tờ báo ông phụ trách. Nhưng cuối cùng, NN phản tỉnh nhận ra: Đảng/Giới Cầm Quyền CS là một lừa gạt – Buộc phải nhận ra nếu còn lương tri, lương năng của một người bình thường, chứ không cần phải là “nhà văn/tổng thư ký/tổng biên tập” các tổ chức hội đoàn báo chí. Năm 2011, NN rút tên khỏi danh sách đề cử Giải Thưởng HCM. Năm 2015, cùng với 19 nhà văn, nhà thơ tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam. Đối lại, Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng CS nơi Hà Nội ra đòn trừng phạt: Rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia “Tổ Chức Văn Đoàn Độc Lập (Có tên NN)” ra khỏi chương trình sách giáo khoa. Không đường thối lui, năm 2018, Nhà Văn Nguyên Ngọc/Đảng viên văn hóa trung kiên Nguyễn Văn Báu tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng Sản VN sau hơn 60 năm theo đảng (1950-2018).

Tại một thời điểm sau 2018, trong một buổi gặp thân hữu có tham dự của Nguyễn Thị Bình, cựu phó chủ tịch nước (1992-2002); cựu bộ trưởng ngoại giao (1969-1976); cựu bộ trưởng giáo dục (1976-1987). Trong một lúc bất ngờ, Bà Bình hỏi: Theo các anh, hãy nói thật, (chúng) ta sai từ bao giờ? Nguyên Ngọc với “lương tâm/tri năng/bản lãnh” của một “nhà văn chiến sĩ cách mạng” nói lên lời tâm huyết “thành thật” cuối đời: Chúng ta đã sai từ Đại Hội Tour (Đại Hội Đảng Xã Hội Pháp, Thành Phố Tour, 1920-Pnn). Phó Chủ Tịch Nước NTBình không đồng ý, nhưng hôm sau bà tìm đến NN, ngõ ý với vẻ buồn rầu (buồn thiệt tình -Pnn): “Hôm qua, chị không ngủ, suy nghĩ suốt đêm, nay buộc phải thừa nhận đồng ý với em!”
Người viết (cũng) thật lòng tin đối thoại kể trên giữa Phó Chủ Tịch Nước/Bộ Trưởng Ngoại Giao/Bộ Trưởng Giáo Dục NTBình với Nhà Văn (Chủ Tịch Hội) Nguyên Ngọc. Bởi đây là lời cuối đời, cuối cuộc của hai người quá (lớn) tuổi (Không thể dối trá/Tự dối với mình), lại là người đồng hương với nhau. Bà NTBình là cháu ngoại Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh (1872-1926), người Quảng Nam. Nhưng khổ thay nói vậy chứ không phải là vậy! Bởi cho dù nói thật/Nhưng nói không đủ/Nói không đúng vì liên quan đến một nhân vật khác: Nguyễn Sinh Cung/Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Văn Ba/Nguyễn Ái Quốc/Linov/Lý Thụy/Hồ Quang… Cuối cùng, Hồ Chí Minh – Nhân sự chính thống/tiên khởi gây nên hậu quả, hệ quả khốc liệt của bi kịch Việt Nam (2/9/1945-30/4/1975) và đang tiếp tục…

Hai.
Đối thoại giữa Bà NTBình và Nguyên Ngọc như trên (tuy có thật) nhưng không đúng và không đủ vì những lẽ như sau:
1/Đại Hội Tour tức Đại Hội Thợ Thuyền Quốc Tế lần Thứ 18 (25-30 Tháng 12, 1920) tại Thành Phố Tour, nước Pháp. Năm 1920, cả bà Bình (S. 1927) và cán bộ Báu/NNg (S. 1932) đều chưa ra đời. Đảng cộng sản Đông Dương/CSVN cũng phải đến 3 Tháng 2, 1930 mới được thành hình ở Trung Hoa. Thế nên, khi nói “Ta/Chúng ta/Đảng CSVN sai từ Đại Hội Tour (1920) là cách nói lấy có, làm ra vẻ “thành thật/can đảm nhận lỗi” – Nhưng rõ ràng là đánh tráo mối tội/sai lầm có thật từ, của một kẻ khác mà Bà Bình và NNg không có can đảm/bản lĩnh để nói (trắng) ra!


2/Nói như #1 là “đánh tráo TỘI” cho một nhân sự khác. Đấy là người thanh niên tên Nguyễn Sinh Cung, quê Nghệ An (Sinh 1890/1892 (?) – Theo những tài liệu chính thức, nhưng chưa chắc đúng-Pnn). Năm 1906, NSCung theo cha, Phó Bảng NSSắc/NSHuy (1863-1929) vào Huế, đổi tên Nguyễn Tất Thành theo học trường Tiểu Học Đông Ba, vùng Gia Hội. Mùa Hè 1908, trò Cung/Thành đỗ tiểu học, tiếp niên khóa 1908-1909 ghi danh vào lớp Đệ Nhất Niên Quốc Học (Lớp Sáu). Năm 1909, NTThành/NSCung nghỉ học, cùng anh cả (NSKhiêm) rời Huế theo cha vào Bình Định. Đầu năm 1910, người cha NSSắc/Huy bị triều đình Huế cách chức do tội say rượu đánh chết một người dân. NSHuy đi Nam, NTThành vào Phan Thiết dạy Trường Tiểu Học Dục Thanh, rồi vào Sài Gòn. Ngày 5 Tháng 6, 1911, NTThành lấy tên Văn Ba lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville. Sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập bến Marseille.

Tại Pháp, NTThành viết thư gởi đến Tổng Thống Pháp, xin được nhập học Trường Thuộc Địa (École Coloniale) với hoài bão sẽ „giúp ích cho nước Pháp“. Thư xin học bị từ chối, NTThành qua Mỹ, Anh làm việc lao động nặng để sinh sống, cuối năm 1917 trở lại Pháp. Tóm lại, quá trình từ 1911 đến 1917, cụ thể cho thấy, thanh niên NSCung/NTThành đã phải bận rộn về sinh kế như tất cả mọi người Việt trẻ tuổi, không nghề nghiệp, không học vấn ở hải ngoại. Thế thì “tội/sai lầm nẩy sinh từ bao giờ? Như thế nào với Đại Hội Tour?”


3/Trong thời gian từ 1919 đến 1923, ở Paris, thanh niên NTThành gia nhập Nhóm NHỮNG Người An Nam Yêu Nước/Groupe des Patriotes Annamites/The Group of Vietnamese Patriots.

Lưu ý: Nhóm “Gồm Nhiều Người/Des ParioteS/Vietnamese PatriotS” bao gồm những nhân sự đã có danh tính, học vị cao: Phó Bảng Phan Chu Trinh, Luật Sư Phan Văn Trường, Kỹ Sư Nguyễn Thế Truyền và sinh viên cao học Đại Học Sorborn Nguyễn An Ninh. Năm 1921, NANinh gia nhập Hội Liên Hiệp Thuộc Địa, viết báo Le Paria, cơ quan ngôn luận của hội. Trong quá trình hoạt động nầy, NANinh có kèm Nguyễn Tất Thành theo để (dạy) việc, kèm thêm Pháp Ngữ. Từ diễn tiến và hệ quả của quá trình nầy – Nguyễn Tất Thành tiếm danh Nguyễn Ái Quốc như một điều tất nhiên khi ra tiếp xúc đám đông.

Trước khi dự Hội Nghị Tour, 1920, Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc trình diễn màn huê dạng: Ngày 18 Tháng 6, 1919, nhân danh Nhóm Người Annam Yêu Nước, Nguyễn Ái Quốc gửi thư đến Ngoại Trưởng Mỹ đang tham dự Hội Nghị Versailles Thỉnh Nguyện Thư của Dân Tộc An Nam/Revendications du Peuple Annamiste/Claims of the Annamiste People.

Cần lưu ý, Thư và Thỉnh Nguyện Thư gởi đến Ngoại Trưởng Mỹ CHỈ có thể do Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền hợp soạn – Bởi đây là những nhân sự đủ khả năng soạn thảo văn kiện ngoại giao, pháp lý (cũng có thể do Phan Châu Trinh viết từ Hán Văn phiên dịch lại) – Chứ Nguyễn Tất Thành/Văn Ba với hiểu biết từ lớp 6 Quốc Học (1909) chỉ là kẻ tiếm danh Nguyễn Ái Quốc chuyển đi. Nhưng đây chưa phải là “tội/sai” của NTThành/NQuốc (tiếm danh). NAQuốc dần thực hiện những “sai/tội” điễn hình như sau…


4/Năm 1923, NAQuốc rời Paris đi Moscow vào học trường Đại Học Thợ Thuyền Phương Đông về những điều gọi là “lý thuyết đấu tranh giai cấp/giải phóng dân tộc ”, mà nay, qua Thế Kỷ 21, chẳng có “giai cấp đấu tranh” nơi đâu, chỉ thấy thuần một “giai cấp đảng viên cộng sản” trấn áp toàn thể các dân tộc ở Cu Ba, Trung Cộng, Bắc Triều Tiên, VN…

Cần kể thêm hiện tượng: “Quốc gia (gọi là) XHCN đàn áp các quốc gia nhược tiểu” như tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh đã và đang cố công thực hiện mà VN là nạn nhân đầu tiên cụ thể, điễn hình nhất – Tai họa toàn cầu mà Nhà Xã Hội Học người Hung, Tibor Mende (1915-1984) đã báo động về hiểm họa gọi là XHCN!


5/Tóm lại, không phải “ta/chúng ta sai từ sau Đại Hội Tour” mà CHÍNH “Bác ta” đã dùng đến mấy mươi năm từ “Đại hội Tour” kia thành đầu mối tai họa, trãi dài qua Mạc Tư Khoa, Ba Lê, Genève, Bắc Kinh, Liễu Châu, Điện Biên Phủ, Pắc Bó, Hà Nội, Quảng Trị, Huế, An Lộc, Ban Mê Thuộc, Đà Nẵng, Nha Trang… từ 2 Tháng 9/1945; 20/7/1954; 20/12/ 1960; 1968; 1972; 1973… đến 30 tháng 4, 1975 tại Sàigòn với những học trò/tay em đắc lực tên gọi TrChinh, PVĐồng, VNGiáp, LDuẩn, LĐThọ..

Những người mà Bà Bình và Nguyên Ngọc (cũng) không dám gọi nên tên.

Ba.
Khi đọc cuốn Mùa Hè Cháy của Đại Tá Nguyễn Quý Hải, chỉ huy Pháo Đoàn Bông Lau, đơn vị lập kỳ tích pháo trực xã lên đoàn dân chạy loạn qua 9 cây số Đại lộ Kinh Hoàng Nam Quảng Trị, Mùa Hè 1972. Đại Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng Hà Nội, VNGiáp đã ghi tặng những nhận xét:

“Cuốn Nhật ký Mùa Hè Cháy của đồng chí Đại tá Quý Hải mô tả sinh động, chân thực tinh thần chiến đấu ngoan cường của biết bao cán bộ, chiến sĩ pháo binh, bộ binh và nhân dân dũng cảm vượt qua bom đạn khốc liệt để giành chiến thắng tại mặt trận Quảng Trị mùa hè 1972”. Và “chiến công” đánh chiếm Quảng Trị Mùa Hè 1972 của lực lượng cộng sản Bắc Việt sau nầy được đúc nên tháp chuông tưởng niệm, khánh thành Ngày 29 Tháng 4, 2007 – Đúng ngày pháo cộng sản Bắc Việt tàn sát (dân) trên Đại Lộ Kinh Hoàng, 29/4 – 1/5/1972.

Bà Nguyễn Thị Bình, Cựu Phó Chủ Tịch Nước (1992-2002) đã đến chủ tọa buổi lễ, dâng hương tưởng niệm. Bản tin Báo Sài Gòn Gỉải Phóng không hề đề cập tới vong linh hàng ngàn người dân Quảng Trị (không kể lính VNCH) bị thảm sát trên Đại Lộ Kinh Hoàng trong ngày Hè 1972 vì đấy là “ngụy quân-ngụy dân của chế độ ngụy sàigòn”- Bà Nguyễn Thị Bình, nhà văn Nguyên Ngọc nhắc đến Đại Hội Tour 1920 làm gì?

Xa quá và không đúng. Hãy nói chuyện gần sau nầy thôi.

Phan Nhật Nam
Tháng Tư, 48 năm sau 1975