Gặp lại Phạm Xuân Ẩn, điệp viện cộng sản (bài của Đặng Văn Nhâm)
SAU 30 NĂM GẶP LẠI BẠN PHẠM XUÂN ẨN, VIÊN TƯỚNG ĐIỆP BÁO
TÀI BA LỖI LẠC CỦA CSVN ĐÃ NÓI GÌ VÀ LÀM GÌ ?!
ĐẶNG VĂN NHÂM

Phạm Xuân Ẩn, thiếu tướng tình báo chiến lược của CSBV và người bạn năm xưa Đặng Văn Nhâm. Hình chụp trong sân trước tư thất của anh Phạm Xuân Ẩn nhân một ngày trước Tết năm ” con Gà”!
Mấy năm trước đây, khi về nước, tôi đã có dịp gặp lại một vài người quen cũ ở Sài Gòn. Trong số có Sơn Nam, Vũ Ngọc Nhạ
( trước khi anh qua đời) và Phạm Xuân Ẩn…
Trong lúc chuyện trò, tôi đã không khỏi ái ngại, khi thấy ai cũng tỏ vẻ đăm chiêu, giữ gìn, và dè dặt trước một đe dọa vô hình ám ảnh nặng nề. Nhưng người nào cũng không nén được giọng ngậm ngùi cho thân phận mình và sót sa bất lực trước tình hình chung của đất nước.
Năm 2002 tôi về Sài Gòn tình cờ gặp lại anh Phạm Xuân Ẩn, viên tướng tình báo hồi hưu đang ngồi uống cà phê với Ngô Công Đức ở nhà hàng Givral, trước trụ sở quốc hội ngày xưa, chẳng khác nào lúc anh hãy còn là một ký giả cho các báo ngọai quốc cùng với Cao Dao, Già Vượng Ng. Văn Vượng) và Nguyễn Thanh Yên , cựu sinh viên du học Pháp, tốt nghiệp kỹ sư hóa học (và vợ con đã đi cùng tàu TX với tôi đến Hồng Kông)…
Hôm ấy, trong chỗ đông người và có Ngô Công Đức, tuy cùng là thân hữu, song chúng tôi vẫn không tiện chuyện trò riêng tư, nên hôm sau tôi đi một mình đến nhà anh ở đường Lý Chính Thắng (đường Yên Đỗ cũ).
Hôm ấy sắp Tết nguyên đán, vừa bước qua cánh cổng khung sắt sét rỉ, bọc tôn dợn sóng, theo chân anh vào vườn, tôi đã nhác thấy đồ đạc trong nhà anh rất bừa bộn ngổn ngang. Anh hiểu ý tôi, nên vội giải thích ngay:
– Ê, bao nhiêu năm rồi nhà mình không sơn phết gì cả, trông dơ bẩn lắm. Bây giờ nhân dịp Tết, mình mới bày ra…còn lộn xộn, ở trỏng hôi mùi sơn chịu không nổi đâu…Vậy, tụi mình ngồi tạm ngòai vườn, dưới bóng cây này nói chuyện cho thỏai mái, chịu không?
Tôi đáp:
– Gặp nhau để hàn huyên chuyện trò mới quan trọng…Ngồi ngòai này, không ai lai vãng quấy rầy càng tốt chớ sao!
Lúc bấy giờ anh Ẩn đang mặc trên người độc nhất một chiếc áo thung lá mỏng te đã ngả màu cháo lòng, với chiếc quần kaki cũ, để khuân vác và sơn phết, nên anh ngỏ ý muốn thay đồ, tôi gạt đi luôn vì sợ mất thì giờ vô ích.
Chúng tôi vừa ngồi xuống mấy chiếc ghế đá trong ngôi vườn nhỏ trước sân nhà, là một biệt thự cũ, xây cất từ thời Tây, khá rộng rãi. Tôi mở đầu câu chuyện trêu ghẹo anh ngay:
– Trước khi đến thăm anh, tôi cứ nghĩ: với quân hàm cấp tướng, dù sao tối thiểu anh cũng phải có một chiếc xe và một tên lính hầu…
Nhưng, nãy giờ tôi chẳng thấy một tên gia nhân nào, cả xe cộ cũng không?
Anh cười rất hồn nhiên và trả lời hóm hỉnh theo bản tính:
– Xe à? Có chứ! Đấy chiếc xe đó…
Miệng nói, tay anh vừa chỉ cho tôi thấy một chiếc xe gắn máy hiệu Suzuki sơn đen, cũ xì, đầy sét rỉ lở chóc loang lổ. Có lẽ cây chống của nó đã liệt rồi, nên phải dựng nghiêng bên vách tường.. Anh nói tiếp:
– Lâu nay mình cũng ít đi ra ngòai.Thỉnh thỏang cần chạy tới chỗ nọ chỗ kia một chút, mình cứ leo lên chiếc xe gắn máy đó là tiện nhất!
Tôi cười, ngầm hiểu ý anh. Tôi hỏi thẳng vào vấn đề:
– Từ sau 1975 đến nay, dưới chế độ này, anh có làm gì nữa không?
– Không. Mình chẳng làm gì cả!
Tôi ngạc nhiên hỏi thêm:
– Như vậy là họ không cho anh làm gì hết, hay tự anh không muốn làm?
Ra vẻ suy nghĩ đắn đo trong một thóang thật nhanh, anh chậm rãi trả lời tôi bằng giọng bông đùa hóm hỉnh cố hữu:
– Kể ra thì họ cũng có mời mình làm việc đấy chứ. Nhưng, mình đã nói thẳng với họ là:
” Trong thời buổi này, tôi có biết gì đâu mà làm. Còn những việc tôi có thể làm được, thì các anh lại cấm hết cả rồi!”…
Tôi biết anh giỡn chơi có hàm ý, nhưng vẫn thắc mắc hỏi:
– Những việc ấy là gì vậy?
– Thì lúc bấy giờ họ cũng đã hỏi mình một câu giống hệt như cậu vừa hỏi mình đó.
Để trả lời, mình đáp:” Trong đời tôi chỉ biết rành có hai việc là: nuôi chó Berger và đá gà hay đá cá lia thia!…
Nuôi chó thì sau ngày thống nhất đất nước, đến người còn đói meo, phải ăn độn bo bo, nên các anh đã cấm.
Còn việc đá cá lia thia và đá gà, các anh cho là trò cờ bạc, nên cũng đã cấm luôn. Thế là hết, tôi còn biết gì khác nữa đâu mà làm!”
Chợt tôi nhớ đến dư luận trong giới anh em cầm bút ở thành phố HCM lúc bấy giờ, tôi vội hỏi anh ngay kẻo quên mất:
– Tôi nghe nói anh sắp cho ra đời quyển hồi ký của anh…
Anh vội cải chính ngay:
– Ồ, làm gì có chuyện đó. Mình không viết. Nhưng nghe đâu có người đã viết một quyển sách nói về mình…
– Đúng rồi, tôi nghe anh em ngòai phố kháo nhau hình như tác giả là một phụ nữ và quyển sách có cái tên lòng thòng là…
” Cuộc đời một người như tên gọi” hay sao đó.
Tuy anh không viết, nhưng chắc anh cũng phải cung cấp dữ kiện thì người ta mới có chất liệu mà viết chứ?
– Không. Mình cũng chẳng tiết lộ chuyện gì với ai cả. Có lẽ họ chỉ sưu tầm, cóp nhặt tài liệu đâu đó thôi…<
Tôi xoay sang chuyện khác:
– Thời gian gần đây, ở nước ngòai, tôi có nghe một vài người bạn đồng nghiệp Mỹ của anh ngày xưa nói họ muốn anh viết hồi ký để họ giúp việc xuất bản và ấn hành ở ngọai quốc. Vậy, mấy người đó có liên lạc gì với anh không?
– Có! Họ có tiếp xúc với mình và đề nghị viết hồi ký, kể lại mọi họat động của một điệp viên trong bóng tối ở VN…
Nhưng mình đã từ chối ngay.
– Tại sao? Tôi hỏi.
– Rắc rối và nguy hiểm lắm.Trong thời gian mình họat động đã có nhiều liên hệ với một số nhân vật gồm cả Anh, Thái, Phi, Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc, Nam Dương…
Trong số có người đã chết rồi, nhưng nhiều người vẫn đang còn sống và đang giữ chức vụ quan trọng ở nước họ, nếu mình kể ra những liên hệ của họ thì tai hại cho họ ghê lắm. Bởi thế, mình giữ im lặng là tốt nhất!…
Trước khi chia tay, tôi bịn rịn nhìn anh chăm chú, thấy tóc anh đã thưa và bạc ít nhiều.
Mặc dù anh chỉ lớn hơn tôi một vài tuổi, nhưng trông anh có vẻ đã già hơn tuổi và gầy ốm, mệt mỏi.
Tôi chợt nhớ lại, thuở còn là học trò, khi xảy ra vụ ” Trò Ơn” (9.1. 1950), nếu trí nhớ tôi không kém, lúc đó anh đang học ở Collège Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho.
Còn tôi đang học ở Lycée Pétrus Ký, Sài Gòn, và đã trực tiếp tham gia cuộc biểu tình ngày 9.1.50, trước dinh thủ hiến Trần Văn Hữu.
[ * Muốn biết đầy đủ chi tiết, xin xem hồi ký “ ĐỜI TÔI” của ĐVN, đã phát hành khắp nơi ].
Sau đó, với lòng yêu nước nhiệt thành của một thanh niên sắp vào đời, anh đã được móc nối để cuối cùng trở nên một điệp viên đã lập được nhiều kỳ công quan trọng. Còn tôi, cũng đã tham gia kháng chiến, nhưng tôi chỉ vào chiến khu một thời gian không lâu, rồi lại trở ra ngay và từ đó không còn trực tiếp can dự gì vào cuộc chiến nồi da sáo thịt ấy nữa!
Bây giờ, về nước gặp lại anh, một người cùng thế hệ, trước tình cảnh chung còn đầy đau khổ của dân tộc, tôi tự hỏi: những người trí thức, tiến bộ, có tấm lòng chân thành đối với vận mệnh đất nước từ thuở thanh niên như anh không hiếm. Nhưng chẳng lẽ cuối cùng ai cũng đều chỉ còn biết có hai việc đã bị nhà nước cấm tiệt là: Nuôi chó kiểng,đá gà và đá cá lia thia !( còn nuôi chó thịt , để bác và đảng nấu rựa mận thì rất đúng chính sách và đường lối của đảng ta…)!
Nên biết: lương tháng của một ông tướng CSVN hồi hưu chỉ có 960.000 đồng bạc Hồ mà thôi. Tức trị gía khoảng hơn 60 USD!
* ĐÔI LỜI NÓI THÊM CỦA TÁC GIẢ:
Ngoài tôi, có lẽ không ai khác, kể cả các nhà báo Mỹ ở Sg lúc bấy giờ, được biết :
“ Tại sao điệp viên Phạm Xuân Ẩn chuyên nuôi chó Berger Allemagne rặt giống (pure race) và chỉ chơi đá cá lia thia, và đá gà“?
– Theo tôi biết, anh Ẩn nuôi nhiều chó Berger, đã được huấn luyện kỹ như quân khuyển của Mỹ. Mục đích của Ẩn, chỉ cốt dùng chó để giữ nhà và báo động mỗi khi bất thình lình có kẻ lạ mặt lai vãng hay xuất hiện gần nhà, nhất là về đêm. Ban ngày, nếu làm việc ở văn phòng , trên lầu khách sạn Continental, bên hông quốc hội, luôn luôn cũng có một con Berger đi theo, nằm im dưới gầm bàn, để bảo vệ chủ. Thỉnh thoảng, rảnh rỗi, anh cũng xuống nhà hàng Givral ngồi tán láo với bạn bè và đồng nghiệp (đôi khi còn có cả BS Trần Kim Tuyến, nguyên trùm Mật Vụ thời đệ nhất CH miền Nam , Thượng nghị sĩ Thái Lăng Nghiêm, các ký giả Cao Dao và Ng. Văn Vượng v.v…) con chó ấy cũng theo anh vào nằm ngoan ngoãn dưới chân ghế của anh, nhưng đôi mắt quan sát khôn lanh của nó vẫn luôn luôn theo dõi các khách ra vào. Như vậy, tôi biết Ẩn đã bố trí khá kỹ, phòng ngừa bị an ninh phát giác bất ngờ ,để có đủ thời gian thoát thân vọt ra khu bằng mọi giá, nhất định không chịu để bị bắt, theo đường giây an toàn đã bố trí sẵn 24/ 24….<
( Nên biết thêm: Trong người PXA lúc nào cũng thủ sẵn 1 viên Cyanure để tự sát cấp kỳ!)
Chơi đá gà và đá cá lia thia. Đây là trò giải trí miệt vườn,không tốn kém bao nhiêu mà nhiều người dân liền Nam , từ trẻ đến già đều ưa thích. Thuở còn là học sinh, tôi cũng thú vị với mấy trò chơi quê mùa , rẻ tiền này. Ngoài ra, chơi đá dế mỗi tối tôi còn đi bắt dế, thường là dế mun (đen bóng) hay dế lửa (màu nâu đỏ) nuôi trong những cái hộp nhỏ.Thường là hộp quẹt. Nhưng mục đích của Ẩn lại khác hẳn. Anh không có thì giờ để làm như tôi, mà hay đi ra khỏi thành phố bằng chiếc xe Citroen, Deux Chevaux, mui vải , cũ xì, trông rất giản dị, chẳng mấy ai buồn chú ý làm gì. Những nơi anh đến để coi đá cá , hay đá gà…thường là những tụ điểm thuộc vùng Phú Lâm hay Củ Chi, nhất là khu 18 thôn Vườn Trầu, vì nơi đây có nhiều nông dân kiêm nghề nuôi đủ loại gà chọi- còn gọi là gà nòi – để Ẩn gặp giao liên hay cán bộ cao cấp nằm vùng mà không sợ bị tình nghi hay theo dõi.
Trên cả 2 mặt này, tôi đều có sở thích như Ẩn. Nhà tôi tuy không rộng, nhưng vẫn có một khuôn sân đủ để nuôi 1 cặp Berger, 1 con chó nhỏ giống Pekingi , mắt lồi mõm tẹt, lông dài màu vàng trông như con Lân và mấy chuồng gà nòi với gà tre để làm kiểng… Chính Ẩn đã chỉ cho tôi chỗ mua chó, cách lựa chó và nuôi chó. Hai đứa con trai nhỏ của tôi- Đặng Kỳ Thụy và Đặng Kỳ Tú- lúc bấy giờ cũng giống sở thích của bố và bác Ẩn. Ngoài giờ học và tập võ Tea Kwon Do, anh em chúng nó đều bận rộn với chó, mèo và gà chọi với gà tre…
Sau khi đọc xong đoạn kể chuyện ngắn gọn trên đây, bạn sẽ nghĩ gì về cuộc đối thoại và cung cách mấy tên lãnh đạo cao cấp CSVN đã mời Phạm Xuân Ẩn tham gia chính quyền của riêng chúng nó, một lũ ngu phu, tục tĩu, hèn hạ và cực kỳ tham lam sau một thời gian dài đói khổ trong rừng, trong bụi, nhưng bản chất lại vô cùng lì lợm, trơ trẽn, phét lác và gian sảo, trộm cắp, cướp giựt đến vô liêm sỉ , nhưng ngược lại cứ tỏ ra cái gì cũng biết?!
Thí dụ như khi mới vào Nam , cướp phá, dám hãnh diện khoe, “ ngoài Bắc cà rem thừa mứa, ăn không hết phải đem ra sân phơi khô để ăn dần…, tủ lạnh, ti vi chạy đầy đường v.v…
Lúc bấy giờ, trong thâm tâm có lẽ Phạm Xuân Ẩn đã đau đớn sót sa thấm thía vô cùng. Nỗi đau sót trong tâm can đó nay đã hiện lên nét mặt già nua, đăm chiêu, khắc khổ của người bạn năm xưa , trước 30.4. 1975, lúc nào cũng linh hoạt, đùa cợt vui tươi..
Bây giờ nhìn ảnh của Ẩn (in kèm bài này) đã chụp chung với tôi , chắc bạn đọc có thể nhìn ra điều ấy. Hiển nhiên anh đã bừng tỉnh ngộ và đã sáng mắt ra với muôn ngàn hối hận. Anh hối hận vì đã phí phạm cả tuổi thanh xuân để sống cuộc đời đầy lo âu, sợ hãi triền miên từng giây phút, ngày cũng như đêm, để phục vụ cho một tà thuyết phi nhân của một lũ yêu tinh, ác quỷ đội lốt người.
Bọn Việt Gian này còn công khai chủ trương “ mãi quốc cầu vinh“.
Trong Nam, ở Sài Gòn, tôi với anh đã biết nhau và đồng cảm trong tinh thần chống thực dân Pháp từ cuộc biểu tình của toàn thể sinh viên học sinh ngày 9.1. 1950, trước dinh thủ tướng Trần Văn Hữu, vốn là cựu dinh của Thống Soái Nam Kỳ , nằm trên đường La Grandière.
Sau, đến thời đệ nhất CH miền Nam VN, TT Ngô Đình Diệm đổi tên là dinh Gia Long. Cuộc biểu tình vĩ đại này , còn có tên Trần Văn Ơn, vì học sinh Trần Văn Ơn đã bị bắn chết, kéo theo một cuộc tổng đình công , tổng bãi thị, bãi khóa… trên toàn quốc..
Sau đó, vì bị “ bao bố nhìn mặt“, và bị Sureté Tây ở bót Catina bắt bớ tra tấn liên tục – chẳng khác nào hoàn cảnh của chị Phạm Ngọc Thảo! – nên tôi đã phải trốn vào chiến khu một thời gian. Trong khi đó, ngược lại, anh Ẩn được bố trí cho đi học ở ngoại quốc
Chính vì đã sống trong bưng biền Nam bộ một thời gian, trước hết là khu 7, rồi khu 8, cuối cùng xuống khu 9, nên tôi đã tỉnh ngộ và đã sáng mắt ra trước anh Ẩn rất lâu. Từ thuở đó, tôi đã có dịp chứng kiến các hành vi man rợ của bọn Cộng An CS cùng với giọng lưỡi tuyên truyền cực kỳ sảo trá và hành động gian manh,tráo trở của bọn CS chung quanh mình. Còn anh Ẩn, mãi đến sau ngày 30.4.75 mới có dịp phát hiện ra chân tướng gian ác, phi nhân tính của bọn CSVN.
Tuy đã muộn, nhưng theo tôi, vẫn còn khá hơn, nếu anh được trời cho thêm tuổi thọ, sống đến bây giờ , anh sẽ phải chứng kiến cảnh đất nước điêu linh, giặc Tàu chiếm đất , chiếm biển đảo, dân chúng nghèo đói tả tơi, xã hội đầy rẫy băng đảng tội ác được bọn công an nhân dân phường xã yểm trợ, bảo vệ, chia chác gần như công khai. Trộm cướp diễn ra như rươi hằng ngày, khắp mọi nơi, trong khi bọn lưu manh, Việt gian, phản quốc, tham nhũng gồm 4 tên đầu sỏ Trọng, Sang , Hùng, Dũng…lãnh đạo cao cấp đảng CSVN, chỉ chuyên chú vào mục tiêu, tham nhũng, chiếm công vi tư, bóc lột quần chúng và đua nhau bố trí con cháu, giòng họ , bà con nội ngoại của chúng vào các chức vị quan trọng để chờ ngày kế nghiệp, tiếp tục đè đầu cỡi cổ trấn lột dân tộc này đến vô tận!
Trong bọn này, tên lưu manh, Việt Gian Ng. Tấn Dũng đã tỏ ra tham lam vô liêm sỉ nhất!
Đặc biệt đáng quan tâm nhất là hiện thời Ng. Tấn Dũng đã và đứa con gái, tên Ng. Thanh Phượng của anh ta đã thiết lập được một „SÂN SAU “ rất đồ sộ, bền vững tại Mỹ.
Chuyện này sẽ được kể tiếp trong một bài sau.
ĐẶNG VĂN NHÂM