Huỳnh Quốc Huy và nền văn hóa “Ngợm” II

Huỳnh Quốc Huy và nền văn hóa “Ngợm” (bài 2)

Trần Phong Vũ

Tiếp theo phần trình bày khái quát về ba cột trụ căn bản là Chân-Thiện-Mỹ trong nền Văn Hóa nhân bản của nhân loại xưa nay, từ đấy làm nổi bật lên bộ mặt thật giả trá, gian dối, phỉnh gạt, sắt máu, phi nhân của nền Văn Hóa “Ngợm”, Huỳnh Quốc Huy dẫn vào chi tiết chủ trương thâm độc của CSVN trong việc thi hành chính sách ma mị này.
Đối tượng đầu tiên họ nhắm tới là biến các thế hệ trẻ Việt Nam thành những đàn cừu chỉ biết u mê nghe theo lời tuyên truyền trí trá của Đảng. Trước hết, họ đoàn ngũ hóa giới trẻ tùy theo tuổi tác để tùy theo trình độ nhồi nhét vào đầu óc con em chúng ta những tư tưởng đố kỵ, sắt máu qua những khẩu hiệu những bài hát với nội dung kêu gọi hận thù giai cấp, suy tôn lãnh tụ, trong đó già Hồ được đề cao tới tận mây xanh. Sau tháng 7 năm 54 chia đôi đất nước, họ biến giới trẻ miền Bắc thành một bày đàn, từ thành thị tới thôn quê, hết ngày này qua tháng khác chỉ biết nhắm mắt nghe theo đảng đoàn và được vận hành như những cỗ máy. Anh nói:
“Trong khi ấy, cha mẹ không hề hay biết, không hề đề phòng, không hề đánh chặn nó, không hề giúp cho con cháu mình né tránh nó! Có đúng không quý anh chị?”


Hình Huỳnh Quốc Huy – Nguồn: Internet

Những tay phù thủy của âm nhạc của giai điệu
Để thực hiện dã tâm lần hồi biến các thế hệ trẻ từ lớp măng non tới tuổi thanh niên trở thành một lực lượng nòng cốt, mù quáng chấp nhận gian khổ, nhắm mắt lao đầu vào đường mòn mang tên Hồ tặc vượt Trường Sơn, tiến hành cuộc trường chinh xâm lược miền Nam… Hànội đã khổ công đào tạo một lớp cán bộ văn nghệ xuất quỷ nhập thần.
Người trẻ họ Huỳnh đã dành một đoạn khá dài để dẫn giải chung quanh điều anh gọi là “phù thủy âm nhạc” “Quỷ Chúa giai điệu” để nói về chủ trương đào tạo những tay thợ viết lành nghề, lão luyện trong việc thuổng những âm giai cổ truyền của tiền nhân để biến tấu, cài đặt những lời lẽ ngợi ca suy tôn lãnh tụ một cách kệnh cỡm. Vì cứ lập đi lập lại hoài từ ngày này qua ngày nọ, từ năm này qua năm khác lâu dần thấm nhiễm vào tận não tủy những người trẻ biến họ thành những hình nộm, những âm binh mặc tình cho Quỷ Chúa sai khiến, sẵn sàng làm vật thiêu thân cho những mưu đồ tàn ác.
Huỳnh Quốc Huy nhận định:
“Mà họ hay lắm các anh chị ạ. Một mặt họ bóp nghẹt sự thật và những giá trị nhân bản. Mặt khác, để đạt được thành công tối đa trong việc tôn vinh sự dối trá nơi các thế hệ trẻ họ đã khổ công hun đúc ra những cây viết, những người làm nhạc tài năng tuyệt đỉnh… Đó là những tay phù thủy của những nốt nhạc, những con Quỷ Chúa của những giai điệu. Tôi có thể nêu những thí dụ cụ thế để các anh chị dễ nhận ra.
Có những bài hát, nghe âm thanh thôi, nghe giai điệu thôi thế hệ lớn tuổi sẽ nhận ra là nó lấy cảm hứng từ những bài dân ca cổ truyền của dân tộc mình  Đấy là những âm thanh, những giai điệt tuyệt vời, nó miên man len lỏi vào lòng người một cách tự nhiên. Tác dụng tai hại là khi bị đẩy vào trạng thái miên man bởi âm thanh, giai điệu cũ người nghe bị cuốn vào lời ca mới mà quên luôn nét đẹp của lời ca nguyên thủy. Quên luôn cái mục đích nó hướng tới và trong vô thức… say mê, thích thú nó luôn. Chúng ta khó từ chối nó. Chúng ta khó cưỡng lại nó. Giản dị vì nó khởi nguồn từ giai điệu cố truyền của dân tộc. Nghe riết rối không còn nhận ra những hình tượng bậy bạ gửi trong ca từ được những tay phù thủy âm nhạc tạo ra.
Trong số các anh chị có ai nghe bài ‘HCM đẹp nhất tên Người’ chưa? Có ai nghe chưa? Của ông Trần Khiết Tường đó.
Tôi thử nhái một khúc cho các anh chị nghe nhé:

‘Hò ơi! hò ơi! ơ ơ…ơ, la lá la là la la la lả lá la là… là la… là la lá la…’
Hay không các anh chị?
Tôi dẹp bỏ các từ ngữ. Nếu tôi hát nguyên các từ ngữ hóa ra tôi làm thợ hát để tuyên truyền cho họ sao?
Nếu các anh chị nghe được từng chữ, từng câu các anh chị sẽ thấy khiếp đảm lắm!
Giai điệu thật hay, nhưng tôi nhái có thể không hay lắm, các anh chị nghe rồi coi chừng sẽ bị ghiền luôn đó, nhất là đối với những anh chị gốc miền Nam, miền Tây. Tại sao vậy? Bởi vì nó là điệu hò Cần Thơ… Nó là âm giai điệu hò Cần Thơ sông nước. Nó đã thấm sâu vào tâm thức của đồng bào miền Tậy.
Thâm độc như thế đó quý anh chị. Chúng nói lấy cái đó, cái tâm thức từ đời khẩn hoang của ông bà mình đã sáng tạo ra cái giai điệu thật phóng khoáng, tự do. Nó lấy cái đó nó nhồi nhét ngôn từ riêng của chúng vô. Nó thấm sâu trong lòng con em đồng bào mình, lớn lên bị những ca khúc như vậy dụ hoặc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là những phù thủy âm nhạc nhồi vào đồu óc dân mình một cách vô thức!
Nếu nghe kỹ và tỉnh táo, chúng ta sẽ nhận ra là mọi người đều bình đẳng. Như vậy giữa tên ông Hồ và tên tôi, tên các anh chị đâu có gì khác, đều đẹp như nhau, làm gì có cái vụ tên đẹp nhất phải không các anh chị? Tên con cái của quý anh chị cũng đẹp như tên ông ta. Cứ coi như tên tôi là Huỳnh Văn Mít, Huỳnh Văn Ổi thì nó cũng đẹp. Anh lấy cái gì làm chuẩn để chê tên tôi xấu và bắt mọi người ca tên anh đẹp???
Rất cả mọi người tạo hóa sinh ra đều ban cho họ quyền bình đẳng không ai có thể xâm phạm, trong đó có cái quyền bình đẳng giữa tên tôi và tên ai đó chứ. Đúng không?”
“Đẹp nhất tên Người”, “Đẹp nhất tên Người”…. theo Huỳnh Quốc Huy, người ta muốn biến những ngoa ngôn, sáo ngữ lợm giọng ấy thành một thứ chân lý… nhưng vẫn theo anh, nó lại là thứ “chân lý phi lý” nhất trần gian! Và vẫn theo suy nghĩ của anh thì từ cái tên lọai số một sẽ đẻ ra những cái tên loại hai, ba xoay quanh loại nhất để biến thanh một tập đoàn thống trị để thay nhau đè đầu cưỡi cố dân ta từ trên nửa thế kỷ qua. Phóng trí tưởng tượng xa hơn, anh nêu lên một mối nguy lớn khác cho trên 90 triệu đồng bào ngày nay là nếu vô phúc cái “tên đẹp nhất” ấy lai là tên một anh Tàu phù thì sao?
Huỳnh Quốc Huy thảng thốt kêu lên:
“Nó sẽ cực kỳ nguy hiểm!… Nhưng tôi chỉ ví dụ thôi… xin đừng suy diễn (cười)”
Về tình cảm yêu thương, một thứ tình cảm tự nhiên như hơi thở của con người cũng bị bọn phù thủy, bọn Quỷ Chúa này hà hơi tiếp sức để biến thành những thứ tình cảm bệnh hoạn, không hề có trong đời thường. Đó là thứ tình cảm gượng ép được bọn bồi bút dùng ma thuật pha chế để dành cho lãnh tụ, cho giai cấp.
Sau khi nêu lên câu hỏi “Các anh chị đã từng nghe bài hát này chưa?”, với nét cười nhạo báng, Huỳnh Quốc Huy cất tiếng hát:
“’Đêm Trường Sơn, chúng ta nhìn trăng, nhìn cây càng về khuya như có vẻ bâng khuâng, chúng cháu thấy… bùng, bùng, bùng… Bác như thể đã đến nơi này…’
Ghê không các anh chị? (cười nửa miệng. Lanh tanh).
Các anh chị thử nghĩ xem những chàng thanh niên trai trẻ của Hà Thành, thủ đô thanh lịch ngàn năm văn hiến nghe theo tiếng gọi của Pắc-Pó, họ khoác ba-lô, đội nón cối, xỏ dép râu lội bộ xuyên rừng Trường Sơn xa xôi cách trở.Nửa đêm thanh vắng, họ ngồi bên nhau ngắm cảnh vật chung quanh, tôi đố quý anh chị khi ấy họ nhớ tới ai, và mong mỏi điều gì?”
Im lặng một giây để mọi người suy nghĩ, anh cười khan rồi tự trả lời:
“Văn Hóa Ngợm cố tình nhồi vào tim óc họ phải mong có ‘Bác’ ngồi kế bên!
Kinh khiếp không các anh chị?!”
Phân tích tâm lý, tình cảm của con người bình thường, không bị lệch lạc, bệnh hoạn, anh cho rằng, vào những giây phút như thế những đối tượng đầu tiên khiến họ phải nhớ tới là gia đình. Họ sẽ nhớ cha mẹ, ông bà, bè bạn, bà con lối xóm và quang cảnh phố phường Hànội về đêm.
Riêng với những người trai trẻ, bên cạnh tình cảm gia đình, họ không thể không nhớ tới hình bóng những bông hoa biết nói của Hà thành thanh lịch. Nếu đã yêu họ cũng không thể không nhớ tới người yêu. Đấy là tình cảm chung của con người, là tâm trạng chung rất bình thường của những con người bình thường phải có.
Nhìn thẳng về hướng trước mặt, anh cười gằn rồi cất tiếng hỏi lớn:
“Bộ bị biến giống hay sao mà cả một bày đực rựa ngồi giữa dãy Trường Sơn ngắm trăng mà chỉ tưởng tượng kế bên có ông già râu?”
Anh giơ cao hai tay lên rồi thảng thốt kêu:
 Trời ơi là Trời?! Trong khi cái ông già râu đó không có một chút liên hệ họ hàng thân thích gì với họ! Thế thì cái Văn Hóa đó là thứ Văn Hóa gì. Đó chính là thứ Văn Hóa bệnh hoạn!… Nói tới đây tư nhiên tôi muốn nhuốm bệnh rồi các anh chị ạ!”
Với trí thông minh, tài ăn nói lưu loát, với nhiệt tâm của tuổi trẻ thêm vào lòng yêu nước muốn thông truyền những hiểu biết của mình về nguy cơ mà thế hệ trẻ sẽ mắc phải, Huỳnh Quốc Huy phân tích cặn kẽ những xảo thuật mà từ hơn nửa thế kỷ qua cho đến hôm nay đảng và nhà cầm quyền CSVN vẫn không ngừng áp dụng. Theo suy nghĩ của anh, với thái độ u mê, hoang tưởng, hãnh tiến, tham lam, độc ác và ích kỷ, họ không chỉ ngừng lại sau khi xâm chiếm được miền Nam năm 75… mà họ còn nuôi mộng đẩy con em chúng ta mơ tới chuyện một ngày nào đó sẽ đi chinh phục Sydney của Úc, Luân Đôn của Anh, Nữu Ước của Hoa Kỳ và Paris của Pháp.
Dĩ nhiên ai cũng hiểu đây chỉ là cách “cách miêu tả cố tình” của người trẻ họ Huỳnh đế nhấn mạnh tới cái căn tính hoang tưởng nẩy mầm từ căn bệnh thâm căn cố đế của những đồ tử đồ tôn chủ nghĩa Mác-xít/Lê-nin-nít mà ông Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ từng nói tới. Đó là “bệnh kiêu ngạo cộng sản”. Có điều đây là thứ kiêu ngạo nằm trong “sách lược”, trong “qui trình” dùng phương sách ám thị để biến giới trẻ thanh âm binh để dễ dàng si khiến. Bởi vì những chuyện phi lý như thế bản thân tập đoàn Ba Đình đủ khôn lỏi để không bao giờ tự mình làm, nhất là không khi nào cho con cháu của chính họ làm[1]. Anh nói:
“Con cháu của các anh chị sẽ bị biến thành những con người dữ dằn như vậy đó! Các anh chị có thích, có muốn điều đó xảy ra không. Phần tôi, chắc chắn tôi không thích.
‘Giết giết nữa, bàn tay không ngơi nghỉ’
Trên đời ai không có ước mơ. Nhưng mà nói các anh chị hay, những tên đầu sỏ ngu dốt, tàn nhẫn, độc ác ấy chúng nuôi những giấc mơ kinh hoàng lắm. Có thể nó đang nuôi tham vọng đẩy con cháu chúng ta một ngày nào đó chiếm Donald Trump Tower sau khi bắt ông Tổng thống Trump của nước Mỹ đi cải tạo!”
Vẫn với mục tiêu vạch trần cho mọi người nhận chân bộ mặt thật tàn ác của Hànội trong sách lược triệt hủy những giá trị Văn Hóa Nhân bản biết bao đời tiền nhân ta đã dày công bồi đắp –cụ thể là Hai Mươi Năm Văn Học/Nghệ Thuật của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa Miến Nam- Huỳnh Quốc Huy đã nhắc tới hành vi man rợ “phần thư, khanh nho”, tức là “đốt sách chôn nhà nho” của Tần Thủy Hoàng trước công nguyên. Dựa vào sử ký của Tư Mã Thiên, anh cho hay, sau khi thống nhất nước Tàu thuở ấy, bạo Chúa Tần Thủy Hoàng đã ra tay diệt trừ tận gốc mọi quyền tự do của người dân –trong đó có quyền tự do ngôn luận không ngoài mục tiêu diệt khẩu trước khi xuống ta “đốt hết sách vở và chôn sống cả một thề hệ Nho gia”.
Theo cách nhìn man rợ của Tần Thủy Hoàng lúc bấy giờ thì giới trí thức đã dùng sách vở, dùng Văn Hóa để tạo phản, chống lại triều đình nhà Tần. Do đó họ phải thiêu hủy toàn bộ sách vở vả sát hại các nhà nho để triệt mầm hậu họa. Anh  nói:
“Chính sách bất nhân, phi văn hóa này thực hiện từ năm 213 trước công nguyên, qua đó, tất cả kho tàng văn học, sách vở bị đốt hết, các nho gia bị tàn sát để nhà Tần rảnh tay xây dựng một Văn Hóa mới theo ý họ. Cuối cùng rồi sao các anh chị? Họ đã dựng nên một thứ Văn Hóa phi nhân… biến con người thành những ‘Con Ngợm’”
Đấy là chuyện nước Tàu dưới thời bạo Chúa Tần Thủy Hoàng.
Người bạn trẻ họ Huỳnh kéo những người đang theo dõi dòng tư tưởng của anh về với cảnh ngộ đất nước chúng ta đầu hậu bán thế kỷ 20 vào những năm 54/55 sau khi đất nước bị chia đôi, nửa phía Bắc đặt dưới sự thống trị của cộng sản. Tất cả những gì liên quan tới những giá trĩ, những vốn liếng tinh thần, đạo đức của tiến nhân ta –bao gồm sách vở và những công trình kiến trúc của triều đình nhà Nguyễn và văn minh của người Pháp để lại đều bị thiêu hủy, đập phá tan hoang. Anh nói:
“Thưa các ông bà miền Bắc, tôi nói như vậy có đúng không? Hầu hết những gì mà họ gán cho là tàn tích của phong kiến, thực dân đều bị họ phá sạch, đốt sạch!”
Sau tháng tư năm 1975, chiếm được miền Nam, họ tiếp tục chủ trương phải xóa bỏ tận gốc rễ điều họ cho là nọc độc của tư tưởng Văn Hóa thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ.  Theo những tài liệu có được trong tầm tay, anh ước tính có tới 180 triệu cuốn sách, bao gồm sách ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng La Tinh đã bị thiêu hủy. Vẫn theo anh, không ít gia đình trí thức ở Sàigòn lưu trữ cả ngàn cuốn sách đã bị bọn CS Bắc Việt với sự tiếp tay của nhóm chó săn 30 tháng tư ở miền Nam tiếp tay xông vào đốt hết!
Mời độc giả theo dõi tiếp bài 3 kỳ tới trong loạt bài nhận định nội dung clip video của Huỳnh Quốc Huy nói về nền Văn Hóa ‘Ngơm’ của đảng và nhà nước CSVN.
Nam California, Hoa Kỳ Thứ Ba 14-3-2017
[1] Ở phần cuối bài chia sẻ, Huỳnh Quốc Huy sẽ cho thấy rõ hơn.

Trong bài nhận định thứ ba người viết sẽ có dịp trích dẫn và bàn sâu vào vấn đề này.