Thành phần thứ ba


 
Trong cuộc sống lứa đôi  dư luận xem người thứ ba xuất hiện chen  giữa mối quan hệ hai người  là kẻ phá hoại hạnh phúc,phá vỡ bình yên .Nhưng trong chiến tranh  , đấu tranh chính trị  „Thành phần thứ ba“  thường được xem là thành phần „hòa giải „.
„Cái tên gọi “lực lượng thứ ba” (tiếng Anh là “Third Force”) đã có từ những năm đầu của thập kỷ 60 và đã được sử dụng ở nước ngoài cho đến những năm đầu thập kỷ 70. Jean-Claude Pomonti, một phóng viên của báo Le Monde bên Pháp đã viết là tên gọi “lực lượng thứ ba” được dùng năm 1960 sau khi một nhóm 18 chính khách chống chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chống Cộng, họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn và đưa ra một bản tuyên ngôn đòi “giải phóng” và đòi ông Diệm chấm dứt chế độ gia đình trị.[2]
André Menras, một giáo viên người Pháp có tham gia phong trào đô thị ở Sài Gòn, nói rằng một lực lượng thứ ba là “một phong trào hòa bình đã hình thành và lớn mạnh từ năm 1963 trong cuộc đấu tranh chống các chính sách của Ngô Đình Diệm.”[3] Theo một số nhân vật trong phong trào phản chiến của Mỹ thì tên gọi “lực lượng thứ ba” hay “giải pháp thứ ba” (Third Solution) đã được nhiều người trong phong trào đô thị miền Nam dùng từ năm 1965.[4]
Tên gọi “thành phần thứ ba” thì theo ký giả Jacques Decornoy của báo Le Monde đã xuất hiện vào mùa thu năm 1969 với một nhóm người chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và đi theo hướng hòa giải dân tộc mà ông Dương Văn Minh được coi là đại diện.

Decornoy dùng  từ “troisième composante” (tức “thành phần thứ ba”).[5]
Theo hồi ký của Nguyễn Hữu Thái, người đã giúp phần tác động ông Dương Văn Minh đơn phương ngừng bắn và dẫn ông Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975 để ghi âm và phát lời tuyên bố đầu hàng“ thì :
„Trong lúc này [từ cuối năm 1968] tôi tiếp xúc được với những bạn bè đối lập chính quyền và bắt đầu viết cho những tờ báo có khuynh hướng hòa bình, hòa giải dân tộc. Họ là một nhóm dân biểu Quốc hội Sài Gòn chống đối lại tướng Nguyễn Văn Thiệu, ngả theo đường lối hòa giải dân tộc của tướng Dương Văn Minh, trong số họ có người móc nối phối hợp hành động với phía Mặt trận Giải phóng
( trích từ:  http://hoagiai.vn/2011/06/vai-nhan-xet-ve-%E2%80%9Cthanh-phan-thu-ba%E2%80%9D-va-%E2%80%9Choa-hop-hoa-giai-dan-toc%E2%80%9D-phan-1/)


Và “ Mặt Trận Giải phóng”  đã kêu gọi :Đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.Điểm nhận xét ở đây là lời kêu gọi không phân biệt xu hướng chính trị nhưng thực chất đây là một tổ chức được thành lập theo yêu cầu chiến tranh của Đảng Lao động Việt Nam và những người có lập trường thân cộng sản đấu tranh cho thống nhất đất nước trong cuộc chiến tại miền Nam“.


Sau 1975  không còn một đảng phái hay một  thành phần thứ ba nào được phép tồn tại trừ Đảng Lao động VN hay  chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Qua diễn biến lịch sử cho thấy   „ Thành phần thứ ba „ có  3 đặc điểm nổi bật:

1)     Chủ trương vận động quần chúng tập hợp lại thành một khối,dưới sự lảnh đạo của họ, nhưng  luôn vẫn bảo  tổ chức đó không có chính kiến,không đảng phái.

2)  Tán thành  hay thỏa hiệp ngầm với chủ thuyết Cộng sản VN  qua phương thức   „ Hòa giải hòa hợp“  với  đảng Cộng sản VN.

3)  Do từ  thưở mới thành lập „ Thành phần thứ ba“  đã  có  hướng ngã về  chủ nghĩa Cộng sản ,nên sau nhiều diễn biến lịch sử dù đã  nhận  ra đó chỉ là một chủ nghĩa hảo huyền ,mang tính sắt máu qua  màu cờ đỏ  thì họ  vẫn  dễ dàng  „hòa giải hòa hợp „ với màu cờ đỏ  .
Và  vì xưa kia đã đối kháng ,chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa nên  „ Thành phần thứ ba „ khó có thể „ hòa giải hòa hợp „ với màu cờ vàng.

Qua diễn biến xã hội  Việt nam hiện nay chúng ta thấy nhóm „ Thành phần thứ ba“   trước kia  đã phân hóa thành hai nhóm :

1)  „ Thành phần thứ ba“ mang trái tim hướng thiện ,không đồng lõa với  tội ác,bất công  ,đã nhận thấy  rõ tội ác của Chủ Nghĩa Cộng Sản nên  không nhắc đến  „ Hòa giải hòa hợp „   với chủ nghĩa Cộng Sản.Họ lên tiếng chỉ  rõ  những sai trái của nhà cầm quyền ,có những bài viết đòi hỏi nhân quyền,  mong muốn  Đảng Cộng Sản VN giải thể  ,tiến tới đa đảng để có  dân chủ .Nhưng  họ tránh đấu tranh trực tiếp thường chuyển qua phương  thức  „Diễn biến hòa bình „

2)  „ Thành phần thứ ba“   vẫn giương cao ngọn cờ „ Hòa giải hòa hợp“ .
Họ  “ hòa giải “ trước  những sai trái của nhà cầm quyền,“hòa hợp“ cùng tội ác qua cách im lặng trước những tội ác do  nhà cầm quyền  dưới sự chỉ đạo của Đảng CS VN gây ra. 

Câu nói „Người ta chỉ có thể xây dựng những chiến lược thỏa hiệp và đầu hàng một cách thầm lặng.“ không đúng với „Thành phần thứ ba „này :
Ở hải ngoại  đây là những người  không thầm lặng mà rất ồn ào qua các  việc như : làm từ thiện,văn nghệ giao lưu,tổ chức kinh doanh v v..theo đúng chủ trương chính sách nhà  nước Việt Nam .Họ luôn  bảo tổ chức của họ không chính kiến,không đảng phái  nhưng thực tế họ đã   sẳn sàng „thỏa hiệp „ cùng  chế độ độc tài đương thời  .Qua  cách „ồn ào „ công khai  hợp tác cùng nhà cầm quyền đương thời  họ đã „ hòa giải „cùng tội ác  và chấp nhận duy trì  tình trạng  độc đảng ở Việt Nam.Họ có  thể hân hoan đi biểu tình trong một nước có tự do dân chủ nhưng vẫn chấp nhận nhà cầm quyền đương thời dù  đó  là một  nhà nước độc tài. Họ là nhóm  đúng theo định nghĩa:
Thành phần thứ ba” là những người có thừa nhiệt huyết và dũng khí để đấu tranh quyết liệt chống những chính quyền của những xã hội dân chủ nhưng thiếu sự can đãm tối thiểu để bảo vệ một sự công bằng căn bản nhất dưới những chế độ độc tài. Và như thế, dù không chủ ý, “thành phần thứ ba” đã bắc một nhịp cầu cho các chế độ độc tài như Cộng sản Việt Nam.
http://chungtoimuontudo.wordpress.com/2012/06/30/khanh-hung-thanh-phan-thu-ba-ho-la-ai/

Với  tính cách thích thỏa hiệp họ dễ dàng cắn vào miếng „ Bánh vẽ“ như nhà thơ Chế Lan Viên đã  ghi

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm…

(Bánh Vẽ-Chế Lan Viên)

Dương Hoàng Dung

Munich

19.10.2012