Huỳnh Quốc Huy và nền văn hóa “Ngợm” III

Huỳnh Quốc Huy và nền văn hóa “Ngợm” (bài 3)
Trần Phong Vũ

Trong bài 2, chúng tôi đã có dịp nhận định tiếp những chia sẻ của Huỳnh Quốc Huy về xảo thuật của Hànội nhằm nhào nặn một số nhạc sĩ thành những tay phù thủy có tài biến tấu âm thanh, giai điệu thành khí cụ mê hoặc các thế hệ trẻ, biến chúng thành bày đàn để đẩy vào những vùng trời lửa đạn. Đấy là mục tiêu chủ yếu mà đảng và nhà cầm quyền CSVN nhắm tới khi vận dụng mọi phương sách nhằm phá bỏ nền văn hóa nhân bản không chỉ của hai chế độ đệ nhất và đệ nhị Cộng hòa miền Nam từ năm 54 đến 75 mà còn bao gồm cả những nét đẹp tiềm tàng trong sách vở và những di tích, điện đài cổ xưa kể cả các công trình kiến trúc do người Pháp thực hiện trước đó… để thay thế bằng nền văn hóa thú vật!
Sau đó, người bạn trẻ họ Huỳnh nhắc lại hành vi bạo ngược của Tần Thủy Hoàng kể từ năm 213 trước công nguyện qua chủ trương “Phần Thư Khanh Nho – Đốt Sách Chôn nhà Nho” đối chiếu với hành vi man rợ tương tự của tập đoàn cán bộ miền Bắc sau khi xua quân xâm lược miền Nam Việt Nam tháng tư năm 75. Rất nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà thơ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã bị lùa vào các nhà tù trá hình trại cải tạo và cả triệu tác phẩm quý giá bị chúng thiêu hủy.

H. người trẻ Huỳnh Quốc Huy trong Lifestream “Văn hóa ‘Ngợm’”
Sau đó, người bạn trẻ họ Huỳnh nhắc lại hành vi bạo ngược của Tần Thủy Hoàng kể từ năm 213 trước công nguyện qua chủ trương “Phần Thư Khanh Nho – Đốt Sách Chôn nhà Nho” đối chiếu với hành vi man rợ tương tự của tập đoàn cán bộ miền Bắc sau khi xua quân xâm lược miền Nam Việt Nam tháng tư năm 75. Rất nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà thơ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã bị lùa vào các nhà tù trá hình trại cải tạo và cả triệu tác phẩm quý giá bị chúng thiêu hủy.
Từ tù đày tới liều chết vượt biển tìm tự do
Sau tháng tư 1975, cả trăm ngàn quân-dân-cán-chính, trong số không thiếu những trí thức hàng đầu, những tu sĩ, chức sắc thuộc các tôn giáo phải vào tù. Kẻ năm bảy năm, người 10 năm. Có những tù nhân lương tâm lảnh bản án lâu hơn như Thượng tọa Thích Thiện Minh thế danh Huỳnh Văn Ba 26 năm, Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng có số năm tù tương tự. Riêng cựu đại úy QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu bị giam cầm tới hơn ba thập niên dài, được mệnh danh là người tù xuyên thế kỷ! Ngoài ra, cả trăm cả ngàn tù nhân đã bỏ xác trong những nhà tù nơi rừng thiêng nước độc từ Bắc chí Nam.
Những nhân sĩ, trí thức lọt sổ chưa bị ở tù, nhưng ngày ngày bị theo dõi, phải chứng kiến những hành vi bạo người của công an, an ninh cộng sản đối với người dân lương thiện, tinh thần ngày càng trở nên bạc nhược, suy sụp, mất hết ý chí. Cuối cùng hàng trăm ngàn đồng bào, không chỉ ở miền Nam mà cả bà con miền Bắc cũng liều chết tìm đường vượt biên, vươt biển. Anh nói:
“Vì không chịu nổi nhiều người đành lao ra biển tìm sự sống trong cái chết. Cũng có người cam chịu ở lại chấp nhận cảnh sống lầm than, cơ cực, hoặc đầu hàng đem thân phục vụ một nền văn hóa phi nhân bản.”
Tính cách dã man tàn độc của cộng sản là không chỉ những người dính líu tới chế độc cũ ở miền Nam hoặc có những hành vi chính trị, tham gia những tổ chức đấu tranh chống đối nhà nước mới bị bắt bớ giam cầm. Anh cho biết:
“Thậm chí các anh chị thấy, trong văn hóa có những thứ phi chính trị, không liên quan gì tới chính trị, thế mà họ vẩn tìm cách hủy diệt. Các anh chị đã nghe vụ án Lộc Vàng ở Hànội chưa? Thời ấy, những thanh niên cùng với chú Lộc Vàng ở Hànội tội nghiệp lắm. Họ chỉ có một tội là những người yêu nhạc thôi. Họ đàn hát rất hay. Họ có một quán cà phê, họ tìm đến bên nhau trong quán để cùng nhau hát những bản nhạc xưa, những bản nhạc trước năm 1945, trước 54, trước 75 mà mọi người quen gọi là nhạc tiền chiến, cũng được gọi là Nhạc Vàng đó anh chị.
Các anh chị có tin không? Tất cả những người này đã bị chế độ khởi tố, biệt giam, bị tịch thu tài sản, quán cà phê bị đóng cửa. Lộc Vàng và các bạn anh bị kết án cả chục năm chỉ với một tội danh là hát nhạc tiền chiến, nhạc Vàng mà nội dung không dính dáng gì tới chính trị chi cả! Hẳn các anh chị còn nhớ bài Gửi Người Em Gái của Đoàn Chuẩn Từ Linh, một bản nhạc rất nhân bản, nói lên tâm tình của một thiếu nữ sau ngày chia đôi đất nước không muốn ở lại miền Bắc, di cư vào miền Nam, thế mà cũng bị cấm hát!”
Đất nước phát triển ra sao & tương lai giới trẻ như nào?
Nói chung người ta muốn xóa trơn tất cả những dấu tích của nền văn hóa mang hồn tính dân tộc, mang giá trị nhân văn, ca tụng cái đẹp thật sự, cái đẹp tâm hồn… để chỉ còn lại thứ văn hóa ‘Ngợm’. Nói trắng ra là thứ văn hóa thú vật! Họ muốn nhào nặn nên một lớp người mới, chịu cúi đầu chấp nhận thứ văn hóa thú vật này. Kẻ nào đi ngược lại sẽ bị triệt hạ, nếu không sẽ bị trù dập đến không ngóc đầu lên được.
Kiểm điểm lại mấy chục năm chế độ gọi là đổi mới, lúc nào đảng và nhà nước cũng huênh hoang khoe thành tích phát triển này nọ, anh nêu câu hỏi:
“Nhưng phát triển như thế nào? Các anh chị coi lại xem. Kể từ sau 75 đến nay, có nhân vật nào của chế độ này được quốc tế trao giải thưởng nào ra hồn không? Đặc biệt trong lãnh vực điện ảnh có bộ phim nào được công chiếu ở nước ngoài và nhận được giải không? Hoàn toàn không! Tại sao? Giản dị vì nó không có giá trị nghệ thuật, trái lại chi toàn ca ngợi cái ác và sự hận thù.”
Đề cập tình trạng giới trẻ, Huỳnh Quốc Huy đặt câu hỏi với đám đông đang theo dõi anh nói chuyện là có bao giờ họ tìm hiểu xem con em họ nghe gì, thích gì và học hỏi được những gì trong hệ thống học đường dưới chế độ hiện nay? Rồi với những kinh nghiệm bản thân, anh cho hay đã hỏi rất nhiều bạn bè và người thân, nhưng tuồng như không một ai quan tâm tới chuyện con cái mình!
Anh cho hay hầu hết con em các công dân hạng hai, hạng ba, tức không thuộc hàng “con Ông cháu Cha”, không có gốc đảng… ngoại trừ một số nhỏ gia đình nhờ biết móc ngoặc, ăn nên làm ra có chút tư sản có thể gửi con vào những trường quốc tế ở quốc nội hoặc đi du học nước ngoài, tất cả đều được đào tạo giống nhau bằng một thứ văn hóa giáo dục nô dịch, một chiều, ngu dân, lớn lên chỉ biết răm rắp tuân threo lệnh đảng. Trong khi ấy con em các đảng viên và những nhân vật trong hệ thống cầm quyền thì sao? Theo nhận xét của người trẻ họ Huỳnh thì hầu hết chúng đều được gửi qua học ở những trường danh tiếng ở Pháp, Anh, Úc, Tân Tây Lan hoặc Hoa Kỳ và điều nghịch lý là cùng lúc ấy cha anh chúng luôn miệng lên tiếng chê bai, khinh miệt “bọn tư bản dãy chết!”
Trước tình trạng đau thương tăm tối như thế, anh nêu câu hỏi: mai ngày, nếu tình hình đất nước không thay đổi, con em chúng ta sẽ đi về đâu? Dù vậy trước khi chuyển qua phần giải đáp những câu hỏi của đông đảo những người hâm mộ, anh đọc cho mọi người nghe một đoạn văn của một học sinh lớp 9 ở Sàigòn, như biểu tượng của một niềm hy vọng cho giới trẻ mai ngày. Đoạn văn đó như sau:
“… Nhìn cái xấu, cái ác mà không bất bình, không tức tối, không phẫn nộ! Thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú! Thấy cảnh tượng bi ai, lại thờ ơ không động lòng chua xót, không rung động tâm can!
Như thế có còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?”
Mặc dầu sống giữa một chế độ vật chất, vô thần, tình cảm khô cạn, em bé lớp 9 đã tỏ ra còn giữ được một trí óc minh mẫn, một tâm hồn nhạy cảm. Nhờ thế em thấy được hiện tình của một xã hội chung quanh trong đó phần đông con người đã mất nhân tính, trở nên vô cảm không còn nhận ra cái ác để phẫn nộ, xa tránh, cái đẹp để tôn thờ, sùng mộ và cảnh tượng thương tâm để trạnh lòng trắc ẩn.
Theo Huỳnh Quốc Huy muốn có được một học sinh như thế cần có được những cô giáo, thày giáo và những bậc phụ huynh như thế.
Trịnh Công Sơn và những ca sĩ hải ngoại về nước
Sau bài nói chuyện về đề tài “Nền Văn Hóa ‘Ngợm’” kéo dài trong 50 phút, người bạn trẻ họ Huỳnh dành một thời lương tương đương để giải đáp những câu hỏi do những người ái mộ anh nêu lên. Trong số những câu hỏi này, người viết chú ý tới hai câu hỏi. Câu thứ nhất liên quan tới những tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được trình bày trong nước và câu hỏi thứ hai muốn biết suy nghĩ của anh về trường hợp những ca sĩ Việt Nam tị nạn cộng sản ở hải ngoài về ca hát ở quốc nội.
Nội dung câu hỏi thứ nhất như sau:
“Xin giải đáp cho biết tại sao nhạc của Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ sống và sáng tác dưới chế độ Cộng hòa miến Nam tại sao lại được hát trong nước?”
Trả lời:
“Như tôi đã nói đó, Trong văn học nghệ thuật có những tác phẩm liên quan tới chính trị, nhưng cũng có những tác phẩm không dính dấp gì tới chính trị. Phải nói rằng hầu hết nhạc phẩm của họ Trĩnh đều không liên hệ tới chính trị. Nhưng cũng có những bản nhạc mang màu sắc chính trị, mà thậm chí nó còn ‘thối’ nữa. –Bữa nào chúng ta sẽ nói về cái ‘thối’ đó. Vì lẽ ấy, những tác phẩm không mang màu sắc chính trị có bao giờ bị chế độ cấm hát đâu phải không các anh chị.
Huống hồ Trịnh Công Sơn vốn người Huế, sống trong thời loạn. Ông chứng kiến biến cố Tết Mậu Thân 1968. Như thế ông có chứng kiến cảnh đồng bào ông bị thảm sát phải không? Chắc chắn là có. Ông có chơi với những tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan không? Hẳn là có. Cùng một thế hệ mà. Ông biết hết! Không những thế ông còn là một trong những người 30-4-75 kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng. Đúng không? Kêu gọi miền Nam đầu hàng. Kêu gọi Hòa giải Hòa hợp. Đúng không?
Tôi nhớ ông có mật bài hát mà tôi không rõ bà con tị nạn cộng sản hải ngoại có hiểu và có buồn không? Người nào hiểu chắc chắn sẽ buồn lòng lắm. Bài hát có những câu như thế này: ‘Em ra đi nơi này vẫn thế. Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ’.
Như thế là sao? Là ‘tụi bay bỏ đi, ở đây vẫn vậy, tụi bay bỏ đi, tụi tao vẫn khỏe, vẫn đẹp’. Ghê không? Thâm độc không? Dối trá không? Trơ trẽn không?
Như thế thì làm sao lại không được tôn vinh? Quá đúng định hướng của họ rồi. Đúng không các anh chị?
Câu hỏi thứ hai:
“Theo nhận xét của anh, vì sao giới nghệ sĩ Việt Nam tị nạn hải ngoại về hát ở Việt Nam hết cả vậy?”
Trả lời:
“Bạn ơn! Giới nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại có về nước hát, nhưng không hết cả đâu (cười). Đâu có hết. Đúng ra là khá đông nghệ sĩ hải ngoại về hát trong nước. Nhưng rất nhiều nghệ sĩ hải ngoại còn nhân cách dứt khoát không về. Đúng không các anh chị? Các anh chị chịu khó suy nghĩ một chút. Tôi không vơ đũa cả nắm. Các anh chị nhìn kỹ sẽ thấy, những nghệ sĩ cương quyết không về Việt Nam trình diễn vì họ không cần kiếm tiền ở Việt Nam. Họ là những người không muốn phục vụ cho cái ác, không muốn phục vụ cho sự dối trá, không phục vụ cho sự lừa mị. Nói cách khác họ không muốn phục vụ cho một nền văn hóa ‘Ngợm’!
Nhìn họ thật đẹp. Đúng không? Thật sáng sủa, Thật thanh lịch, đặc biệt là những nghệ sĩ thuộc thế hệ trẻ. Đúng không các anh chị?
Còn những người về nước ca hát tôi không nghĩ tất cả hoàn toàn ‘phục vụ’, nhưng dù sao cũng bị lệ thuộc. Đúng không? Gián tiếp cũng phục vụ! Bài hát này được phép cho hát, bài hát kia bị cấm chỉ! Như thế là bị kiểm duyết và như thế là phục vụ rồi! Khi về Việt Nam đâu có phải muốn hát bài nào thì hát! Đúng không các anh chị?
Tôi thách anh Trường Vũ về Việt Nam hát bài Chiều Tây Đô, mặc dầu anh hát bài này rất hay. Xin nhắc lại: tôi thách anh Trường Vũ đó. Nhờ quý anh chị chuyển giúp cái thông điệp này của tôi tới anh Trường Vũ. (Cười).
Vài giòng trước khi kết thúc
Phải thú thật là với một bài nói trong 50 phút của Huỳnh Quốc Huy về một đề tài rộng lớn “Nền văn hóa ‘Ngợm’”, dù đã viết tới bài thứ ba, chúng tôi cũng không hy vọng diễn tả được hết những suy tư sâu sắc, cô đọng của anh. Họ Hùynh từng làm báo 14 năm. Chỉ trong vòng vài tháng gần đây anh mới bắt đầu tung ra những clip video với mục tiêu trực tiếp trình bày quan điểm và những suy tư cháy bỏng của mình về những vấn đề liên quan tới vận mạng đất nước, dân tộc dưới chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phần lớn nhưng clip video này cũng để yểm trợ sáng kiến của Linh Mục Nguyễn Văn Lý kêu gọi đồng bào, nhất là giới trẻ tham gia những cuộc biểu tình toàn dân, toàn diện phối hợp trong ngoài đất nước chống Tàu cộng xâm lược kể từ Chúa Nhật 05-3-2017.
Là người con của Hậu Giàng sông nước, tuy ra đời 5 năm sau khi cộng sản miền Bắc xâm chiếm miền Nam, nhưng trong trái tim anh tuồng như vẫn lưu truyền giòng máu yêu chuộng sự thật, khao khát tự do, dân chủ của mẹ cha, của bà con lối xóm.
Anh thiết tha với nền văn hóa/giáo dục đựa trên ba cột trụ: Nhân Bản, Dân Tộc & Khai Phóng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và không khỏi xót xa đau đớn khi thấy nó bị người ta tìm hết cách hủy hoại để thay thế bằng một thứ văn hóa thú vật, rừng rú.
Người viết những giòng này rất tâm đắc và đánh giá cao nhận định chính xác của anh về con người, nhân cách của Trịnh Công Sơn và trường hợp những nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại về ca hát trong nước.

Nam California, ngày 20-3-2017